Theo tờ Forbes của Mỹ, một loạt báo cáo gần đây cảnh báo rằng, Quân đội Nga đang tập trung gần biên giới Ukraine và dường như có ý định hành động, nếu Quân đội Ukraine tiến công tổng lực vào khu vực Donbass ly khai.Cơ quan tình báo Mỹ cũng ước tính rằng hiện có 150.000 binh sĩ Nga được triển khai tại 4 địa điểm dọc biên giới; trong khi tình báo Ukraine ước tính số lượng binh sĩ Nga còn lớn hơn.Do đó, vấn đề Ukraine đã trở thành tiêu điểm mới nhất; mục tiêu chính của Nga dường như là ngăn Ukraine gia nhập NATO. Nếu Ukraine trở thành thành viên NATO, thì các lực lượng phương Tây có thể tiến gần hơn đến trái tim của Nga.Không còn nghi ngờ gì nữa, đội quân hùng mạnh của Nga có khả năng chiếm đóng Ukraine, đặc biệt là khu vực phía đông sông Dnepr. Kể từ sau sự cố Crimea năm 2014, xung đột giữa quân đội Ukraine và các lực lượng dân quân ly khai ở miền Đông Ukraine vẫn tiếp diễn cho đến nay.Tuy nhiên, các hành động quân sự của Nga cho đến nay dường như chỉ ngăn cản chính phủ Ukraine gia nhập NATO, thay vì thực sự chiếm đóng đất nước này. Dưới đây là 5 lý do khiến quân đội Nga khó có thể phát động một cuộc tấn công vào Ukraine.Đầu tiên là tránh rủi ro: Nếu hành động chiếm đóng, được thực hiện để chống lại một quốc gia có dân số 40 triệu và 4/5 dân số của quốc gia đó không phải là người Nga, điều đó sẽ mang lại sự bế tắc và cuối cùng gây nguy hiểm cho an ninh và sự ổn định của Nga. Thật không đáng để mạo hiểm như vậy. Thứ hai là cái giá phải trả cho việc chiếm đóng Ukraine là quá lớn. Nếu Nga chiếm một phần, hoặc toàn bộ lãnh thổ của quốc gia nghèo nhất và tham nhũng nhất ở châu Âu, thì nước này phải xây dựng lại một quốc gia đang phát triển không ổn định, đang phục hồi sau những mất mát do chiến tranh. Và gánh nặng này sẽ tiếp tục kéo dài vô thời hạn, sẽ mang lại chi phí lớn cho chính phủ Nga, và lợi nhuận thu về có thể rất nhỏ ; thậm chí là kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế Nga.Thứ ba là kích thích NATO. Gaffton, một chuyên gia địa chính trị cho rằng, nếu Nga tấn công Ukraine, các nước phương Tây sẽ coi Nga là mối đe dọa đối với châu Âu; đồng thời tin rằng Nga đã nối lại truyền thống bành trướng bạo lực trước đây và sẵn sàng đối đầu với phương Tây.Và sự hiếu chiến này của Nga, có thể khuyến khích lãnh đạo các nước phương Tây tăng chi tiêu quân sự và tăng cường chuẩn bị quân sự cho cuộc chiến với Nga. Do đó, một khi quân đội Nga tấn công Ukraine, có thể khiến các nước phương Tây có nhiều hành động quân sự hơn. Thứ tư là các hành động tấn công sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt không thể tránh khỏi. Mặc dù NATO không có khả năng cử quân đội để chống lại cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, nhưng các quốc gia thành viên của khối này sẽ tiến hành các biện pháp khắc nghiệt nhất để chống lại Nga. Trước đó, Nga đã bị Mỹ trừng phạt vì “Sự cố Crimea”, gần đây Mỹ đã phong tỏa dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 từ Nga đến Đức. Trong khi đường dẫn khí đốt qua ngả Ukraine, liên tục bị Ukraine đe dọa đóng van.Hiện nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, nếu phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt, các mặt hàng xuất khẩu này sẽ bị hạn chế nghiêm trọng và nền kinh tế Nga thực sự lâm nguy.Thứ năm là tình hình trong nước ở Nga. Các nhà lãnh đạo Nga phải cân nhắc phản ứng của người dân trong nước trước những thương vong trong cuộc chiến Ukraine; và Ukraine với sự hỗ trợ của phương Tây, cũng sẽ gây ra những tổn thất lớn cho các hoạt động quân sự của Nga. Cuộc chiến kéo dài ở Ukraine cũng có thể gây ra những thảm họa tương tự như những thảm họa do Liên Xô xâm lược Afghanistan vào cuối những năm 1970. Bởi vì người Nga, cũng như người Mỹ, không muốn để người thân của họ chết trong chiến tranh. Với những lý do như trên, do vậy cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có vẻ là hạ sách và bất khả thi. Sức mạnh hiện tại của Nga được tập hợp ở biên giới Ukraine, thậm chí không đủ để chiếm đóng khu vực phía đông sông Dnepr.Trừ khi Nga có những hành động lớn, nếu không việc Ukraine gia nhập NATO không có nhiều ý nghĩa; khi các quốc gia NATO hiện nay quá phụ thuộc vào sức mạnh và tiếng nói của Mỹ. Trong khi Mỹ đang phải căng mình đối phó với Trung Quốc tại khu vực địa chiến lược châu Á – Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo tờ Forbes của Mỹ, một loạt báo cáo gần đây cảnh báo rằng, Quân đội Nga đang tập trung gần biên giới Ukraine và dường như có ý định hành động, nếu Quân đội Ukraine tiến công tổng lực vào khu vực Donbass ly khai.
Cơ quan tình báo Mỹ cũng ước tính rằng hiện có 150.000 binh sĩ Nga được triển khai tại 4 địa điểm dọc biên giới; trong khi tình báo Ukraine ước tính số lượng binh sĩ Nga còn lớn hơn.
Do đó, vấn đề Ukraine đã trở thành tiêu điểm mới nhất; mục tiêu chính của Nga dường như là ngăn Ukraine gia nhập NATO. Nếu Ukraine trở thành thành viên NATO, thì các lực lượng phương Tây có thể tiến gần hơn đến trái tim của Nga.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đội quân hùng mạnh của Nga có khả năng chiếm đóng Ukraine, đặc biệt là khu vực phía đông sông Dnepr. Kể từ sau sự cố Crimea năm 2014, xung đột giữa quân đội Ukraine và các lực lượng dân quân ly khai ở miền Đông Ukraine vẫn tiếp diễn cho đến nay.
Tuy nhiên, các hành động quân sự của Nga cho đến nay dường như chỉ ngăn cản chính phủ Ukraine gia nhập NATO, thay vì thực sự chiếm đóng đất nước này. Dưới đây là 5 lý do khiến quân đội Nga khó có thể phát động một cuộc tấn công vào Ukraine.
Đầu tiên là tránh rủi ro: Nếu hành động chiếm đóng, được thực hiện để chống lại một quốc gia có dân số 40 triệu và 4/5 dân số của quốc gia đó không phải là người Nga, điều đó sẽ mang lại sự bế tắc và cuối cùng gây nguy hiểm cho an ninh và sự ổn định của Nga. Thật không đáng để mạo hiểm như vậy.
Thứ hai là cái giá phải trả cho việc chiếm đóng Ukraine là quá lớn. Nếu Nga chiếm một phần, hoặc toàn bộ lãnh thổ của quốc gia nghèo nhất và tham nhũng nhất ở châu Âu, thì nước này phải xây dựng lại một quốc gia đang phát triển không ổn định, đang phục hồi sau những mất mát do chiến tranh.
Và gánh nặng này sẽ tiếp tục kéo dài vô thời hạn, sẽ mang lại chi phí lớn cho chính phủ Nga, và lợi nhuận thu về có thể rất nhỏ ; thậm chí là kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế Nga.
Thứ ba là kích thích NATO. Gaffton, một chuyên gia địa chính trị cho rằng, nếu Nga tấn công Ukraine, các nước phương Tây sẽ coi Nga là mối đe dọa đối với châu Âu; đồng thời tin rằng Nga đã nối lại truyền thống bành trướng bạo lực trước đây và sẵn sàng đối đầu với phương Tây.
Và sự hiếu chiến này của Nga, có thể khuyến khích lãnh đạo các nước phương Tây tăng chi tiêu quân sự và tăng cường chuẩn bị quân sự cho cuộc chiến với Nga. Do đó, một khi quân đội Nga tấn công Ukraine, có thể khiến các nước phương Tây có nhiều hành động quân sự hơn.
Thứ tư là các hành động tấn công sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt không thể tránh khỏi. Mặc dù NATO không có khả năng cử quân đội để chống lại cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, nhưng các quốc gia thành viên của khối này sẽ tiến hành các biện pháp khắc nghiệt nhất để chống lại Nga.
Trước đó, Nga đã bị Mỹ trừng phạt vì “Sự cố Crimea”, gần đây Mỹ đã phong tỏa dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 từ Nga đến Đức. Trong khi đường dẫn khí đốt qua ngả Ukraine, liên tục bị Ukraine đe dọa đóng van.
Hiện nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, nếu phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt, các mặt hàng xuất khẩu này sẽ bị hạn chế nghiêm trọng và nền kinh tế Nga thực sự lâm nguy.
Thứ năm là tình hình trong nước ở Nga. Các nhà lãnh đạo Nga phải cân nhắc phản ứng của người dân trong nước trước những thương vong trong cuộc chiến Ukraine; và Ukraine với sự hỗ trợ của phương Tây, cũng sẽ gây ra những tổn thất lớn cho các hoạt động quân sự của Nga.
Cuộc chiến kéo dài ở Ukraine cũng có thể gây ra những thảm họa tương tự như những thảm họa do Liên Xô xâm lược Afghanistan vào cuối những năm 1970. Bởi vì người Nga, cũng như người Mỹ, không muốn để người thân của họ chết trong chiến tranh.
Với những lý do như trên, do vậy cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có vẻ là hạ sách và bất khả thi. Sức mạnh hiện tại của Nga được tập hợp ở biên giới Ukraine, thậm chí không đủ để chiếm đóng khu vực phía đông sông Dnepr.
Trừ khi Nga có những hành động lớn, nếu không việc Ukraine gia nhập NATO không có nhiều ý nghĩa; khi các quốc gia NATO hiện nay quá phụ thuộc vào sức mạnh và tiếng nói của Mỹ. Trong khi Mỹ đang phải căng mình đối phó với Trung Quốc tại khu vực địa chiến lược châu Á – Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest.