Đầu tiên là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 hay còn có tên Hán Việt là Đông Phong 5. Đây là loại tên lửa do Nhà máy 211 của Trung Quốc sản xuất, bắt đầu phục vụ trong biên chế Quân đội Trung Quốc từ năm 1981 tới nay. Nguồn ảnh: QQ.Tên lửa DF-5 của Trung Quốc tới nay đã có tổng cộng ba phiên bản bao gồm phiên bản DF-5A, DF-5B và DF-5C. Các phiên bản này có chiều dài 32,6 mét, đường kính 3,35 mét và nặng tổng cộng 183 tấn. Ảnh: Đầu đạn của tên lửa DF-5B. Nguồn ảnh: QQ.Tầm bắn của tên lửa DF-5 tuỳ từng phiên bản có tầm bắn từ 12.000 tới 15.000 km và có tốc độ tối đa lên tới... Mach 22. Loại tên lửa này có độ chính xác lệch tâm khoảng 800 mét - không là gì so với sức nổ tối đa lên tới 5 Megaton mà nó có thể mang lại. Nguồn ảnh: QQ.Tiếp đến là DF-31 hay Đông Phong 31. Đây là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa, có khả năng cơ động, ba pha phóng và mang theo được một đầu đạn sức nổ tương đương 1 Megaton. Nguồn ảnh: QQ.DF-31 bắt đầu được sử dụng trong biên chế Quân đội Trung Quốc từ năm 2007. Loại tên lửa này nặng tổng cộng 42 tấn và dài 13 mét. Điểm chết người của DF-31 đó là khác với DF-5, DF-31 có cơ cấu phóng di động được. Nguồn ảnh: QQ.Tầm bắn tối đa của DF-31 vào khoảng 8000 km cho tới 11.200 km tuỳ phiên bản. Hiện tại DF-31 có ba phiên bản bao gồm DF-31, DF-31A và DF-31B. Nguồn ảnh: QQ.Cuối cùng là loại tên lửa ít tiếng tăm ra đời từ năm 1975. Đây là loại tên lửa DF-4, được sản xuất bởi Nhà máy 211 và là một trong những tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên do Trung Quốc tự hoàn thiện. Nguồn ảnh: QQ.DF-4 có tổng trọng lượng 82 tấn, chiều dài 28,05 mét và có đường kính 2,25 mét. Loại tên lửa này có khả năng mang theo một hoặc ba đầu đạn, sức nổ tối đa lên tới 3,3 Megaton. Nguồn ảnh: QQ.Tầm bắn của DF-4 lên tới 7000 km và tính tới năm 2017, có ít nhất 15 tên lửa loại này đã được đưa vào sử dụng trong biên chế của Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ. Mời độc giả xem Video: Tên lửa đạn đạo DF-26 của Quân đội Trung Quốc.
Đầu tiên là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 hay còn có tên Hán Việt là Đông Phong 5. Đây là loại tên lửa do Nhà máy 211 của Trung Quốc sản xuất, bắt đầu phục vụ trong biên chế Quân đội Trung Quốc từ năm 1981 tới nay. Nguồn ảnh: QQ.
Tên lửa DF-5 của Trung Quốc tới nay đã có tổng cộng ba phiên bản bao gồm phiên bản DF-5A, DF-5B và DF-5C. Các phiên bản này có chiều dài 32,6 mét, đường kính 3,35 mét và nặng tổng cộng 183 tấn. Ảnh: Đầu đạn của tên lửa DF-5B. Nguồn ảnh: QQ.
Tầm bắn của tên lửa DF-5 tuỳ từng phiên bản có tầm bắn từ 12.000 tới 15.000 km và có tốc độ tối đa lên tới... Mach 22. Loại tên lửa này có độ chính xác lệch tâm khoảng 800 mét - không là gì so với sức nổ tối đa lên tới 5 Megaton mà nó có thể mang lại. Nguồn ảnh: QQ.
Tiếp đến là DF-31 hay Đông Phong 31. Đây là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa, có khả năng cơ động, ba pha phóng và mang theo được một đầu đạn sức nổ tương đương 1 Megaton. Nguồn ảnh: QQ.
DF-31 bắt đầu được sử dụng trong biên chế Quân đội Trung Quốc từ năm 2007. Loại tên lửa này nặng tổng cộng 42 tấn và dài 13 mét. Điểm chết người của DF-31 đó là khác với DF-5, DF-31 có cơ cấu phóng di động được. Nguồn ảnh: QQ.
Tầm bắn tối đa của DF-31 vào khoảng 8000 km cho tới 11.200 km tuỳ phiên bản. Hiện tại DF-31 có ba phiên bản bao gồm DF-31, DF-31A và DF-31B. Nguồn ảnh: QQ.
Cuối cùng là loại tên lửa ít tiếng tăm ra đời từ năm 1975. Đây là loại tên lửa DF-4, được sản xuất bởi Nhà máy 211 và là một trong những tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên do Trung Quốc tự hoàn thiện. Nguồn ảnh: QQ.
DF-4 có tổng trọng lượng 82 tấn, chiều dài 28,05 mét và có đường kính 2,25 mét. Loại tên lửa này có khả năng mang theo một hoặc ba đầu đạn, sức nổ tối đa lên tới 3,3 Megaton. Nguồn ảnh: QQ.
Tầm bắn của DF-4 lên tới 7000 km và tính tới năm 2017, có ít nhất 15 tên lửa loại này đã được đưa vào sử dụng trong biên chế của Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa đạn đạo DF-26 của Quân đội Trung Quốc.