F-16 Fighting Falcon là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 4 vẫn còn được tiếp tục được sản xuất. F-16 gia nhập Không quân Mỹ lần đầu tiên vào năm 1978 và có lịch sử hơn 40 năm, khi nó được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu nhẹ và rẻ hơn F-15 Eagle. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 – Nguồn: Lockheed MartinF-16 cũng là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 được sản xuất nhiều nhất, chủ yếu là do đối thủ của nó là MiG-29 không thể tiếp tục sản xuất hàng loạt, sau khi Liên Xô tan rã năm 1991. F-16 được sản xuất bắt đầu từ những năm 1970 và đến cuối năm 2020, đã có hơn 4.600 chiếc đã được sản xuất. Ảnh: Tiêm kích F-16 – Nguồn: Lockheed MartinMặc dù ra đời đã lâu, nhưng giá của chiếc chiến đấu cơ F-16V, phiên bản cải tiến mới nhất của F-16 vẫn vô cùng đắt đỏ, Đài Loan là khách hàng chính của F-16V, và giá của nó cao hơn đáng kể so với tiêm kích hạng nặng Su-35 của Nga mà Trung Quốc đã mua. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed MartinDù có hiện đại, nhưng F-16 không thể so với Su-35, khi Su-35 là loại máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 4+, ra đời sau 3 thập kỷ, nên hiện đại hơn; Su-35 có lực đẩy gần gấp 3 lần F-16V, nhưng giá thành của F-16V lại cao hơn Su-35 khoảng 50%. Nguồn ảnh: WikipediaCó nhiều nguyên nhân khiến giá thành của F-16 cao, bao gồm việc sử dụng hệ thống điện tử hàng không thế hệ mới, hệ thống tác chiến điện tử, cảm biến và hệ thống vũ khí hiện đại, cũng như vấn đề hiệu quả sản xuất. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed MartinHiện nay F-16V là phiên bản duy nhất còn đang được sản xuất, nhưng khách hàng nước ngoài rất ít quan tâm đến nó. Bahrain và Slovakia đã mua lần lượt 16 và 14 chiếc; và giờ chỉ còn Đài Loan là khách hàng duy nhất của phiên bản này F-16V. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed MartinPhía Đài Loan đã đặt hàng 66 chiếc F-16V vào năm 2019 với giá trị hợp đồng hơn 8 tỷ USD. Theo truyền thông Trung Quốc, những chiếc F-16V của Đài Loan mặc dù được quảng cáo là có nhiều công nghệ của chiến đấu cơ thế hệ 5, nhưng thực sự lạc hậu so với các máy bay chiến đấu của PLA được triển khai ở bên kia eo biển. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed MartinCũng theo truyền thông Trung Quốc, Đài Loan vẫn buộc phải chọn F-16V vì Mỹ từ chối xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 cho hòn đảo này. Mặc dù F-16V cũng chỉ là mẫu thiết kế cũ, giá bán cũng không hề thấp và đặc biệt là hiện gần như không còn khách hàng nào quan tâm đến dòng máy bay chiến đấu này. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed MartinTuy nhiên ngược lại với Trung Quốc, vào tháng 9/2020, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách hàng không của nhà sản xuất F-16, Michel Evans nói rằng, ông hy vọng rằng máy bay chiến đấu F-16 có thể sản xuất hơn 5.000 máy bay, tức là dòng máy bay này vẫn có nhu cầu. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed MartinTheo nhà sản xuất Lockheed Martin, sẽ có khoảng 350 chiếc F-16 nữa sẽ được bán cho các khách hàng, mặc dù Không quân Mỹ sẽ không mua F-16V, vì lực lượng này đã được trang bị một số lượng lớn máy bay chiến đấu F-16, chúng đang được nâng cấp lên tiêu chuẩn F-16V và dần chuyển sang F-35. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed MartinMặc dù những quốc gia “có điều kiện” như Mỹ, Nhật Bản hay Singapore, đã bắt đầu dần loại F-16 ra khỏi biên chế; nhưng nhiều khách hàng như Indonesia hay thậm chí là châu Âu như Ba Lan, Rumania vẫn coi trọng vai trò chiến đấu cua F-16. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed MartinTrung Quốc khẳng định, Không quân Mỹ đã bắt đầu chuyển F-16 thành một máy bay không người lái, với cấu hình gần như không hề có sự thay đổi, vẫn được trang bị động cơ F110 kiểu cũ, mức độ phản xạ radar rất lớn, nhưng giá thành gần bằng chiếc JF-17 (máy bay chiến đấu hạng nhẹ liên doanh giữa Trung Quốc và Pakistan) mới tinh. Ảnh: Máy bay chiến đấu JF-17 – Nguồn: SinaNhững máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư khác của Liên Xô được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh như MiG-29 hay Su-27 đều đã được cải tiến rất nhiều. Tuy nhiên họ cũng cố tình quên chiếc F-16 cũng đã được nâng cấp sâu so với phiên bản ban đầu. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed MartinTrong khi đó, Su-35 là phiên bản thiết kế lại của Su-27, đã được thay thế bằng động cơ mạnh hơn và giảm diện tích phản xạ radar. Mặc dù các thiết bị điện tử hàng không đã được nâng cấp trên F-16V, nếu một cuộc không chiến nổ ra giữa hai bờ eo biển, Su-35 của Trung Quốc sẽ giành lợi thế. Ảnh: Su-35 của Không quân Trung Quốc – Nguồn: SinaTuy nhiên F-16V được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 có ưu điểm về độ chính xác cao trong bám bắt mục tiêu. Trong khi đó, Su-35 của Trung Quốc chỉ được trang bị radar thụ động (PESA); mặc dù có lợi thế về phạm vi tìm kiếm, nhưng mức chính xác không thể bằng radar của F-16. Ảnh: Radar APG-83 lắp trên F-16V – Nguồn: Lockheed Martin Mỹ quảng cáo chiến đấu cơ F-16 Viper với khả năng cơ động cực kỳ đáng nể.
F-16 Fighting Falcon là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 4 vẫn còn được tiếp tục được sản xuất. F-16 gia nhập Không quân Mỹ lần đầu tiên vào năm 1978 và có lịch sử hơn 40 năm, khi nó được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu nhẹ và rẻ hơn F-15 Eagle. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 – Nguồn: Lockheed Martin
F-16 cũng là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 được sản xuất nhiều nhất, chủ yếu là do đối thủ của nó là MiG-29 không thể tiếp tục sản xuất hàng loạt, sau khi Liên Xô tan rã năm 1991. F-16 được sản xuất bắt đầu từ những năm 1970 và đến cuối năm 2020, đã có hơn 4.600 chiếc đã được sản xuất. Ảnh: Tiêm kích F-16 – Nguồn: Lockheed Martin
Mặc dù ra đời đã lâu, nhưng giá của chiếc chiến đấu cơ F-16V, phiên bản cải tiến mới nhất của F-16 vẫn vô cùng đắt đỏ, Đài Loan là khách hàng chính của F-16V, và giá của nó cao hơn đáng kể so với tiêm kích hạng nặng Su-35 của Nga mà Trung Quốc đã mua. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed Martin
Dù có hiện đại, nhưng F-16 không thể so với Su-35, khi Su-35 là loại máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 4+, ra đời sau 3 thập kỷ, nên hiện đại hơn; Su-35 có lực đẩy gần gấp 3 lần F-16V, nhưng giá thành của F-16V lại cao hơn Su-35 khoảng 50%. Nguồn ảnh: Wikipedia
Có nhiều nguyên nhân khiến giá thành của F-16 cao, bao gồm việc sử dụng hệ thống điện tử hàng không thế hệ mới, hệ thống tác chiến điện tử, cảm biến và hệ thống vũ khí hiện đại, cũng như vấn đề hiệu quả sản xuất. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed Martin
Hiện nay F-16V là phiên bản duy nhất còn đang được sản xuất, nhưng khách hàng nước ngoài rất ít quan tâm đến nó. Bahrain và Slovakia đã mua lần lượt 16 và 14 chiếc; và giờ chỉ còn Đài Loan là khách hàng duy nhất của phiên bản này F-16V. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed Martin
Phía Đài Loan đã đặt hàng 66 chiếc F-16V vào năm 2019 với giá trị hợp đồng hơn 8 tỷ USD. Theo truyền thông Trung Quốc, những chiếc F-16V của Đài Loan mặc dù được quảng cáo là có nhiều công nghệ của chiến đấu cơ thế hệ 5, nhưng thực sự lạc hậu so với các máy bay chiến đấu của PLA được triển khai ở bên kia eo biển. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed Martin
Cũng theo truyền thông Trung Quốc, Đài Loan vẫn buộc phải chọn F-16V vì Mỹ từ chối xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 cho hòn đảo này. Mặc dù F-16V cũng chỉ là mẫu thiết kế cũ, giá bán cũng không hề thấp và đặc biệt là hiện gần như không còn khách hàng nào quan tâm đến dòng máy bay chiến đấu này. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed Martin
Tuy nhiên ngược lại với Trung Quốc, vào tháng 9/2020, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách hàng không của nhà sản xuất F-16, Michel Evans nói rằng, ông hy vọng rằng máy bay chiến đấu F-16 có thể sản xuất hơn 5.000 máy bay, tức là dòng máy bay này vẫn có nhu cầu. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed Martin
Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, sẽ có khoảng 350 chiếc F-16 nữa sẽ được bán cho các khách hàng, mặc dù Không quân Mỹ sẽ không mua F-16V, vì lực lượng này đã được trang bị một số lượng lớn máy bay chiến đấu F-16, chúng đang được nâng cấp lên tiêu chuẩn F-16V và dần chuyển sang F-35. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed Martin
Mặc dù những quốc gia “có điều kiện” như Mỹ, Nhật Bản hay Singapore, đã bắt đầu dần loại F-16 ra khỏi biên chế; nhưng nhiều khách hàng như Indonesia hay thậm chí là châu Âu như Ba Lan, Rumania vẫn coi trọng vai trò chiến đấu cua F-16. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed Martin
Trung Quốc khẳng định, Không quân Mỹ đã bắt đầu chuyển F-16 thành một máy bay không người lái, với cấu hình gần như không hề có sự thay đổi, vẫn được trang bị động cơ F110 kiểu cũ, mức độ phản xạ radar rất lớn, nhưng giá thành gần bằng chiếc JF-17 (máy bay chiến đấu hạng nhẹ liên doanh giữa Trung Quốc và Pakistan) mới tinh. Ảnh: Máy bay chiến đấu JF-17 – Nguồn: Sina
Những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư khác của Liên Xô được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh như MiG-29 hay Su-27 đều đã được cải tiến rất nhiều. Tuy nhiên họ cũng cố tình quên chiếc F-16 cũng đã được nâng cấp sâu so với phiên bản ban đầu. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16V – Nguồn: Lockheed Martin
Trong khi đó, Su-35 là phiên bản thiết kế lại của Su-27, đã được thay thế bằng động cơ mạnh hơn và giảm diện tích phản xạ radar. Mặc dù các thiết bị điện tử hàng không đã được nâng cấp trên F-16V, nếu một cuộc không chiến nổ ra giữa hai bờ eo biển, Su-35 của Trung Quốc sẽ giành lợi thế. Ảnh: Su-35 của Không quân Trung Quốc – Nguồn: Sina
Tuy nhiên F-16V được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 có ưu điểm về độ chính xác cao trong bám bắt mục tiêu. Trong khi đó, Su-35 của Trung Quốc chỉ được trang bị radar thụ động (PESA); mặc dù có lợi thế về phạm vi tìm kiếm, nhưng mức chính xác không thể bằng radar của F-16. Ảnh: Radar APG-83 lắp trên F-16V – Nguồn: Lockheed Martin
Mỹ quảng cáo chiến đấu cơ F-16 Viper với khả năng cơ động cực kỳ đáng nể.