Radar cảnh báo sớm chiến lược tầm xa, là loại có khả năng phát hiện để cảnh báo sớm các mục tiêu chiến lược từ hàng nghìn km trở lên, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang bắn tới; hoặc phát hiện và theo dõi quỹ đạo của các vệ tinh trinh sát, hoạt động ở quỹ đạo tầng địa tĩnh. Ảnh: Radar cảnh báo sớm Voronez của Nga.Radar cảnh báo sớm tầm xa đều là kiểu radar mảng pha, phạm vi hoạt động tương đối dài, thường trên 3.000 km; tần số hoạt động thấp, thường hoạt động trong băng tần P. Đường kính anten thường là hơn 20 mét; công suất đỉnh đạt đến mức megawatt; độ rộng xung tín hiệu lớn, trên 1.000 micromet. Ảnh: Radar cảnh báo sớm Dunay-3u của Nga.Radar cảnh báo sớm tầm xa là khí tài chủ lực của lực lượng phòng không tầm xa, phòng không, tên lửa đánh chặn và cảnh báo sớm thông tin chiến lược của quân đội các nước lớn như Mỹ, Nga. Ảnh: Radar cảnh báo sớm Don-2N của Nga.Ví dụ khi nói đến hệ thống chống tên lửa toàn cầu của Mỹ, việc đầu tiên người ta nghĩ đến là hệ thống radar cảnh báo sớm chiến lược hiệu suất cao. Đây là kết quả của nỗ lực nghiên cứu và đầu tư ngân sách cực lớn của Mỹ, trong nhiều năm. Ảnh: Radar băng tần X của Mỹ.Tuy nhiên trong lĩnh vực này, Trung Quốc vừa khoe "đã có thành tựu", nhờ "5 năm làm việc chăm chỉ". Tại Nhà triển lãm Bắc Kinh vào tháng 9/2017, radar mảng pha cảnh báo sớm chiến lược tầm xa băng tần P của Trung Quốc lần đầu tiên được trưng bày công khai. Ảnh: Radar băng tần P của Trung Quốc.Theo thông tin được Trung Quốc công bố, radar cảnh báo sớm hoạt động trên băng tần P. Băng tần P nằm giữa dải băng tần VHF và L (dải tần từ 230~1000 MHz và thậm chí bao phủ cả băng tần UHF). Dải tần L cũng là dải tần rất phổ biến cho các hệ thống radar cảnh báo sớm. Các radar cảnh báo sớm hơn là các dải S, C và X.Theo kinh nghiệm của Mỹ, một số radar mảng pha cảnh báo sớm tầm xa, được trang bị hầu hết ở dải tần S và X. Theo lý thuyết, nếu radar cảnh báo sớm sử dụng băng tần P, để đảm bảo phạm vi phát hiện hiệu quả, thì số lượng mô-đun truyền nhận (T/R), phải gấp 10 lần radar sử dụng băng tần X. Ảnh: Radar cảnh báo sớm tầm xa Pave Paws AN/FPS-115.Tuy nhiên radar băng tần P có những ưu điểm như cấu tạo đơn giản hơn, mức tiêu thụ điện năng tương đối thấp; mặc dù cái giá phải trả là hy sinh độ chính xác phát hiện nhất định, điều này có thể được bù đắp bằng cách tối ưu hóa thiết kế phần mềm và phần cứng của radar, bao gồm cả việc sử dụng các thuật toán mới.Ngoài ra, băng tần P có những ưu điểm riêng biệt, mà radar mảng pha băng tần X và băng tần S không có được, như băng tần P có bước sóng dài hơn, vì vậy ít bị khí quyển hấp thụ, nên suy giảm nhỏ, cường độ tín hiệu lớn và do đó phạm vi phát hiện xa hơn.Với một quốc gia mới nổi như Trung Quốc, radar băng tần P hợp lý hơn về độ khó kỹ thuật và hiệu quả về chi phí; nhưng đủ để đáp ứng nhu cầu cảnh báo sớm chiến lược của Trung Quốc. Và quan trọng nhất là radar băng tần P thuộc dải sóng mét, có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình.Từ hình dáng bên ngoài, radar mảng pha cảnh báo sớm băng tần P của Trung Quốc có thiết kế ngoại hình tương tự như radar cảnh báo sớm mảng pha băng tần X của Mỹ. Nó là một mảng hình chữ nhật với độ dốc nhất định, và mô-đun truyền nhận (T/R), được bố trí trên một mặt phẳng hình chữ nhật. Ảnh: Radar mảng pha băng tần P của Trung Quốc bố trí tại Huanan, Jiamusi, Hắc Long Giang, Trung Quốc.Radar cảnh báo sớm của Trung Quốc sử dụng góc phương vị phát hiện 120° và góc nghiêng bề mặt cũng phải là khoảng 20°. Theo ước tính từ số lượng thành phần của mảng phát hiện, số lượng mô-đun truyền nhận (T/R) là khoảng 10.000, nhiều hơn so với radar Paving Claw do Mỹ sản xuất. Ảnh: Radar Paving Claw.Hiện nay phạm vi phát hiện tối đa của radar Paving Claw đang bố trí trên đảo Đài Loan vượt quá 5.000 km? Nhưng theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, radar băng tần P của họ, có khả năng phát hiện vượt radar Paving Claw và tương đương với radar cảnh báo sớm mảng pha BMEWS của Mỹ. Ảnh: Radar Paving Claw đang bố trí trên đảo Đài Loan.Việc Trung Quốc đưa radar mảng pha cảnh báo sớm tầm xa băng tần P vào hoạt động, đã lấp đầy lỗ hổng về thiết bị kỹ thuật quan trọng, trong cảnh báo sớm chiến lược tầm xa và nâng cao đáng kể khả năng phát hiện cảnh báo sớm tầm xa chiến lược của Trung Quốc; cạnh tranh với Mỹ trong đánh chặn và cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh bên trong tổ hợp radar cảnh báo sớm chiến lược DON-2N của Nga.
Radar cảnh báo sớm chiến lược tầm xa, là loại có khả năng phát hiện để cảnh báo sớm các mục tiêu chiến lược từ hàng nghìn km trở lên, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang bắn tới; hoặc phát hiện và theo dõi quỹ đạo của các vệ tinh trinh sát, hoạt động ở quỹ đạo tầng địa tĩnh. Ảnh: Radar cảnh báo sớm Voronez của Nga.
Radar cảnh báo sớm tầm xa đều là kiểu radar mảng pha, phạm vi hoạt động tương đối dài, thường trên 3.000 km; tần số hoạt động thấp, thường hoạt động trong băng tần P. Đường kính anten thường là hơn 20 mét; công suất đỉnh đạt đến mức megawatt; độ rộng xung tín hiệu lớn, trên 1.000 micromet. Ảnh: Radar cảnh báo sớm Dunay-3u của Nga.
Radar cảnh báo sớm tầm xa là khí tài chủ lực của lực lượng phòng không tầm xa, phòng không, tên lửa đánh chặn và cảnh báo sớm thông tin chiến lược của quân đội các nước lớn như Mỹ, Nga. Ảnh: Radar cảnh báo sớm Don-2N của Nga.
Ví dụ khi nói đến hệ thống chống tên lửa toàn cầu của Mỹ, việc đầu tiên người ta nghĩ đến là hệ thống radar cảnh báo sớm chiến lược hiệu suất cao. Đây là kết quả của nỗ lực nghiên cứu và đầu tư ngân sách cực lớn của Mỹ, trong nhiều năm. Ảnh: Radar băng tần X của Mỹ.
Tuy nhiên trong lĩnh vực này, Trung Quốc vừa khoe "đã có thành tựu", nhờ "5 năm làm việc chăm chỉ". Tại Nhà triển lãm Bắc Kinh vào tháng 9/2017, radar mảng pha cảnh báo sớm chiến lược tầm xa băng tần P của Trung Quốc lần đầu tiên được trưng bày công khai. Ảnh: Radar băng tần P của Trung Quốc.
Theo thông tin được Trung Quốc công bố, radar cảnh báo sớm hoạt động trên băng tần P. Băng tần P nằm giữa dải băng tần VHF và L (dải tần từ 230~1000 MHz và thậm chí bao phủ cả băng tần UHF). Dải tần L cũng là dải tần rất phổ biến cho các hệ thống radar cảnh báo sớm. Các radar cảnh báo sớm hơn là các dải S, C và X.
Theo kinh nghiệm của Mỹ, một số radar mảng pha cảnh báo sớm tầm xa, được trang bị hầu hết ở dải tần S và X. Theo lý thuyết, nếu radar cảnh báo sớm sử dụng băng tần P, để đảm bảo phạm vi phát hiện hiệu quả, thì số lượng mô-đun truyền nhận (T/R), phải gấp 10 lần radar sử dụng băng tần X. Ảnh: Radar cảnh báo sớm tầm xa Pave Paws AN/FPS-115.
Tuy nhiên radar băng tần P có những ưu điểm như cấu tạo đơn giản hơn, mức tiêu thụ điện năng tương đối thấp; mặc dù cái giá phải trả là hy sinh độ chính xác phát hiện nhất định, điều này có thể được bù đắp bằng cách tối ưu hóa thiết kế phần mềm và phần cứng của radar, bao gồm cả việc sử dụng các thuật toán mới.
Ngoài ra, băng tần P có những ưu điểm riêng biệt, mà radar mảng pha băng tần X và băng tần S không có được, như băng tần P có bước sóng dài hơn, vì vậy ít bị khí quyển hấp thụ, nên suy giảm nhỏ, cường độ tín hiệu lớn và do đó phạm vi phát hiện xa hơn.
Với một quốc gia mới nổi như Trung Quốc, radar băng tần P hợp lý hơn về độ khó kỹ thuật và hiệu quả về chi phí; nhưng đủ để đáp ứng nhu cầu cảnh báo sớm chiến lược của Trung Quốc. Và quan trọng nhất là radar băng tần P thuộc dải sóng mét, có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình.
Từ hình dáng bên ngoài, radar mảng pha cảnh báo sớm băng tần P của Trung Quốc có thiết kế ngoại hình tương tự như radar cảnh báo sớm mảng pha băng tần X của Mỹ. Nó là một mảng hình chữ nhật với độ dốc nhất định, và mô-đun truyền nhận (T/R), được bố trí trên một mặt phẳng hình chữ nhật. Ảnh: Radar mảng pha băng tần P của Trung Quốc bố trí tại Huanan, Jiamusi, Hắc Long Giang, Trung Quốc.
Radar cảnh báo sớm của Trung Quốc sử dụng góc phương vị phát hiện 120° và góc nghiêng bề mặt cũng phải là khoảng 20°. Theo ước tính từ số lượng thành phần của mảng phát hiện, số lượng mô-đun truyền nhận (T/R) là khoảng 10.000, nhiều hơn so với radar Paving Claw do Mỹ sản xuất. Ảnh: Radar Paving Claw.
Hiện nay phạm vi phát hiện tối đa của radar Paving Claw đang bố trí trên đảo Đài Loan vượt quá 5.000 km? Nhưng theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, radar băng tần P của họ, có khả năng phát hiện vượt radar Paving Claw và tương đương với radar cảnh báo sớm mảng pha BMEWS của Mỹ. Ảnh: Radar Paving Claw đang bố trí trên đảo Đài Loan.
Việc Trung Quốc đưa radar mảng pha cảnh báo sớm tầm xa băng tần P vào hoạt động, đã lấp đầy lỗ hổng về thiết bị kỹ thuật quan trọng, trong cảnh báo sớm chiến lược tầm xa và nâng cao đáng kể khả năng phát hiện cảnh báo sớm tầm xa chiến lược của Trung Quốc; cạnh tranh với Mỹ trong đánh chặn và cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh bên trong tổ hợp radar cảnh báo sớm chiến lược DON-2N của Nga.