Tổ hợp tên lửa phòng không Nga - Pantsir-S1 đã được triển khai tại Syria kể từ khi chiến đấu cơ Nga Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khiến phi công thiệt mạng.Tuy được chuyển giao cho chính quyền của Tổng thống Assad với hy vọng nó sẽ giúp đội quân này đảo ngược phần nào tình thế trên chiến trường, tuy nhiên những báo cáo đánh giá hiệu quả sau đó đều cho thấy loại vũ khí này không như mong đợi.Những tưởng vận đen chỉ vây lấy hệ thống Pantsir-S1 tại thị trường Syria, thì mới đây nhất tại chiến trường Lybia, một hệ thống Pantsir-S1 khác đã bị rơi vào tay Mỹ.Việc vũ khí Nga rơi vào tay Mỹ có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, không những Mỹ có thể tìm cách vô hiệu hóa loại vũ khí này và chuyển giao cho đồng minh, mặt khác danh tiếng của loại vũ khí này cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên thị trường xuất khẩu.Được biết, tổ hợp phòng không Pantsir-S1 bị Mỹ thu giữ được Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) mua từ Nga, sau đó chuyển cho lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) dưới quyền tướng Khalifa Haftar. Nó tham gia chiến dịch tấn công thủ đô Tripoli thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Quốc gia Lybia (GNA) được Liên Hợp Quốc thừa nhận và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn quân sự.Tổ hợp Pantsir-S1 bị thu giữ sau khi sân bay của LNA thất thủ trong đợt phản công của GNA. Nó được các binh sĩ GNA đưa tới sân bay Zuwara ở phía tây Tripoli, nơi vận tải cơ C-17 Mỹ chờ sẵn, và chuyển đến căn cứ không quân Ramstein tại Đức.Được biết hệ thống phòng không Pantsir-S1 nguyên vẹn do Nga sản xuất đã được quân đội Mỹ đưa khỏi Libya trong nhiệm vụ bí mật hồi tháng 6-2020, tuy nhiên thông tin gần đây mới được tiết lộ.Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin, trong khi một quan chức Nga giấu tên tiết lộ Moscow đã nắm được tình hình và khẳng định Washington không thu được nhiều thông tin tình báo giá trị từ hệ thống phòng không Pantsir-S1 này.Pantsir-S1 hoặc tác chiến độc lập, hoặc phối hợp cùng hệ thống phòng không S-400 chuyên đánh tầm cao nhằm tạo ra chiếc lá chắn thép bảo vệ lực lượng Nga cũng như đồng minh.Sức mạnh từ hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 chính là sự kết hợp giữa pháo và tên lửa đem lại một lưới lửa dày đặc tầm thấp bảo vệ chắc chắn căn cứ trước sức tấn công của đối phương.Hệ thống sử dụng radar bắt bám mục tiêu và theo dõi hai băng sóng 1RS2-1 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 32-36km, theo dõi cách 24-28km với mục tiêu diện tích phản xạ radar 2m2.Với hai kênh dẫn đường này cho phép Pantsir-S1 tấn công hai mục tiêu cùng lúc. Pantsir S1 lắp đặt 12 ống phóng chứa tên lửa đất đối không 57E6 hoặc 57E6-E với tầm bắn tối đa 20km, độ cao bắn hạ 15km.Hệ thống Pantsir-S1 đang được sử dụng bởi Nga, Syria, Jordan, UAE, Iran, Algerie. Hiện Nga vẫn đang đẩy mạnh quảng bá để xuất khẩu loại vũ khí này.Tuy nhiên sau thời gian đắt hàng, Pantsir-S1 đã bị chững lại trên thị trường xuất khẩu do khách hàng lo ngại chất lượng và hiệu quả thực sử của loại vũ khí phòng không tầm thấp biệt danh là "quái thú" này.
Tổ hợp tên lửa phòng không Nga - Pantsir-S1 đã được triển khai tại Syria kể từ khi chiến đấu cơ Nga Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khiến phi công thiệt mạng.
Tuy được chuyển giao cho chính quyền của Tổng thống Assad với hy vọng nó sẽ giúp đội quân này đảo ngược phần nào tình thế trên chiến trường, tuy nhiên những báo cáo đánh giá hiệu quả sau đó đều cho thấy loại vũ khí này không như mong đợi.
Những tưởng vận đen chỉ vây lấy hệ thống Pantsir-S1 tại thị trường Syria, thì mới đây nhất tại chiến trường Lybia, một hệ thống Pantsir-S1 khác đã bị rơi vào tay Mỹ.
Việc vũ khí Nga rơi vào tay Mỹ có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, không những Mỹ có thể tìm cách vô hiệu hóa loại vũ khí này và chuyển giao cho đồng minh, mặt khác danh tiếng của loại vũ khí này cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên thị trường xuất khẩu.
Được biết, tổ hợp phòng không Pantsir-S1 bị Mỹ thu giữ được Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) mua từ Nga, sau đó chuyển cho lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) dưới quyền tướng Khalifa Haftar. Nó tham gia chiến dịch tấn công thủ đô Tripoli thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Quốc gia Lybia (GNA) được Liên Hợp Quốc thừa nhận và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn quân sự.
Tổ hợp Pantsir-S1 bị thu giữ sau khi sân bay của LNA thất thủ trong đợt phản công của GNA. Nó được các binh sĩ GNA đưa tới sân bay Zuwara ở phía tây Tripoli, nơi vận tải cơ C-17 Mỹ chờ sẵn, và chuyển đến căn cứ không quân Ramstein tại Đức.
Được biết hệ thống phòng không Pantsir-S1 nguyên vẹn do Nga sản xuất đã được quân đội Mỹ đưa khỏi Libya trong nhiệm vụ bí mật hồi tháng 6-2020, tuy nhiên thông tin gần đây mới được tiết lộ.
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin, trong khi một quan chức Nga giấu tên tiết lộ Moscow đã nắm được tình hình và khẳng định Washington không thu được nhiều thông tin tình báo giá trị từ hệ thống phòng không Pantsir-S1 này.
Pantsir-S1 hoặc tác chiến độc lập, hoặc phối hợp cùng hệ thống phòng không S-400 chuyên đánh tầm cao nhằm tạo ra chiếc lá chắn thép bảo vệ lực lượng Nga cũng như đồng minh.
Sức mạnh từ hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 chính là sự kết hợp giữa pháo và tên lửa đem lại một lưới lửa dày đặc tầm thấp bảo vệ chắc chắn căn cứ trước sức tấn công của đối phương.
Hệ thống sử dụng radar bắt bám mục tiêu và theo dõi hai băng sóng 1RS2-1 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 32-36km, theo dõi cách 24-28km với mục tiêu diện tích phản xạ radar 2m2.
Với hai kênh dẫn đường này cho phép Pantsir-S1 tấn công hai mục tiêu cùng lúc. Pantsir S1 lắp đặt 12 ống phóng chứa tên lửa đất đối không 57E6 hoặc 57E6-E với tầm bắn tối đa 20km, độ cao bắn hạ 15km.
Hệ thống Pantsir-S1 đang được sử dụng bởi Nga, Syria, Jordan, UAE, Iran, Algerie. Hiện Nga vẫn đang đẩy mạnh quảng bá để xuất khẩu loại vũ khí này.
Tuy nhiên sau thời gian đắt hàng, Pantsir-S1 đã bị chững lại trên thị trường xuất khẩu do khách hàng lo ngại chất lượng và hiệu quả thực sử của loại vũ khí phòng không tầm thấp biệt danh là "quái thú" này.