Theo đó vụ tai nạn đầu tiên của MV-22B Osprey được ghi nhận vào năm 2015 khi nó cố hạ cánh xuống sàn đáp trên tàu đổ bộ USS New Orleans (LPD-18), và may mắn là không có ai thiệt mạng. Tuy nhiên, hai năm sau đó vào năm 2017 một trường hợp tương tự như vậy lại xảy ra và lần này nó đã khiến 3 trên tổng số 26 binh sĩ trên máy bay lúc đó thiệt mạng tại chỗ. Nguồn ảnh: BI.Sau khi phải đối mặt với hai vụ tai nạn gần như giống hệt nhau, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ buộc phải xem lại các quy trình an toàn về hạ cánh MV-22B trên tàu đổ bộ vì chắc chắn, lỗi phi công không thể khiến hai vụ việc xảy ra giống nhau được tới như vậy. Nguồn ảnh: BI.Theo báo cáo kết luận điều tra mới đây nhất của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. việc phi công cố duy trì lực nâng của cánh quạt trong lúc hạ cánh để giảm tốc độ tiếp đất xuống mức tối đa có thể coi là nguyên nhân chết người dẫn đến hai vụ tai nạn nói trên. Nguồn ảnh: BI.Cụ thể, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ giải thích rằng trong trường hợp chiếc MV-22B xoay vòng ở tốc độ cao để giảm tốc độ như với máy bay trực thăng và sau đó tiếp đất ngay, mô-men xoắn được tạo ra bởi cả hai chiếc cánh quạt của nó sẽ không được triệt tiêu hoàn toàn. Nguồn ảnh: Times.Kết hợp với việc tàu đổ bột tấn công vẫn luôn rung lắc do mặt biển động sẽ có thể dẫn tới thảm hoạ khi con tàu có thể chồm lên đúng lúc chiếc MV-22B tiếp đất. Với mô-men xoắn còn thừa, pha chồm lên của con tàu có thể khiến toàn bộ chiếc MV-22 bắn ngược lên trời và rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Nguồn ảnh: Jetphoto.Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng trong việc thiết kế quy trình an toàn và vận hành MV-22B Osprey. Đơn giản là do Thuỷ quân Lục chiến Mỹ và phi công của họ luôn nghĩ rằng MV-22B khi hạ cánh sẽ có cách điều khiển giống với máy bay trực thăng nhưng thực tế không giống như vậy. Nguồn ảnh: Osprey.Có giá khoảng hơn 70 triệu USD cho mỗi chiếc, V-22 Osprey là loại phương tiện bay cực kỳ độc đáo do Mỹ thiết kế và vận hành. Hiện loại phương tiện này có mặt trong ba lực lượng đó là Thuỷ quân Lục chiến, Không quân và Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.Do được thiết kế để tối ưu hoá cho việc hoạt động trên tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công, V-22 có khả năng gập cả hai động cơ và cánh quạt để giảm tối thiểu diện tích cất trữ. Nguồn ảnh: Airplane.Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ đã sản xuất được tổng cộng 408 chiếc V-22 các loại. Trong tương lai, phiên bản V-280 với tính năng sử dụng tương đương sẽ thay thế các loại V-22 hiện tại trong quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: USAF. Mời độc giả xem Video: V-22 Osprey hạ cánh không khác gì máy bay trực thăng.
Theo đó vụ tai nạn đầu tiên của MV-22B Osprey được ghi nhận vào năm 2015 khi nó cố hạ cánh xuống sàn đáp trên tàu đổ bộ USS New Orleans (LPD-18), và may mắn là không có ai thiệt mạng. Tuy nhiên, hai năm sau đó vào năm 2017 một trường hợp tương tự như vậy lại xảy ra và lần này nó đã khiến 3 trên tổng số 26 binh sĩ trên máy bay lúc đó thiệt mạng tại chỗ. Nguồn ảnh: BI.
Sau khi phải đối mặt với hai vụ tai nạn gần như giống hệt nhau, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ buộc phải xem lại các quy trình an toàn về hạ cánh MV-22B trên tàu đổ bộ vì chắc chắn, lỗi phi công không thể khiến hai vụ việc xảy ra giống nhau được tới như vậy. Nguồn ảnh: BI.
Theo báo cáo kết luận điều tra mới đây nhất của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. việc phi công cố duy trì lực nâng của cánh quạt trong lúc hạ cánh để giảm tốc độ tiếp đất xuống mức tối đa có thể coi là nguyên nhân chết người dẫn đến hai vụ tai nạn nói trên. Nguồn ảnh: BI.
Cụ thể, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ giải thích rằng trong trường hợp chiếc MV-22B xoay vòng ở tốc độ cao để giảm tốc độ như với máy bay trực thăng và sau đó tiếp đất ngay, mô-men xoắn được tạo ra bởi cả hai chiếc cánh quạt của nó sẽ không được triệt tiêu hoàn toàn. Nguồn ảnh: Times.
Kết hợp với việc tàu đổ bột tấn công vẫn luôn rung lắc do mặt biển động sẽ có thể dẫn tới thảm hoạ khi con tàu có thể chồm lên đúng lúc chiếc MV-22B tiếp đất. Với mô-men xoắn còn thừa, pha chồm lên của con tàu có thể khiến toàn bộ chiếc MV-22 bắn ngược lên trời và rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng trong việc thiết kế quy trình an toàn và vận hành MV-22B Osprey. Đơn giản là do Thuỷ quân Lục chiến Mỹ và phi công của họ luôn nghĩ rằng MV-22B khi hạ cánh sẽ có cách điều khiển giống với máy bay trực thăng nhưng thực tế không giống như vậy. Nguồn ảnh: Osprey.
Có giá khoảng hơn 70 triệu USD cho mỗi chiếc, V-22 Osprey là loại phương tiện bay cực kỳ độc đáo do Mỹ thiết kế và vận hành. Hiện loại phương tiện này có mặt trong ba lực lượng đó là Thuỷ quân Lục chiến, Không quân và Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.
Do được thiết kế để tối ưu hoá cho việc hoạt động trên tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công, V-22 có khả năng gập cả hai động cơ và cánh quạt để giảm tối thiểu diện tích cất trữ. Nguồn ảnh: Airplane.
Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ đã sản xuất được tổng cộng 408 chiếc V-22 các loại. Trong tương lai, phiên bản V-280 với tính năng sử dụng tương đương sẽ thay thế các loại V-22 hiện tại trong quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.
Mời độc giả xem Video: V-22 Osprey hạ cánh không khác gì máy bay trực thăng.