Và đại diện cho Hải quân Hoàng gia Malaysia chính là Lekiu hiện là lớp tàu hộ vệ tên lửa mạnh nhất, tối tân nhất của nước này, gồm tất cả 2 chiếc được đóng tại Nhà máy Yarrow (Glasgow, Scotland) theo thiết kế tiêu chuẩn của khu trục hạm hạng nhẹ F2000. Nguồn ảnh: WikipediaSo với các lớp chiến hạm hiện đại khác trong khu vực Đông Nam Á thì Lekiu không được đánh giá cao về khả năng tàng hình, đây cũng là điều dễ hiểu vì thiết kế của nó cũng tương đối cũ và được chế tạo bởi một cơ sở không nổi tiếng lắm. Nguồn ảnh: WikipediaKhinh hạm lớp Lekiu có lượng giãn nước đầy tải 2.270 tấn, chiều dài 106 m, chiều rộng 12,75m, thủy thủ đoàn khá đông, lên tới 146 người (trong đó có 18 sĩ quan), điều này cho thấy mức độ tự động hóa không cao của nó, nhất là khi đặt cạnh chiếc Formidable của Singapore. Nguồn ảnh: World Warships.Hệ thống động lực của tàu gồm 4 động cơ diesel MTU 20V 1163 TB93 cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 5.000 hải lý khi chạy ở tốc độ hành trình tiết kiệm nhiên liệu. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tàu được lắp hệ thống quản lý chiến đấu BAE Systems InsyteNautis F, radar cảnh giới đa năng Ericsson Sea Giraffe-150 có tầm hoạt động tối đa 180 km và radar trinh sát đường không Thales Netherlands (Signaal) DA-08 hoạt động trên băng tần E/F. Nguồn ảnh: Pinterest.Vũ khí trang bị trên tàu lớp Lekiu gồm 1 pháo hạm Bofors cỡ nòng 57 mm; 2 pháo phòng không MSI-Defence cỡ 30 mm; 8 tên lửa hành trình chống hạm MM40 Exocet Block 2 tầm bắn 70 km, vận tốc Mach 0,9, mang theo đầu đạn trọng lượng 165 kg. Nguồn ảnh: Malaysian Defence.Bên cạnh đó là 16 tên lửa phòng không tầm ngắn Sea Woft có tầm bắn 1 - 10 km, trần bay 3 km, vận tốc Mach 3 và mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 14 kg triển khai từ bệ phóng thẳng đứng, 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm B515. Ngoài ra tàu còn có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng Super Lynx. Nguồn ảnh: Wikipedia.Nhìn chung thiết kế, hệ thống điện tử và cả vũ khí tác chiến của lớp Lekiu thuộc biên chế Hải quân Hoàng gia Malaysia có sự chênh lệch tương đối lớn so với những tàu hộ vệ tên lửa hiện đại khác trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Wikipedia.Dù có lượng giãn nước tương đương Lekiu, nhưng các tàu hộ vệ tên lửa lớp SIGMA 10514 PKR của Hải quân Indonesia lại cho chúng ta thấy một sức mạnh hoàn toàn khác và đây cũng là vị trí thứ 4 trong danh sách này. SIGMA 10514 PKR là sản phẩm liên doanh giữa nhà máy PT PAL của Indonesia với hãng đóng tàu Damen của Hà Lan, đây là biến thể thiết kế dành riêng cho Indonesia và được đánh giá là phiên bản SIGMA tiên tiến nhất thế giới. Nguồn ảnh: Damen.Hình dáng bên ngoài của tàu hộ vệ SIGMA 10514 cực kỳ đẹp mắt, trông gần giống như một chiếc du thuyền sang trọng nhưng lại ẩn chứa bên trong đầy sức mạnh, con tàu có nhiều góc cạnh trên phần thượng tầng cho khả năng tàng hình rất cao. Nguồn ảnh: Damen.Chiến hạm Indonesia có lượng giãn nước đầy tải 2.365 tấn; chiều dài 105,11 m; chiều rộng 14,02 m; mớn nước 3,75 m; thủy thủ đoàn 122 người. Tàu được trang bị 2 máy chính với công suất 9.240 kW mỗi chiếc, tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động 5.000 hải lý nếu chạy ở vận tốc kinh tế 18 hải lý/h. Nguồn ảnh: Damen.Hệ thống điện tử của SIGMA 10514 bao gồm radar trinh sát SMART-S MK2 có tầm hoạt động lớn nhất lên tới 250km nếu anten quay với tốc độ 13,5 vòng/phút, theo dõi cũng lúc 500 mục tiêu trên không và trên biển, bám bắt 3 mục tiêu cùng lúc cho tên lửa tiêu diệt. Bên cạnh đó là radar điều khiển hỏa lực STING EO MK2 và hệ thống quản lý tác chiến TACTICOS. Nguồn ảnh: Damen.Vũ khí trang bị của tàu rất mạnh và toàn diện, phù hợp cho cả nhiệm vụ chống hạm, chống ngầm và phòng không. Bao gồm tên lửa hành trình đối hạm MM40 Exocet Block 3 tầm bắn 180 km, vận tốc Mach 0,95, mang theo đầu đạn nặng 155 kg; pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76,2 mm bắn được đạn có điều khiển; 12 ống phóng thẳng đứng để triển khai tên lửa đối không VL-MICA-M. Nguồn ảnh: Damen.Khác với những bản SIGMA khác đặt trọn niềm tim vào tên lửa phòng không, SIGMA 10514 PKR còn có thêm hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Millennium trang bị pháo ổ quay 1 nòng 35 mm Oerlikon KDG35/1000 bắn đạn AHEAD với ngòi điện tử, tung ra hàng loạt mảnh đạn nhỏ nổ chụp lên mục tiêu, nó có khả năng bắn hạ máy bay từ khoảng cách 3,5 km hoặc tên lửa đối hạm và tên lửa chống radar ở cự ly trên 1,2 km. Nguồn ảnh: Damen.Năng lực chống ngầm của tàu trông chờ vào sonar UMS 4132 Kingklip ASW của Thales cùng 6 ngư lôi 324 mm MU-90, cho khả năng tiêu diệt tàu ngầm ở cự ly lên tới 23 km, độ sâu đạt tới 1.000 m. Ngoài ra sàn đáp và nhà chứa máy bay bố trí phía đuôi cho phép tiếp nhận một trực thăng săn ngầm hạng trung trong các chuyến hải trình dài. Nguồn ảnh: Defense Studies.
Và đại diện cho Hải quân Hoàng gia Malaysia chính là Lekiu hiện là lớp tàu hộ vệ tên lửa mạnh nhất, tối tân nhất của nước này, gồm tất cả 2 chiếc được đóng tại Nhà máy Yarrow (Glasgow, Scotland) theo thiết kế tiêu chuẩn của khu trục hạm hạng nhẹ F2000. Nguồn ảnh: Wikipedia
So với các lớp chiến hạm hiện đại khác trong khu vực Đông Nam Á thì Lekiu không được đánh giá cao về khả năng tàng hình, đây cũng là điều dễ hiểu vì thiết kế của nó cũng tương đối cũ và được chế tạo bởi một cơ sở không nổi tiếng lắm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khinh hạm lớp Lekiu có lượng giãn nước đầy tải 2.270 tấn, chiều dài 106 m, chiều rộng 12,75m, thủy thủ đoàn khá đông, lên tới 146 người (trong đó có 18 sĩ quan), điều này cho thấy mức độ tự động hóa không cao của nó, nhất là khi đặt cạnh chiếc Formidable của Singapore. Nguồn ảnh: World Warships.
Hệ thống động lực của tàu gồm 4 động cơ diesel MTU 20V 1163 TB93 cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 5.000 hải lý khi chạy ở tốc độ hành trình tiết kiệm nhiên liệu. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tàu được lắp hệ thống quản lý chiến đấu BAE Systems InsyteNautis F, radar cảnh giới đa năng Ericsson Sea Giraffe-150 có tầm hoạt động tối đa 180 km và radar trinh sát đường không Thales Netherlands (Signaal) DA-08 hoạt động trên băng tần E/F. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vũ khí trang bị trên tàu lớp Lekiu gồm 1 pháo hạm Bofors cỡ nòng 57 mm; 2 pháo phòng không MSI-Defence cỡ 30 mm; 8 tên lửa hành trình chống hạm MM40 Exocet Block 2 tầm bắn 70 km, vận tốc Mach 0,9, mang theo đầu đạn trọng lượng 165 kg. Nguồn ảnh: Malaysian Defence.
Bên cạnh đó là 16 tên lửa phòng không tầm ngắn Sea Woft có tầm bắn 1 - 10 km, trần bay 3 km, vận tốc Mach 3 và mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 14 kg triển khai từ bệ phóng thẳng đứng, 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm B515. Ngoài ra tàu còn có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng Super Lynx. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nhìn chung thiết kế, hệ thống điện tử và cả vũ khí tác chiến của lớp Lekiu thuộc biên chế Hải quân Hoàng gia Malaysia có sự chênh lệch tương đối lớn so với những tàu hộ vệ tên lửa hiện đại khác trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Dù có lượng giãn nước tương đương Lekiu, nhưng các tàu hộ vệ tên lửa lớp SIGMA 10514 PKR của Hải quân Indonesia lại cho chúng ta thấy một sức mạnh hoàn toàn khác và đây cũng là vị trí thứ 4 trong danh sách này. SIGMA 10514 PKR là sản phẩm liên doanh giữa nhà máy PT PAL của Indonesia với hãng đóng tàu Damen của Hà Lan, đây là biến thể thiết kế dành riêng cho Indonesia và được đánh giá là phiên bản SIGMA tiên tiến nhất thế giới. Nguồn ảnh: Damen.
Hình dáng bên ngoài của tàu hộ vệ SIGMA 10514 cực kỳ đẹp mắt, trông gần giống như một chiếc du thuyền sang trọng nhưng lại ẩn chứa bên trong đầy sức mạnh, con tàu có nhiều góc cạnh trên phần thượng tầng cho khả năng tàng hình rất cao. Nguồn ảnh: Damen.
Chiến hạm Indonesia có lượng giãn nước đầy tải 2.365 tấn; chiều dài 105,11 m; chiều rộng 14,02 m; mớn nước 3,75 m; thủy thủ đoàn 122 người. Tàu được trang bị 2 máy chính với công suất 9.240 kW mỗi chiếc, tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động 5.000 hải lý nếu chạy ở vận tốc kinh tế 18 hải lý/h. Nguồn ảnh: Damen.
Hệ thống điện tử của SIGMA 10514 bao gồm radar trinh sát SMART-S MK2 có tầm hoạt động lớn nhất lên tới 250km nếu anten quay với tốc độ 13,5 vòng/phút, theo dõi cũng lúc 500 mục tiêu trên không và trên biển, bám bắt 3 mục tiêu cùng lúc cho tên lửa tiêu diệt. Bên cạnh đó là radar điều khiển hỏa lực STING EO MK2 và hệ thống quản lý tác chiến TACTICOS. Nguồn ảnh: Damen.
Vũ khí trang bị của tàu rất mạnh và toàn diện, phù hợp cho cả nhiệm vụ chống hạm, chống ngầm và phòng không. Bao gồm tên lửa hành trình đối hạm MM40 Exocet Block 3 tầm bắn 180 km, vận tốc Mach 0,95, mang theo đầu đạn nặng 155 kg; pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76,2 mm bắn được đạn có điều khiển; 12 ống phóng thẳng đứng để triển khai tên lửa đối không VL-MICA-M. Nguồn ảnh: Damen.
Khác với những bản SIGMA khác đặt trọn niềm tim vào tên lửa phòng không, SIGMA 10514 PKR còn có thêm hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Millennium trang bị pháo ổ quay 1 nòng 35 mm Oerlikon KDG35/1000 bắn đạn AHEAD với ngòi điện tử, tung ra hàng loạt mảnh đạn nhỏ nổ chụp lên mục tiêu, nó có khả năng bắn hạ máy bay từ khoảng cách 3,5 km hoặc tên lửa đối hạm và tên lửa chống radar ở cự ly trên 1,2 km. Nguồn ảnh: Damen.
Năng lực chống ngầm của tàu trông chờ vào sonar UMS 4132 Kingklip ASW của Thales cùng 6 ngư lôi 324 mm MU-90, cho khả năng tiêu diệt tàu ngầm ở cự ly lên tới 23 km, độ sâu đạt tới 1.000 m. Ngoài ra sàn đáp và nhà chứa máy bay bố trí phía đuôi cho phép tiếp nhận một trực thăng săn ngầm hạng trung trong các chuyến hải trình dài. Nguồn ảnh: Defense Studies.