Bên cạnh những khẩu súng trường tấn công hay súng tiểu liên có tốc độc bắn lên đến hàng trăm viên/phút thì Đặc nhiệm Nga còn rất thích sử dụng những khẩu súng lục bán tự động và tự động. Vậy lực lượng tác chiến đặc biệt này của Nga chọn cho mình những khẩu súng lục theo tiêu chí nào? Nguồn ảnh: gztslovo.ru.Tiêu chí đầu tiên để một đặc nhiệm Nga lựa chọn cho mình một khẩu súng lục phù hợp đó là "im lặng nhất". Một khẩu súng lục có âm thanh phát ra khi bắn luôn nhỏ nhất mà không cần dùng đến nòng giảm thanh, đây có lẽ là mẫu súng lục mọi đặc nhiệm trên thế giới đều cần đến. Nguồn ảnh: Sputnik.Danh hiệu khấu súng lục "ít ồn ào nhất" này thuộc về khẩu PSS của Nga, được sản xuất dành riêng cho lực lượng Spetsnaz và bắt đầu được trang bị từ năm 1983. Với thiết kế đặc biệt của mình, súng lục PSS có độ ồn khi khai hỏa luôn ở mức cực thấp và không có tóe lửa đầu nòng. Nguồn ảnh: Encyc.Kích thước của khẩu súng lục này cũng cực kỳ nhỏ, nó chỉ dài 170 mm-ngắn hơn nhiều so với các loại... điện thoại thông minh thời nay và có trọng lượng chỉ 850 gram. Nguồn ảnh: Small.Tiêu chí thứ hai trong danh sách này của đặc nhiệm Nga là khẩu súng lục "ăn tạp nhất" thuộc về khẩu OTs-27 Berdysh. Được sản xuất bắt đầu từ năm 2002, khẩu súng này có thiết kế khá đặc biệt khi có thể bắn được với ba loại nòng khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo đó, các loại nòng súng của OTs-27 Berdysh có thể thay thế cho nhau một cách dễ dàng mà không cần đến các dụng cụ phức tạp. Ba loại nòng khác nhau cho phép súng có thể bắn được các cỡ đạn 9x18mm, 9x19mm và 7,62x25mm. Nguồn ảnh: Wiki.Tùy vào từng loại nòng và từng loại đạn mà khẩu súng này sẽ có tầm bắn và độ chính xác khác nhau. Trên thế giới hiện nay, ít có khẩu súng nào có khả năng vượt qua khẩu OTs-27 về độ "ăn tạp", tất nhiên là trừ những khẩu súng được "độ" lại. Nguồn ảnh: War.Tiêu chí nhỏ gọn nhất thuộc về khẩu súng lục P-96M. Được sản xuất từ năm 2003, đây là một trong những mẫu súng lục nhỏ gọn bậc nhất thế giới, nhưng nó vẫn đảm bảo được các tính năng ưu việt nhất trên một dòng súng lục. Nguồn ảnh: Defense.Cụ thể, P-96M có kích thước nhỏ hơn hầu như... tất cả các loại điện thoại thông minh ngày nay khi nó dài chỉ 150mm, trọng lượng của súng chỉ 500 gram. Nguồn ảnh: Modern.Điều đặc biệt là dù rất nhỏ, rất gọn nhưng khẩu P-96M lại được trang bị băng đạn tới 14 viên với cỡ đạn 9x18mm, đây thực sự là một khẩu súng rất phù hợp với lực lượng đặc nhiệm khi nó hội tụ đủ các yếu tổ như nhỏ, gọn, nhẹ và có hộp tiếp đạn khá lớn. Nguồn ảnh: Wiki.Một tiêu chí cực kỳ quan trọng đối với súng lục ngày nay đó là khả năng bắn đạn xuyên giáp. Khi mà các loại áo giáp chống đạn hiện nay có thể dễ dàng mua được trên mạng như mua giấy vệ sinh thì khả năng xuyên giáp của súng lục cũng cần được đề cao. Khẩu súng lục có khả năng xuyên giáp tốt nhất của Nga chính là khẩu SR1PM. Nguồn ảnh: Sputnik.Được ra đời từ đầu những năm 1990, ngay từ đầu súng lục SR1PM đã được thiết kế để tăng tối ưu khả năng xuyên giáp do các nhà thiết kế Liên Xô và Nga nhận thấy áo giáp chống đạn đang càng ngày trở nên phổ biến, khi chúng dần gọn, nhẹ, rẻ, dễ mua hơn và đặc biệt là có thể mặc áo giáp bên trong comple như áo lót rất khó để phát hiện. Nguồn ảnh: Guns.Với những lý do đó, khẩu SR1PM đã được ra đời và sử dụng cỡ đạn đặc biệt-đạn xuyên giáp 9x21mm. Thử nghiệm ở tầm bắn 50 mét cho thấy, SR1PM có thể xuyên qua lớp thép dày tới 5 mm hoặc 2,4 mm giáp titanium. Hiện nay, trên thế giới có rất ít loại súng lục có khả năng xuyên giáp tương tự. Nguồn ảnh: Wiki.Cuối cùng danh sách là tiêu chí khẩu súng lục chứa được nhiều đạn nhất thuộc về khẩu GSh-18. Khẩu súng được thiết kế và sản xuất từ năm 2006 này có khả năng chứa tới 18 viên đạn trong băng. Nguồn ảnh: Turbo.Sử dụng cỡ đạn 9mm, GSh-18 có khả năng chứa được tổng cộng 18 viên đạn trong băng và một viên trên nòng là 19 viên. Đây là thiết kế nguyên bản của GSh-18 cùng băng đạn hoàn toàn nằm gọn gàng trong ốp lót tay, không hề thừa ra ngoài như những loại "băng đạn mở rộng" được thiết kế riêng để tăng sức chứa đạn trên nhiều mẫu súng lục khác. Nguồn ảnh: Wiki.Với khả năng chứa tới 18 viên đạn, khẩu GSh-18 sẽ là đối thủ cực kỳ đáng gờm trong các cuộc đọ súng lục tay đôi khi mà xạ thủ có thể tiến lên áp sát tiêu diệt mục tiêu khi đối phương còn đang loay hoay nạp đạn. Nguồn ảnh: Canadian.
Bên cạnh những khẩu súng trường tấn công hay súng tiểu liên có tốc độc bắn lên đến hàng trăm viên/phút thì Đặc nhiệm Nga còn rất thích sử dụng những khẩu súng lục bán tự động và tự động. Vậy lực lượng tác chiến đặc biệt này của Nga chọn cho mình những khẩu súng lục theo tiêu chí nào? Nguồn ảnh: gztslovo.ru.
Tiêu chí đầu tiên để một đặc nhiệm Nga lựa chọn cho mình một khẩu súng lục phù hợp đó là "im lặng nhất". Một khẩu súng lục có âm thanh phát ra khi bắn luôn nhỏ nhất mà không cần dùng đến nòng giảm thanh, đây có lẽ là mẫu súng lục mọi đặc nhiệm trên thế giới đều cần đến. Nguồn ảnh: Sputnik.
Danh hiệu khấu súng lục "ít ồn ào nhất" này thuộc về khẩu PSS của Nga, được sản xuất dành riêng cho lực lượng Spetsnaz và bắt đầu được trang bị từ năm 1983. Với thiết kế đặc biệt của mình, súng lục PSS có độ ồn khi khai hỏa luôn ở mức cực thấp và không có tóe lửa đầu nòng. Nguồn ảnh: Encyc.
Kích thước của khẩu súng lục này cũng cực kỳ nhỏ, nó chỉ dài 170 mm-ngắn hơn nhiều so với các loại... điện thoại thông minh thời nay và có trọng lượng chỉ 850 gram. Nguồn ảnh: Small.
Tiêu chí thứ hai trong danh sách này của đặc nhiệm Nga là khẩu súng lục "ăn tạp nhất" thuộc về khẩu OTs-27 Berdysh. Được sản xuất bắt đầu từ năm 2002, khẩu súng này có thiết kế khá đặc biệt khi có thể bắn được với ba loại nòng khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo đó, các loại nòng súng của OTs-27 Berdysh có thể thay thế cho nhau một cách dễ dàng mà không cần đến các dụng cụ phức tạp. Ba loại nòng khác nhau cho phép súng có thể bắn được các cỡ đạn 9x18mm, 9x19mm và 7,62x25mm. Nguồn ảnh: Wiki.
Tùy vào từng loại nòng và từng loại đạn mà khẩu súng này sẽ có tầm bắn và độ chính xác khác nhau. Trên thế giới hiện nay, ít có khẩu súng nào có khả năng vượt qua khẩu OTs-27 về độ "ăn tạp", tất nhiên là trừ những khẩu súng được "độ" lại. Nguồn ảnh: War.
Tiêu chí nhỏ gọn nhất thuộc về khẩu súng lục P-96M. Được sản xuất từ năm 2003, đây là một trong những mẫu súng lục nhỏ gọn bậc nhất thế giới, nhưng nó vẫn đảm bảo được các tính năng ưu việt nhất trên một dòng súng lục. Nguồn ảnh: Defense.
Cụ thể, P-96M có kích thước nhỏ hơn hầu như... tất cả các loại điện thoại thông minh ngày nay khi nó dài chỉ 150mm, trọng lượng của súng chỉ 500 gram. Nguồn ảnh: Modern.
Điều đặc biệt là dù rất nhỏ, rất gọn nhưng khẩu P-96M lại được trang bị băng đạn tới 14 viên với cỡ đạn 9x18mm, đây thực sự là một khẩu súng rất phù hợp với lực lượng đặc nhiệm khi nó hội tụ đủ các yếu tổ như nhỏ, gọn, nhẹ và có hộp tiếp đạn khá lớn. Nguồn ảnh: Wiki.
Một tiêu chí cực kỳ quan trọng đối với súng lục ngày nay đó là khả năng bắn đạn xuyên giáp. Khi mà các loại áo giáp chống đạn hiện nay có thể dễ dàng mua được trên mạng như mua giấy vệ sinh thì khả năng xuyên giáp của súng lục cũng cần được đề cao. Khẩu súng lục có khả năng xuyên giáp tốt nhất của Nga chính là khẩu SR1PM. Nguồn ảnh: Sputnik.
Được ra đời từ đầu những năm 1990, ngay từ đầu súng lục SR1PM đã được thiết kế để tăng tối ưu khả năng xuyên giáp do các nhà thiết kế Liên Xô và Nga nhận thấy áo giáp chống đạn đang càng ngày trở nên phổ biến, khi chúng dần gọn, nhẹ, rẻ, dễ mua hơn và đặc biệt là có thể mặc áo giáp bên trong comple như áo lót rất khó để phát hiện. Nguồn ảnh: Guns.
Với những lý do đó, khẩu SR1PM đã được ra đời và sử dụng cỡ đạn đặc biệt-đạn xuyên giáp 9x21mm. Thử nghiệm ở tầm bắn 50 mét cho thấy, SR1PM có thể xuyên qua lớp thép dày tới 5 mm hoặc 2,4 mm giáp titanium. Hiện nay, trên thế giới có rất ít loại súng lục có khả năng xuyên giáp tương tự. Nguồn ảnh: Wiki.
Cuối cùng danh sách là tiêu chí khẩu súng lục chứa được nhiều đạn nhất thuộc về khẩu GSh-18. Khẩu súng được thiết kế và sản xuất từ năm 2006 này có khả năng chứa tới 18 viên đạn trong băng. Nguồn ảnh: Turbo.
Sử dụng cỡ đạn 9mm, GSh-18 có khả năng chứa được tổng cộng 18 viên đạn trong băng và một viên trên nòng là 19 viên. Đây là thiết kế nguyên bản của GSh-18 cùng băng đạn hoàn toàn nằm gọn gàng trong ốp lót tay, không hề thừa ra ngoài như những loại "băng đạn mở rộng" được thiết kế riêng để tăng sức chứa đạn trên nhiều mẫu súng lục khác. Nguồn ảnh: Wiki.
Với khả năng chứa tới 18 viên đạn, khẩu GSh-18 sẽ là đối thủ cực kỳ đáng gờm trong các cuộc đọ súng lục tay đôi khi mà xạ thủ có thể tiến lên áp sát tiêu diệt mục tiêu khi đối phương còn đang loay hoay nạp đạn. Nguồn ảnh: Canadian.