Máy bay chiến đấu thế hệ 3 ra đời vào giữa thập niên 1950, phát triển mạnh trong thập niên 1960, 1970 và hiện đang vẫn còn trong biên chế của không quân nhiều quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu cho máy bay chiến đấu thế hệ này là MiG-21 của Liên Xô và F-4 của Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.Tiêm kích thế hệ thứ ba này chứng kiến những cải tiến đổi mới về thành tựu kỹ thuật công nghệ, so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai, nhấn mạnh vào khả năng cơ động và cường kích truyền thống. Tên lửa đã là vũ khí chiến đấu chính, thay thế pháo và súng máy hàng không của máy bay chiến đấu thế hệ 2. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4E của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Tiêm kích thế hệ 4 được phát triển vào đầu thập niên 1970, đưa vào sử dụng từ đầu thập niên 1980 trở lại đây và hiện chiếm đa số trong không quân các quốc gia phương Tây, Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác; tiêu biểu cho máy bay chiến đấu thế hệ này là F-16 của Mỹ và Su-27 của Liên Xô/Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga - Nguồn: TopwarNhững chiếc máy bay thế hệ 4 chưa hơn hẳn tốc độ của máy bay thế hệ 3, nhưng việc phát triển nhanh của công nghệ điện tử, tin học vào đầu thập niên 1990 và 2000; những công nghệ mới được ứng dụng như radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA), kênh điện tử số, tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) được áp dụng nhiều trên máy bay chiến đấu thế hệ 4. Ảnh: Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Tiêm kích thế hệ 3 và 4 đã tham gia nhiều trận không chiến và nhiều loại máy bay đã thể hiện những phẩm chất tốt; tuy nhiên nhiều máy bay được kỳ vọng, nhưng đã để lại những nỗi thất vọng lớn; hoặc có loại máy bay phát huy tốt ở quốc gia này, nhưng lại là đối tượng bị chỉ trích của quốc gia khác. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Đứng thứ năm trong top 5 máy bay chiến đấu có thành tích không chiến tốt là F-16 Fighting Falcom của Mỹ. Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ thế hệ 4, 1 động cơ; được đưa vào hoạt động từ đầu những năm 1980 và là loại chiến đấu cơ thế hệ 4 được sản xuất nhiều nhất (hơn 4.500 chiếc). Hiện nay F-16 vẫn đang được hiện đại hóa và sản xuất với các phiên bản mới. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 - Nguồn: Wikipedia.Về thành tích không chiến trên không: Chiến thắng trên không: 76; tổn thất do máy bay địch: 1; tổn thất do hỏa lực phòng không từ mặt đất: 5. Khu vực mà F-16 "lập nhiều chiến công" nhất là tại khu vực Trung Đông; quốc gia sử dụng hiệu quả nhất loại chiến đấu cơ này là Israel. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 - Nguồn: Wikipedia.Đứng thứ bốn trong top 5 là F-15 Eagle của Mỹ; đây là loại chiến đấu cơ hạng nặng thế hệ 4, sử dụng 2 động cơ, hoạt động trong mọi thời tiết; được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Được đưa vào biên chế Không quân Mỹ từ cuối thập niên 1970 và dự kiến hoạt động đến hết năm 2030. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15 - Nguồn: Wikipedia.Về thành tích không chiến: Chiến thắng trên không: 102; tổn thất do máy bay địch: 0; tổn thất do hỏa lực phòng không từ mặt đất: 0. Hơn một nửa những chiến công của F-15 thuộc các phi công Không quân Israel. Chiến công đầu tiên của F-15 thuộc phi công xuất sắc người Israel Moshe Melnik vào năm 1979, khi bắn hạ một chiếc MiG-21 Fishbeds của Không quân Syria. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15 - Nguồn: Wikipedia.Đứng thứ ba trong top 5 là F-14 Tomcat của Mỹ; đây là loại tiêm kích hạng nặng thế hệ 4, sử dụng 2 động cơ, 2 phi công, góc cánh có thể thay đổi (cánh cụp, cánh xòe), chuyên hoạt động trên tàu sân bay; được đưa vào biên chế năm 1974, loại biên hoàn toàn năm 2006. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 - Nguồn: Wikipedia.Thành tích không chiến, chiến thắng trên không: 135; tổn thất do máy bay địch: 4; tổn thất do hỏa lực mặt đất: 4. Chiến thắng đầu tiên, khi 2 chiếc F-14 của Hải quân Mỹ bắn hạ 2 chiếc Su-22 Fitters của Libya. Nhưng thành tích không chiến tốt nhất của loại máy bay này thuộc về Không quân Iran, sử dụng trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1982-1988). Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 - Nguồn: Wikipedia.Đứng thứ hai trong top 5 là MiG-21 của Liên Xô; MiG-21 là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 3, sử dụng 1 động cơ; đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô năm 1958, nhưng hiện nay những phiên bản sửa đổi vẫn được sản xuất (máy bay JF-17). Đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ 3 được sản xuất nhiều nhất (trên 10.000 chiếc); thời kỳ cao điểm, có 50 quốc gia sử dụng loại máy bay chiến đấu này. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 - Nguồn: Wikipedia.Thành tích không chiến, chiến thắng trên không: 240; tổn thất do máy bay địch: 501; tổn thất do hỏa lực phòng không từ mặt đất: Không có số liệu chính xác. MiG-21 đã phát huy tốt trong chiến tranh Việt Nam, khi bắn cháy hầu hết các loại máy bay hiện đại của Không quân Mỹ (trong đó có cả B-52); nhưng tại chiến trường Trung Đông, nó lại bị Không quân Israel bắn hạ nhiều nhất. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 - Nguồn: Wikipedia.Đứng đầu trong danh sách top 5 máy bay chiến đấu thế hệ 3, 4 ưu tú nhất là F-4 Phantom của Mỹ; đây là loại là một loại tiêm kích-ném bom tầm xa siêu thanh hạng nặng thế hệ 4, hai chỗ ngồi, hoạt động trong mọi thời tiết; biên chế trong Quân đội Mỹ từ năm 1960 đến năm 1996. Hiện vẫn còn 11 quốc gia trên thế giới sử dụng loại máy bay này. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4E - Nguồn: Wikipedia.Thành tích không chiến, chiến thắng trên không: 306; tổn thất do máy bay địch: 106; tổn thất do hỏa lực phòng không mặt đất: 545. F-4 Phantom đã bị thảm bại ở Việt Nam, nhưng đã được các phi công Israel "phục hận" trước người Ba Tư và Ả Rập. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4E - Nguồn: Wikipedia. Tiêm kích MiG-21 tới nay vẫn rất được giới sưu tầm ưa chuộng.
Máy bay chiến đấu thế hệ 3 ra đời vào giữa thập niên 1950, phát triển mạnh trong thập niên 1960, 1970 và hiện đang vẫn còn trong biên chế của không quân nhiều quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu cho máy bay chiến đấu thế hệ này là MiG-21 của Liên Xô và F-4 của Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Tiêm kích thế hệ thứ ba này chứng kiến những cải tiến đổi mới về thành tựu kỹ thuật công nghệ, so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai, nhấn mạnh vào khả năng cơ động và cường kích truyền thống. Tên lửa đã là vũ khí chiến đấu chính, thay thế pháo và súng máy hàng không của máy bay chiến đấu thế hệ 2. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4E của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Tiêm kích thế hệ 4 được phát triển vào đầu thập niên 1970, đưa vào sử dụng từ đầu thập niên 1980 trở lại đây và hiện chiếm đa số trong không quân các quốc gia phương Tây, Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác; tiêu biểu cho máy bay chiến đấu thế hệ này là F-16 của Mỹ và Su-27 của Liên Xô/Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga - Nguồn: Topwar
Những chiếc máy bay thế hệ 4 chưa hơn hẳn tốc độ của máy bay thế hệ 3, nhưng việc phát triển nhanh của công nghệ điện tử, tin học vào đầu thập niên 1990 và 2000; những công nghệ mới được ứng dụng như radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA), kênh điện tử số, tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) được áp dụng nhiều trên máy bay chiến đấu thế hệ 4. Ảnh: Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Tiêm kích thế hệ 3 và 4 đã tham gia nhiều trận không chiến và nhiều loại máy bay đã thể hiện những phẩm chất tốt; tuy nhiên nhiều máy bay được kỳ vọng, nhưng đã để lại những nỗi thất vọng lớn; hoặc có loại máy bay phát huy tốt ở quốc gia này, nhưng lại là đối tượng bị chỉ trích của quốc gia khác. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Đứng thứ năm trong top 5 máy bay chiến đấu có thành tích không chiến tốt là F-16 Fighting Falcom của Mỹ. Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ thế hệ 4, 1 động cơ; được đưa vào hoạt động từ đầu những năm 1980 và là loại chiến đấu cơ thế hệ 4 được sản xuất nhiều nhất (hơn 4.500 chiếc). Hiện nay F-16 vẫn đang được hiện đại hóa và sản xuất với các phiên bản mới. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 - Nguồn: Wikipedia.
Về thành tích không chiến trên không: Chiến thắng trên không: 76; tổn thất do máy bay địch: 1; tổn thất do hỏa lực phòng không từ mặt đất: 5. Khu vực mà F-16 "lập nhiều chiến công" nhất là tại khu vực Trung Đông; quốc gia sử dụng hiệu quả nhất loại chiến đấu cơ này là Israel. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 - Nguồn: Wikipedia.
Đứng thứ bốn trong top 5 là F-15 Eagle của Mỹ; đây là loại chiến đấu cơ hạng nặng thế hệ 4, sử dụng 2 động cơ, hoạt động trong mọi thời tiết; được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Được đưa vào biên chế Không quân Mỹ từ cuối thập niên 1970 và dự kiến hoạt động đến hết năm 2030. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15 - Nguồn: Wikipedia.
Về thành tích không chiến: Chiến thắng trên không: 102; tổn thất do máy bay địch: 0; tổn thất do hỏa lực phòng không từ mặt đất: 0. Hơn một nửa những chiến công của F-15 thuộc các phi công Không quân Israel. Chiến công đầu tiên của F-15 thuộc phi công xuất sắc người Israel Moshe Melnik vào năm 1979, khi bắn hạ một chiếc MiG-21 Fishbeds của Không quân Syria. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15 - Nguồn: Wikipedia.
Đứng thứ ba trong top 5 là F-14 Tomcat của Mỹ; đây là loại tiêm kích hạng nặng thế hệ 4, sử dụng 2 động cơ, 2 phi công, góc cánh có thể thay đổi (cánh cụp, cánh xòe), chuyên hoạt động trên tàu sân bay; được đưa vào biên chế năm 1974, loại biên hoàn toàn năm 2006. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 - Nguồn: Wikipedia.
Thành tích không chiến, chiến thắng trên không: 135; tổn thất do máy bay địch: 4; tổn thất do hỏa lực mặt đất: 4. Chiến thắng đầu tiên, khi 2 chiếc F-14 của Hải quân Mỹ bắn hạ 2 chiếc Su-22 Fitters của Libya. Nhưng thành tích không chiến tốt nhất của loại máy bay này thuộc về Không quân Iran, sử dụng trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1982-1988). Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 - Nguồn: Wikipedia.
Đứng thứ hai trong top 5 là MiG-21 của Liên Xô; MiG-21 là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 3, sử dụng 1 động cơ; đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô năm 1958, nhưng hiện nay những phiên bản sửa đổi vẫn được sản xuất (máy bay JF-17). Đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ 3 được sản xuất nhiều nhất (trên 10.000 chiếc); thời kỳ cao điểm, có 50 quốc gia sử dụng loại máy bay chiến đấu này. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 - Nguồn: Wikipedia.
Thành tích không chiến, chiến thắng trên không: 240; tổn thất do máy bay địch: 501; tổn thất do hỏa lực phòng không từ mặt đất: Không có số liệu chính xác. MiG-21 đã phát huy tốt trong chiến tranh Việt Nam, khi bắn cháy hầu hết các loại máy bay hiện đại của Không quân Mỹ (trong đó có cả B-52); nhưng tại chiến trường Trung Đông, nó lại bị Không quân Israel bắn hạ nhiều nhất. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 - Nguồn: Wikipedia.
Đứng đầu trong danh sách top 5 máy bay chiến đấu thế hệ 3, 4 ưu tú nhất là F-4 Phantom của Mỹ; đây là loại là một loại tiêm kích-ném bom tầm xa siêu thanh hạng nặng thế hệ 4, hai chỗ ngồi, hoạt động trong mọi thời tiết; biên chế trong Quân đội Mỹ từ năm 1960 đến năm 1996. Hiện vẫn còn 11 quốc gia trên thế giới sử dụng loại máy bay này. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4E - Nguồn: Wikipedia.
Thành tích không chiến, chiến thắng trên không: 306; tổn thất do máy bay địch: 106; tổn thất do hỏa lực phòng không mặt đất: 545. F-4 Phantom đã bị thảm bại ở Việt Nam, nhưng đã được các phi công Israel "phục hận" trước người Ba Tư và Ả Rập. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4E - Nguồn: Wikipedia.
Tiêm kích MiG-21 tới nay vẫn rất được giới sưu tầm ưa chuộng.