Tổng thống Nga cảnh báo sẽ tấn công những sân bay chứa F-16

Google News

Những sân bay và phương tiện bên ngoài lãnh thổ Ukraine, nhưng được sử dụng trong hoạt động quân sự chống lại Nga sẽ bị coi là mục tiêu tấn công hợp pháp.

Ukraine sẽ sở hữu F-16 vào đầu năm 2024?

Theo Russia Today, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov cho biết, Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ sở hữu  máy bay chiến đấu đa năng F-16 vào đầu năm 2024.

Theo dự kiến, thời gian đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật trong khoảng 6 tháng, chương trình bắt đầu vào cuối mùa hè năm 2023. Theo các chuyên gia, trong thời gian này phương Tây và chính quyền Tổng thống Zelensky sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng dành cho hoạt động của F-16. 

Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, các nước NATO chỉ cung cấp cho Ukraine một số lượng nhỏ máy bay F-16 và với số lượng như vậy Ukraine khó có khả năng thay đổi cục diện trên chiến trường.

Theo lời ông Reznikov, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, khóa huấn luyện đào tạo phi công F-16 cho Ukraine sẽ diễn ra ở Hà Lan, Đan Mạch, Ba Lan và Anh. Quá trình chuẩn bị sẽ mất ít nhất 6 tháng. Ngoài ra, Ukraine sẽ phải xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động của máy bay Mỹ. 

Tong thong Nga canh bao se tan cong nhung san bay chua F-16
Chiến đấu cơ F-16 của Đan Mạch 

Trách nhiệm đào tạo sẽ được giao cho 11 nước: Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Canada, Luxembourg, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Mỹ không tham gia huấn luyện phi công F-16 cho Ukraine nhưng sẽ cung cấp cho các nước châu Âu giấy phép để huấn luyện. 

Trong khi đó, chính quyền Kiev cũng thường xuyên tác động vào phương Tây trong việc đẩy nhanh quyết định đào tạo phi công. “Tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục gây áp lực để dời ngày sang sớm hơn, nhưng tôi nghĩ rằng chương trình đào tạo có thể bắt đầu vào tháng 8”, Tổng thống Zelensky cho biết.

Phản ứng trước kế hoạch của phương Tây và Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói trong phiên họp toàn thể của Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF), Lực lượng Vũ trang Nga sẽ xem xét phương án phá hủy các sân bay nơi F-16 đóng quân.

“Nếu F-16 được bố trí tại các căn cứ không quân bên ngoài lãnh thổ Ukraine và được sử dụng cho các hoạt động chiến sự, chúng tôi sẽ phải xem xét việc tấn công vào những phương tiện được sử dụng trong các hoạt động chiến sự chống lại Nga. Đây là hành động đe dọa nghiêm trọng và sẽ kéo NATO vào cuộc xung đột”, ông Putin nhấn mạnh.

Đồng thời, Tổng thống Nga nói thêm rằng máy bay Mỹ chuyển giao cho quân đội Ukraine sẽ bốc cháy giống như xe tăng Leopard của Đức. Về phía Washington cũng không có hy vọng rằng những chiếc F-16, có thể làm thay đổi được nhiều tình hình của Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Tong thong Nga canh bao se tan cong nhung san bay chua F-16-Hinh-2
 Máy bay F-16

“Thực tế là người Nga có khả năng phòng không rất tốt và còn có lực lượng không quân hiện đại. Trong khi đó số lượng F-16 có thể được cung cấp sẽ không đủ đáp ứng được tình hình hiện tại”, Tướng Douglas Sims, Giám đốc điều hành của Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ, cho biết trong cuộc họp báo ngày 13/7.

F-16 sẽ có vai trò gì ở Ukraine?

F-16 là máy bay chiến đấu đa chức năng, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên không và tấn công mục tiêu dưới đất bằng nhiều loại vũ khí.

Theo các chuyên gia, F-16 sẽ có vai trò đảm bảo ưu thế trên không cho quân đội Ukraine, chiếc máy bay này sẽ được sử dụng để chống lại máy bay chiến đấu của Nga. Bên cạnh đó, F-16 có thể được sử dụng làm phương tiện mang tên lửa không đối đất tầm xa có độ chính xác cao như Storm Shadow được Anh viện trợ.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả mà Ukraine đang trông đợi sẽ phải cần tới gần 200-300 chiếc F-16. Đây không chỉ là vấn đề về thời gian đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật, mà còn là một khoản chi phí tài chính khổng lồ để duy trì hoạt động của phi đội máy bay lớn như vậy.

Trong khi đó, giới lãnh đạo quân sự Ukraine cho rằng việc thiếu F-16 là một trong những lý do khiến tốc độ của cuộc phản công bị chậm lại. Bởi vì họ không có máy bay để tấn công vào phía sau tiền tuyến của quân đội Nga, đánh vào kho tàng, cơ sở hạ tầng, nơi tập trung nhân lực và thiết bị, điều này sẽ làm suy yếu lực lượng phòng thủ của Nga.

Tong thong Nga canh bao se tan cong nhung san bay chua F-16-Hinh-3
 Hệ thống phòng không S-400

Hiệu quả của F-16 giống như các loại vũ khí khác của phương Tây, nó sẽ phụ thuộc nhiều vào chiến thuật sử dụng. Ukraine phải tuân theo các học thuyết của NATO quy định về chiến thuật sử dụng không quân. 

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, phương Tây rõ ràng đang muốn trì hoãn việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, có thể là do lo ngại tổn thất và uy tín của vũ khí. Bên cạnh đó, Mỹ cũng không muốn những chiếc F-16 bị vận hành một cách kém hiệu quả hoặc bị phá hủy dễ dàng như số phận của những chiếc xe tăng Leopard.

Nga cần làm gì để vô hiệu hóa mối đe dọa từ F-16?

Chuyên gia quan sát quân sự Nga Viktor Litovkin cho rằng không có gì đáng lo ngại, bởi F-16 bị đánh giá kém hơn so với nhiều loại chiến đấu cơ của Nga. Đồng thời, việc đối phó hiệu quả với F-16 còn phải phụ thuộc vào cách Ukraine sử dụng nó, họ sẽ sử dụng chiến thuật gì, họ có thể đào tạo nhân sự tốt như thế nào.

Chuyên gia Nga cho rằng, Không quân Ukraine sẽ sử dụng F-16 một cách thận trọng. Nhiều khả năng, F-16 sẽ chỉ được sử dụng cho các cuộc tấn công trên bộ và sẽ không dám hoạt động trong những khu vực có các hệ thống phòng không của Nga.

Ngoài ra, F-16 có thể sẽ được triển khai nhiều loại tên lửa tầm xa mới, nhưng số lượng sẽ không nhiều. Và thực tế cho thấy, các hệ thống trinh sát, hỏa lực phòng không và thiết bị tác chiến điện tử của Nga đủ sức ngăn chặn các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine. 

Vì vậy các chuyên gia Nga kết luận rằng, để chống lại F-16 thì chỉ cần hệ thống phòng không hoạt động tốt là đủ. 

>>> Mời độc giả xem thêm video Sức mạnh nguy hiểm của loại bom chùm Mỹ viện trợ cho Ukraine:
 
Lê Quang

>> xem thêm

Bình luận(0)