Bộ Quốc phòng Nga lưu ý: “Chỉ có một phi hành đoàn thuộc hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1 của nhóm chiến đấu Vostok đã tiêu diệt hơn 10 mục tiêu trên không trong vòng một tuần”.Bộ Quốc phòng Nga lưu ý rằng, Lực lượng Vũ trang Ukraine nhiều lần cố gắng yểm trợ cho các xạ thủ phòng không bằng hỏa lực đại bác và pháo tên lửa, nhưng nhờ sự chuyên nghiệp và phối hợp ăn ý của tổ lái nên đối phương đã không thể làm được điều này.Theo tổ lái hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1, ưu điểm của tổ hợp này là có thể đối phó hiệu quả với tất cả các loại vũ khí hiện đại mà đối phương sử dụng. Hệ thống này chưa thất bại trước một mục tiêu nào.Theo các xạ thủ phòng không, mục tiêu chính của họ hiện nay là tên lửa HIMARS và Alder MLRS, cũng như các máy bay không người lái của Lực lượng Vũ trang Ukraine với nhiều phiên bản khác nhau.Buk-M1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành tiên tiến do Liên Xô phát triển vào năm 1984. Tổ hợp này là một trong những hệ thống đánh chặn đáng sợ nhất thế giới thời điểm chúng ra đời.Phiên bản Buk-M1 được phát triển dựa trên hệ thống Buk được chế tạo vào đầu những năm 1970. Buk-M1 được thiết kế với vai trò hệ thống phòng không chiến thuật chiến trường chuyên đi theo bảo vệ đội hình tiến quân của các sư đoàn cơ giới.Hệ thống này được trang bị đài radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu 9S18M1 Kupol-M1 sử dụng ăng-ten mảng pha. Các thành phần đặt trên xe tự hành bánh xích mới GM-567M có tính năng vượt trội so với các phiên bản phòng không trước đây của Liên Xô.Buk-M1 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 160km, độ cao hơn 30 km và tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật và các mục tiêu trên không ở tầm xa tới 25 km.Ngoài ra, hệ thống tên lửa này còn có khả năng tiêu diệt nhiều loại vũ khí với độ chính xác cao. Nó có thể phá hủy các mục tiêu trên thủy như tàu thủy, tàu chiến ở tầm xa 25 km và các mục tiêu trên bộ như các loại máy bay đang trực chiến tại các căn cứ không quân, các trung tâm phóng tên lửa… ở tầm xa 15 km.Tổ hợp Buk-M1 trang bị đài chỉ huy 9S470M1 hoàn toàn mới, giữ vai trò trung tâm, điều phối hoạt động và liên kết các thành phần khác, đồng thời theo dõi, đánh giá và phân tích kết quả sau khi tên lửa được phóng đi.Xe mang phóng tự hành trang bị radar (TELAR) 9A310M1 của Buk-M1 sử dụng radar dẫn đường và nhận dạng mục tiêu nâng cấp, giúp tăng cự ly hoạt động thêm 25 - 30% so với phiên bản tiền nhiệm.Xác suất nhận dạng chính xác các mục tiêu khí động học và tên lửa đạn đạo của Buk-M1 được tăng lên 60%. Nhờ được hiện đại hóa, mặc dù vẫn sử dụng đạn tên lửa 9M38 (tầm bắn 35 km) nhưng xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng 1 phát bắn của Buk-M1 đã tăng lên 95% so với 90% của Buk.Nhờ được hiện đại hóa, mặc dù vẫn sử dụng đạn tên lửa 9M38 (tầm bắn 35 km) nhưng xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng 1 phát bắn của Buk-M1 đã tăng lên 95% so với 90% của Buk. (Nguồn ảnh: Mil.in.ua, Sputnik, Wikipedia).Cận cảnh tổ hợp Buk-M1 của Nga. Nguồn video: Topwar.
Bộ Quốc phòng Nga lưu ý: “Chỉ có một phi hành đoàn thuộc hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1 của nhóm chiến đấu Vostok đã tiêu diệt hơn 10 mục tiêu trên không trong vòng một tuần”.
Bộ Quốc phòng Nga lưu ý rằng, Lực lượng Vũ trang Ukraine nhiều lần cố gắng yểm trợ cho các xạ thủ phòng không bằng hỏa lực đại bác và pháo tên lửa, nhưng nhờ sự chuyên nghiệp và phối hợp ăn ý của tổ lái nên đối phương đã không thể làm được điều này.
Theo tổ lái hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1, ưu điểm của tổ hợp này là có thể đối phó hiệu quả với tất cả các loại vũ khí hiện đại mà đối phương sử dụng. Hệ thống này chưa thất bại trước một mục tiêu nào.
Theo các xạ thủ phòng không, mục tiêu chính của họ hiện nay là tên lửa HIMARS và Alder MLRS, cũng như các máy bay không người lái của Lực lượng Vũ trang Ukraine với nhiều phiên bản khác nhau.
Buk-M1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành tiên tiến do Liên Xô phát triển vào năm 1984. Tổ hợp này là một trong những hệ thống đánh chặn đáng sợ nhất thế giới thời điểm chúng ra đời.
Phiên bản Buk-M1 được phát triển dựa trên hệ thống Buk được chế tạo vào đầu những năm 1970. Buk-M1 được thiết kế với vai trò hệ thống phòng không chiến thuật chiến trường chuyên đi theo bảo vệ đội hình tiến quân của các sư đoàn cơ giới.
Hệ thống này được trang bị đài radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu 9S18M1 Kupol-M1 sử dụng ăng-ten mảng pha. Các thành phần đặt trên xe tự hành bánh xích mới GM-567M có tính năng vượt trội so với các phiên bản phòng không trước đây của Liên Xô.
Buk-M1 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 160km, độ cao hơn 30 km và tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật và các mục tiêu trên không ở tầm xa tới 25 km.
Ngoài ra, hệ thống tên lửa này còn có khả năng tiêu diệt nhiều loại vũ khí với độ chính xác cao. Nó có thể phá hủy các mục tiêu trên thủy như tàu thủy, tàu chiến ở tầm xa 25 km và các mục tiêu trên bộ như các loại máy bay đang trực chiến tại các căn cứ không quân, các trung tâm phóng tên lửa… ở tầm xa 15 km.
Tổ hợp Buk-M1 trang bị đài chỉ huy 9S470M1 hoàn toàn mới, giữ vai trò trung tâm, điều phối hoạt động và liên kết các thành phần khác, đồng thời theo dõi, đánh giá và phân tích kết quả sau khi tên lửa được phóng đi.
Xe mang phóng tự hành trang bị radar (TELAR) 9A310M1 của Buk-M1 sử dụng radar dẫn đường và nhận dạng mục tiêu nâng cấp, giúp tăng cự ly hoạt động thêm 25 - 30% so với phiên bản tiền nhiệm.
Xác suất nhận dạng chính xác các mục tiêu khí động học và tên lửa đạn đạo của Buk-M1 được tăng lên 60%. Nhờ được hiện đại hóa, mặc dù vẫn sử dụng đạn tên lửa 9M38 (tầm bắn 35 km) nhưng xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng 1 phát bắn của Buk-M1 đã tăng lên 95% so với 90% của Buk.
Nhờ được hiện đại hóa, mặc dù vẫn sử dụng đạn tên lửa 9M38 (tầm bắn 35 km) nhưng xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng 1 phát bắn của Buk-M1 đã tăng lên 95% so với 90% của Buk. (Nguồn ảnh: Mil.in.ua, Sputnik, Wikipedia).
Cận cảnh tổ hợp Buk-M1 của Nga. Nguồn video: Topwar.