Kh-55 SM (NATO định danh là AS-15 “Kent”) là tên lửa hành trình chiến lược có tốc độ cận âm, phóng từ trên không, tầm bắn 2.500 km, được Liên Xô phát triển từ đầu thập niên 1970. Được thiết kế bởi Phòng thiết kế nổi tiếng MKB Raduga, Kh-55 SM được trang bị riêng cho các máy bay ném bom chiến lược của Nga, có đầu đạn hạt nhân 200 kiloton.Vào cuối những năm 1980, Phòng thiết kế Raduga bắt đầu nghiên cứu thay thế tên lửa Kh-55 SM có khả năng tàng hình cao hơn với đầu đạn thông thường (Kh-101) hoặc hạt nhân (Kh-102), mà chính Quân đội Nga đang sử dụng hiện nay.Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, do những hạn chế trong việc triển khai tên lửa hạt nhân tầm xa, Nga bắt đầu phát triển một biến thể thông thường của Kh-55 SM. Và vào năm 2001, Lực lượng Không quân Nga được cho là đã bật đèn xanh cho sự phát triển này của tên lửa Kh-555 (NATO định danh là AS-15 Kent C).Tên lửa Kh-555 được hình thành như một phiên bản nâng cấp của Kh-55 SM, chứ không phải là sự thay thế như trường hợp của tên lửa Kh-101. Kh-555 có kích thước tương tự Kh-55 SM với động cơ phản lực và hệ thống dẫn đường mới.Tín hiệu phản xạ radar của Kh-555 nhỏ hơn Kh-55 SM. Tuy nhiên, Kh-555 không phải là tên lửa tàng hình như Kh-101. Chuyến bay đầu tiên của Kh-101 diễn ra vào năm 1998 và các thử nghiệm đánh giá bắt đầu vào năm 2000. Còn tên lửa Kh-555 thử nghiệm và phê duyệt sản xuất vào năm 1999; được Không quân Nga đưa vào biên chế năm 2004.Cả hai loại tên lửa Kh-555 và Kh-101 đều đã được máy bay ném bom Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra. Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, trước khi bắt đầu cuộc xung đột vào ngày 24/2/2022, Nga có 444 tên lửa Kh-101 & Kh-555. Đến giữa tháng 10, số tên lửa đã giảm xuống còn 213.Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh vào ngày 26 tháng 11 năm 2022, trong một chủ đề trên Twitter đã viết, “Nga có khả năng loại bỏ các đầu đạn hạt nhân khỏi các tên lửa hành trình cũ và phóng các loại tên lửa không mang đầu đạn này vào Ukraine”.Bộ Quốc phòng Anh viết, “Đầu đạn tên lửa Kh-555 có lẽ đã được thay thế; mặc dù tên lửa không mang đầu đạn, nhưng như vậy vẫn sẽ tạo ra một số thiệt hại thông qua động năng của tên lửa và số nhiên liệu chưa sử dụng, nhưng nó không có khả năng đạt được hiệu quả đáng tin cậy đối với các mục tiêu đã định”.Mục đích của chủ đề Twitter của Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh muốn “tạo ấn tượng” rằng, sau khi cạn kho tên lửa hành trình hiện có, Nga rất muốn tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine đến mức “sẵn sàng hy sinh” khả năng răn đe chiến lược của mình.Tiếp theo, Bộ Quốc phòng Anh đưa ra thông tin “có vẻ hợp lý” hơn, “Nga gần như chắc chắn hy vọng những tên lửa như vậy sẽ hoạt động như những “mồi nhử” và làm “chuyển hướng” hệ thống phòng không của Ukraine. Bất kể ý định của Nga là gì, việc này làm nổi bật mức độ khó khăn trong kho tên lửa tầm xa của Nga”. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) do chính phủ Mỹ tài trợ, đã “lặp lại điệp khúc” của Bộ Quốc phòng Anh trên Twitter, “Quân đội Nga có khả năng sử dụng một hệ thống vũ khí chiến lược trong vai trò “mồi nhử” với lực lượng phòng không Ukraine; đồng thời là minh chứng trong nhận định trước đây (của ISW), quân đội Nga đã hết tên lửa chính xác cao”.Vậy thông tin của Bộ Quốc phòng Anh, dựa trên những thông tin của tình báo Anh có đúng sự thật? Trước hết khắc định đây là những “nỗ lực thô bạo” nhằm đưa thông tin sai lệch. Với sự ra đời của tên lửa hành trình Kh-102, nhiều tên lửa Kh-55 SM đang được Nga rút khỏi vai trò tấn công chiến lược. Có bằng chứng cho thấy rằng, sau khi đưa vào biên chế tên lửa hành trình chiến lược tầm xa tàng hình mang đầu đạn hạt nhân Kh-102, Nga đã bắt đầu trang bị tên lửa Kh-55 SM với đầu đạn trơ từ năm 2015. Không quân Nga năm 2015 tuyên bố, 4 tiêm kích đánh chặn MiG-31 Foxhound, đã phóng thành công tên lửa hành trình Kh-55 trong cuộc thử nghiệm với sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm A-50.Không chỉ riêng Quân đội Nga, mà các quân đội trên khắp thế giới đều cố gắng sử dụng các hệ thống vũ khí đã loại biên để sử dụng hiệu quả. Và có khả năng, Nga đang sử dụng tên lửa Kh-55 SM, đã rút khỏi vai trò chiến lược và được trang bị đầu đạn trơ, làm mồi nhử để nhử các hệ thống phòng không của Ukraine “bật đèn” để giao chiến với tên lửa, làm lộ vị trí của chúng và để Su-35S tấn công bằng tên lửa bức xạ Kh-31PD.Không có bằng chứng nào cho thấy việc Nga cạn kho tên lửa hành trình, và buộc phải sử dụng tên lửa chiến lược để tấn công mục tiêu thông thường ở Ukraine. Những thông tin về việc Nga hết tên lửa hành trình thường xuyên được truyền thông phương Tây đưa tin; nhưng thực tế chứng minh ngược lại, ngày càng thấy Nga sử dụng nhiều tên lửa hơn trên chiến trường Ukraine.
Kh-55 SM (NATO định danh là AS-15 “Kent”) là tên lửa hành trình chiến lược có tốc độ cận âm, phóng từ trên không, tầm bắn 2.500 km, được Liên Xô phát triển từ đầu thập niên 1970. Được thiết kế bởi Phòng thiết kế nổi tiếng MKB Raduga, Kh-55 SM được trang bị riêng cho các máy bay ném bom chiến lược của Nga, có đầu đạn hạt nhân 200 kiloton.
Vào cuối những năm 1980, Phòng thiết kế Raduga bắt đầu nghiên cứu thay thế tên lửa Kh-55 SM có khả năng tàng hình cao hơn với đầu đạn thông thường (Kh-101) hoặc hạt nhân (Kh-102), mà chính Quân đội Nga đang sử dụng hiện nay.
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, do những hạn chế trong việc triển khai tên lửa hạt nhân tầm xa, Nga bắt đầu phát triển một biến thể thông thường của Kh-55 SM. Và vào năm 2001, Lực lượng Không quân Nga được cho là đã bật đèn xanh cho sự phát triển này của tên lửa Kh-555 (NATO định danh là AS-15 Kent C).
Tên lửa Kh-555 được hình thành như một phiên bản nâng cấp của Kh-55 SM, chứ không phải là sự thay thế như trường hợp của tên lửa Kh-101. Kh-555 có kích thước tương tự Kh-55 SM với động cơ phản lực và hệ thống dẫn đường mới.
Tín hiệu phản xạ radar của Kh-555 nhỏ hơn Kh-55 SM. Tuy nhiên, Kh-555 không phải là tên lửa tàng hình như Kh-101. Chuyến bay đầu tiên của Kh-101 diễn ra vào năm 1998 và các thử nghiệm đánh giá bắt đầu vào năm 2000. Còn tên lửa Kh-555 thử nghiệm và phê duyệt sản xuất vào năm 1999; được Không quân Nga đưa vào biên chế năm 2004.
Cả hai loại tên lửa Kh-555 và Kh-101 đều đã được máy bay ném bom Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra. Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, trước khi bắt đầu cuộc xung đột vào ngày 24/2/2022, Nga có 444 tên lửa Kh-101 & Kh-555. Đến giữa tháng 10, số tên lửa đã giảm xuống còn 213.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh vào ngày 26 tháng 11 năm 2022, trong một chủ đề trên Twitter đã viết, “Nga có khả năng loại bỏ các đầu đạn hạt nhân khỏi các tên lửa hành trình cũ và phóng các loại tên lửa không mang đầu đạn này vào Ukraine”.
Bộ Quốc phòng Anh viết, “Đầu đạn tên lửa Kh-555 có lẽ đã được thay thế; mặc dù tên lửa không mang đầu đạn, nhưng như vậy vẫn sẽ tạo ra một số thiệt hại thông qua động năng của tên lửa và số nhiên liệu chưa sử dụng, nhưng nó không có khả năng đạt được hiệu quả đáng tin cậy đối với các mục tiêu đã định”.
Mục đích của chủ đề Twitter của Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh muốn “tạo ấn tượng” rằng, sau khi cạn kho tên lửa hành trình hiện có, Nga rất muốn tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine đến mức “sẵn sàng hy sinh” khả năng răn đe chiến lược của mình.
Tiếp theo, Bộ Quốc phòng Anh đưa ra thông tin “có vẻ hợp lý” hơn, “Nga gần như chắc chắn hy vọng những tên lửa như vậy sẽ hoạt động như những “mồi nhử” và làm “chuyển hướng” hệ thống phòng không của Ukraine. Bất kể ý định của Nga là gì, việc này làm nổi bật mức độ khó khăn trong kho tên lửa tầm xa của Nga”.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) do chính phủ Mỹ tài trợ, đã “lặp lại điệp khúc” của Bộ Quốc phòng Anh trên Twitter, “Quân đội Nga có khả năng sử dụng một hệ thống vũ khí chiến lược trong vai trò “mồi nhử” với lực lượng phòng không Ukraine; đồng thời là minh chứng trong nhận định trước đây (của ISW), quân đội Nga đã hết tên lửa chính xác cao”.
Vậy thông tin của Bộ Quốc phòng Anh, dựa trên những thông tin của tình báo Anh có đúng sự thật? Trước hết khắc định đây là những “nỗ lực thô bạo” nhằm đưa thông tin sai lệch. Với sự ra đời của tên lửa hành trình Kh-102, nhiều tên lửa Kh-55 SM đang được Nga rút khỏi vai trò tấn công chiến lược.
Có bằng chứng cho thấy rằng, sau khi đưa vào biên chế tên lửa hành trình chiến lược tầm xa tàng hình mang đầu đạn hạt nhân Kh-102, Nga đã bắt đầu trang bị tên lửa Kh-55 SM với đầu đạn trơ từ năm 2015. Không quân Nga năm 2015 tuyên bố, 4 tiêm kích đánh chặn MiG-31 Foxhound, đã phóng thành công tên lửa hành trình Kh-55 trong cuộc thử nghiệm với sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm A-50.
Không chỉ riêng Quân đội Nga, mà các quân đội trên khắp thế giới đều cố gắng sử dụng các hệ thống vũ khí đã loại biên để sử dụng hiệu quả. Và có khả năng, Nga đang sử dụng tên lửa Kh-55 SM, đã rút khỏi vai trò chiến lược và được trang bị đầu đạn trơ, làm mồi nhử để nhử các hệ thống phòng không của Ukraine “bật đèn” để giao chiến với tên lửa, làm lộ vị trí của chúng và để Su-35S tấn công bằng tên lửa bức xạ Kh-31PD.
Không có bằng chứng nào cho thấy việc Nga cạn kho tên lửa hành trình, và buộc phải sử dụng tên lửa chiến lược để tấn công mục tiêu thông thường ở Ukraine. Những thông tin về việc Nga hết tên lửa hành trình thường xuyên được truyền thông phương Tây đưa tin; nhưng thực tế chứng minh ngược lại, ngày càng thấy Nga sử dụng nhiều tên lửa hơn trên chiến trường Ukraine.