Hiện tại, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới được xếp loại là máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ, J-20 của Trung Quốc và máy bay chiến đấu Su-57 của Nga.Trong số 4 loại máy bay chiến đấu tàng hình trên thì F-22 của Mỹ đã ngừng sản xuất từ lâu; còn năng lực sản xuất Su-57 của Nga khá hạn chế, mặc dù có thông tin công khai rằng, Su-57 đã tham chiến tại Ukraine và thể hiện khả năng chiến đấu thực tế trên không.Trên thực tế, số lượng Su-57 đã trở thành “khuyết điểm chí mạng” nhất của tiêm kích tàng hình Su-57 hiện nay. Nga cũng đã đẩy nhanh đáng kể tốc độ sản xuất Su-57. Theo hãng tin Nga Sputnik ngày 27/12 cho biết, Nga sẽ tiếp tục tăng gấp đôi công suất sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình Su-57. Sputnik dẫn lời Tổng giám đốc Tập đoàn nhà nước Rostec, ông Sergei Chemezov đã tuyên bố rằng, theo kế hoạch sản xuất năm 2023, lô tiêm kích tàng hình Su-57 cuối cùng của năm 2023 đã được bàn giao đúng theo kế hoạch.Đến năm 2024, Nga sẽ đẩy nhanh việc sản xuất Su-57, cho phép Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga nhận được số máy bay Su-57 với số lượng gấp đôi năm 2023. Ông Chemezov cho biết: “Lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 hàng năm của chúng tôi gần như tăng gấp đôi”.Máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 bắt đầu được giao hàng loạt vào năm 2020. Theo kế hoạch, Không quân Nga sẽ nhận được 76 máy bay Su-57 vào năm 2027. Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đẩy nhanh tiến độ bàn giao Su-57 cho Quân đội Nga.Ông Denis Manturov, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công Thương Liên bang Nga, xác nhận rằng, “những máy bay chiến đấu mới này đã vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt tại nhà máy”.Người đứng đầu Bộ Công Thương Nga cũng cho biết, việc mở rộng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp hàng không Nga là nhờ giải quyết các vấn đề xung quanh việc cung cấp linh kiện kịp thời và nâng cao công nghệ lắp ráp của các nhà máy của Nga.Ông Manturov cũng cho biết thêm, trong năm 2023, dây chuyền lắp ráp Su-57 đã được tinh chỉnh và hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho khối lượng sản xuất hàng loạt máy bay. Các biện pháp toàn diện đã được đưa ra để giải quyết các điểm nghẽn, không chỉ ở bộ phận lắp ráp cuối cùng mà còn trong toàn bộ quy trình sản xuất.Năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga đã nhận 06 máy bay Su-57, 02 chiếc vào tháng 5 và 04 chiếc vào tháng 12. Tính đến đầu năm năm 2023, tổng cộng 10 máy bay Su-57 đã được chuyển giao cho Không quân Nga. Trong một sự kiện đáng chú ý vào tháng 9/2023, Không quân Nga đã nhận được lô Su-57 đầu tiên của năm 2023. Mặc dù số lượng máy bay chính xác được giao đợt tháng 9 và ngày 27/12 không được tiết lộ, nhưng có khả năng, số Su-57 được bàn giao vào năm 2023 là khoảng 10 chiếc.Như ông Sergey Chemezov khẳng định về việc sản lượng Su-57 tăng gần gấp đôi mỗi năm, như vậy vào năm 2024 trở đi, Không quân Nga sẽ có thêm khoảng 20 chiếc Su-57 một năm trong biên chế; một con số tương đương với số lượng máy bay chiến đấu của một quốc gia châu Âu tương đối lớn.Vào tháng 7/2023, báo chí Nga đã đưa tin về việc thử nghiệm đang được tiến hành với phiên bản mới của máy bay chiến đấu Su-57. Đặc điểm nổi bật của phiên bản này là "động cơ thế hệ thứ sáu", với vòi phun phẳng cộng với vectơ lực đẩy động.Bản nâng cấp này dường như là sự tiếp nối quá trình phát triển của động cơ “Izdelie 30”, hay còn được gọi là “động cơ giai đoạn hai”. Kế hoạch của Nga là lắp những động cơ này vào một số chiếc Su-57 mới xuất xưởng.Mặc dù "động cơ giai đoạn hai" trước đó đã trải qua các cuộc thử nghiệm từ năm 2017-2018 trên máy bay Su-57, nhưng kết quả thử nghiệm không được chia sẻ với công chúng. Nên nhớ, một chiếc chiến đấu thế hệ 5 không được coi là hoàn chỉnh nếu không thể bay hành trình với tốc độ siêu âm.Điều thú vị là các hãng truyền thông đã trích dẫn một slide từ bài thuyết trình của United Engine Corporation (UEC) trong báo cáo của họ về động cơ vòi phun phẳng mà họ đã theo đuổi phát triển hơn 10 năm nay. Việc sử dụng động cơ mới có thể làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng nhiên liệu ở tốc độ cận âm lên tới 12,5%. Theo UEC, những tiến bộ dự kiến của “Động cơ NTRP thế hệ thứ 6” không chỉ liên quan đến việc phát triển vòi phun phẳng, mà còn bao gồm việc tạo ra các vòng bi hiệu suất cao, gốm sứ cho các bộ phận tuabin và hệ thống đánh lửa plasma. Tin vui là dây chuyền sản xuất tiêm kích tàng hình Su-57 đã mở rộng số lượng sản xuất và tăng gấp đôi công suất sản xuất mỗi năm; tuy nhiên những ngày cuối năm 2023, tin buồn với Không quân Nga là Ukraine đã phục kích bắn rơi ít nhất một máy bay tiêm kích bom Su-34 (Ukraine tuyên bố là 3 chiếc).Đối với Nga, ngoài việc tăng tốc độ sản xuất máy bay thế hệ thứ 5, nhiệm vụ quan trọng nhất khác của họ là tăng cường sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác để nâng cao khả năng sống sót của máy bay chiến đấu trên chiến trường; nếu không họ sẽ phải đối mặt với những mối đe dọa khác trong tương lai.
Hiện tại, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới được xếp loại là máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ, J-20 của Trung Quốc và máy bay chiến đấu Su-57 của Nga.
Trong số 4 loại máy bay chiến đấu tàng hình trên thì F-22 của Mỹ đã ngừng sản xuất từ lâu; còn năng lực sản xuất Su-57 của Nga khá hạn chế, mặc dù có thông tin công khai rằng, Su-57 đã tham chiến tại Ukraine và thể hiện khả năng chiến đấu thực tế trên không.
Trên thực tế, số lượng Su-57 đã trở thành “khuyết điểm chí mạng” nhất của tiêm kích tàng hình Su-57 hiện nay. Nga cũng đã đẩy nhanh đáng kể tốc độ sản xuất Su-57. Theo hãng tin Nga Sputnik ngày 27/12 cho biết, Nga sẽ tiếp tục tăng gấp đôi công suất sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình Su-57.
Sputnik dẫn lời Tổng giám đốc Tập đoàn nhà nước Rostec, ông Sergei Chemezov đã tuyên bố rằng, theo kế hoạch sản xuất năm 2023, lô tiêm kích tàng hình Su-57 cuối cùng của năm 2023 đã được bàn giao đúng theo kế hoạch.
Đến năm 2024, Nga sẽ đẩy nhanh việc sản xuất Su-57, cho phép Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga nhận được số máy bay Su-57 với số lượng gấp đôi năm 2023. Ông Chemezov cho biết: “Lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 hàng năm của chúng tôi gần như tăng gấp đôi”.
Máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 bắt đầu được giao hàng loạt vào năm 2020. Theo kế hoạch, Không quân Nga sẽ nhận được 76 máy bay Su-57 vào năm 2027. Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đẩy nhanh tiến độ bàn giao Su-57 cho Quân đội Nga.
Ông Denis Manturov, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công Thương Liên bang Nga, xác nhận rằng, “những máy bay chiến đấu mới này đã vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt tại nhà máy”.
Người đứng đầu Bộ Công Thương Nga cũng cho biết, việc mở rộng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp hàng không Nga là nhờ giải quyết các vấn đề xung quanh việc cung cấp linh kiện kịp thời và nâng cao công nghệ lắp ráp của các nhà máy của Nga.
Ông Manturov cũng cho biết thêm, trong năm 2023, dây chuyền lắp ráp Su-57 đã được tinh chỉnh và hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho khối lượng sản xuất hàng loạt máy bay. Các biện pháp toàn diện đã được đưa ra để giải quyết các điểm nghẽn, không chỉ ở bộ phận lắp ráp cuối cùng mà còn trong toàn bộ quy trình sản xuất.
Năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga đã nhận 06 máy bay Su-57, 02 chiếc vào tháng 5 và 04 chiếc vào tháng 12. Tính đến đầu năm năm 2023, tổng cộng 10 máy bay Su-57 đã được chuyển giao cho Không quân Nga.
Trong một sự kiện đáng chú ý vào tháng 9/2023, Không quân Nga đã nhận được lô Su-57 đầu tiên của năm 2023. Mặc dù số lượng máy bay chính xác được giao đợt tháng 9 và ngày 27/12 không được tiết lộ, nhưng có khả năng, số Su-57 được bàn giao vào năm 2023 là khoảng 10 chiếc.
Như ông Sergey Chemezov khẳng định về việc sản lượng Su-57 tăng gần gấp đôi mỗi năm, như vậy vào năm 2024 trở đi, Không quân Nga sẽ có thêm khoảng 20 chiếc Su-57 một năm trong biên chế; một con số tương đương với số lượng máy bay chiến đấu của một quốc gia châu Âu tương đối lớn.
Vào tháng 7/2023, báo chí Nga đã đưa tin về việc thử nghiệm đang được tiến hành với phiên bản mới của máy bay chiến đấu Su-57. Đặc điểm nổi bật của phiên bản này là "động cơ thế hệ thứ sáu", với vòi phun phẳng cộng với vectơ lực đẩy động.
Bản nâng cấp này dường như là sự tiếp nối quá trình phát triển của động cơ “Izdelie 30”, hay còn được gọi là “động cơ giai đoạn hai”. Kế hoạch của Nga là lắp những động cơ này vào một số chiếc Su-57 mới xuất xưởng.
Mặc dù "động cơ giai đoạn hai" trước đó đã trải qua các cuộc thử nghiệm từ năm 2017-2018 trên máy bay Su-57, nhưng kết quả thử nghiệm không được chia sẻ với công chúng. Nên nhớ, một chiếc chiến đấu thế hệ 5 không được coi là hoàn chỉnh nếu không thể bay hành trình với tốc độ siêu âm.
Điều thú vị là các hãng truyền thông đã trích dẫn một slide từ bài thuyết trình của United Engine Corporation (UEC) trong báo cáo của họ về động cơ vòi phun phẳng mà họ đã theo đuổi phát triển hơn 10 năm nay. Việc sử dụng động cơ mới có thể làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng nhiên liệu ở tốc độ cận âm lên tới 12,5%.
Theo UEC, những tiến bộ dự kiến của “Động cơ NTRP thế hệ thứ 6” không chỉ liên quan đến việc phát triển vòi phun phẳng, mà còn bao gồm việc tạo ra các vòng bi hiệu suất cao, gốm sứ cho các bộ phận tuabin và hệ thống đánh lửa plasma.
Tin vui là dây chuyền sản xuất tiêm kích tàng hình Su-57 đã mở rộng số lượng sản xuất và tăng gấp đôi công suất sản xuất mỗi năm; tuy nhiên những ngày cuối năm 2023, tin buồn với Không quân Nga là Ukraine đã phục kích bắn rơi ít nhất một máy bay tiêm kích bom Su-34 (Ukraine tuyên bố là 3 chiếc).
Đối với Nga, ngoài việc tăng tốc độ sản xuất máy bay thế hệ thứ 5, nhiệm vụ quan trọng nhất khác của họ là tăng cường sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác để nâng cao khả năng sống sót của máy bay chiến đấu trên chiến trường; nếu không họ sẽ phải đối mặt với những mối đe dọa khác trong tương lai.