Quân sử thế giới ghi rằng, cuộc Chiến tranh vùng Vịnh do Mỹ phát động năm 1991 chống lại Iraq đã giành chiến thắng chỉ sau 42 ngày; cuộc chiến cũng cho các nước trên thế giới thấy cuộc chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao là gì. Đồng thời cũng đánh dấu sự chuyển đổi của chiến tranh từ mô hình truyền thống sang chiến tranh công nghệ cao.Việc chuyển đổi mô hình chiến tranh truyền thống còn đánh dấu vũ khí công nghệ cao đã trở thành nền tảng của chiến tranh hiện đại, có tác động rất lớn đến các nước trên thế giới và mang lại nguồn cảm hứng đáng kể cho các nước về chiến lược tác chiến, chiến dịch, chiến thuật và xây dựng tiềm lực quốc phòng.Nhưng cuộc chiến tranh trước đó khởi nguồn cho chiến tranh công nghệ cao chính là chiến dịch tập kích đường không của Mỹ vào Libia năm 1986. Lực lượng của Mỹ đã tiêu diệt 5 mục tiêu quân sự quan trọng của đối thủ chỉ trong 23 phút, thể hiện sức mạnh thực sự của một siêu cường quân sự.Nhà lãnh đạo Gaddafi của Libya, là người có tư tưởng chống Mỹ và luôn đưa ra mọi quyết định dựa trên sở thích của mình. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Gaddafi, đã đem lại cho người dân Libya một cuộc sống tương đối thịnh vượng.Tuy nhiên những thay đổi “thất thường” của Gaddafi đã làm khó nhiều người, chưa kể những chính sách mà ông thực hiện đã làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ; nên Mỹ quyết định dạy cho Gaddafi một bài học.Vào ngày 15/4/1986 năm 1986, Mỹ đã phát động một chiến dịch tác chiến chung có tên là “El Dorado Canyon” tập kích vào Libya. Chiến dịch này là một hoạt động chung của Hải quân và Không quân Mỹ; nhưng có thể do chiến dịch diễn ra quá ngắn ngủi, nên bị các nước xem nhẹ.Sau khi ông Gaddafi trở thành Tổng thống Libya, ông có mối quan hệ tương đối thân thiện với Liên Xô và thực hiện chính sách chống Mỹ, trục xuất mọi căn cứ quân sự của phương Tây trên lãnh thổ Lybia. Đồng thời quốc hữu hóa ngành khai thác dầu mỏ và thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội.Bởi vì hàng loạt chính sách của Gaddafi được thực hiện quá nhanh, nên đôi khi những quyết định được đưa ra vào buổi sáng lại khác với những quyết định được đưa ra vào buổi tối, điều này không chỉ khiến người dân trong nước choáng ngợp, mà ngay cả nước Mỹ cũng bối rối và không kịp phản ứng....Những nhà sản xuất dầu của Mỹ bị trục xuất khỏi Libya, gây tổn thất lớn cho lợi ích của Mỹ. Đồng thời Mỹ cáo buộc Libya chịu trách nhiệm trực tiếp vào các hành động khủng bố nhằm vào Mỹ, bao gồm vụ đánh bom sàn nhảy La Belle ở Tây Berlin vào ngày 14/4/1986, làm hơn 200 người bị thương.Trong bối cảnh đó, Mỹ đã lên kế hoạch thực hiện các hành động trả đũa, đồng thời dạy cho Gaddafi một bài học với chiến dịch “El Dorado Canyon”. Mục tiêu của chiến dịch gồm một học viện hải quân, sân bay quân sự Tripoli, các doanh trại quân đội ở Aziziyah, căn cứ quân sự Side Bilal và các cơ sở ở Benghazi.Trong chiến dịch El Dorado Canyon, Mỹ đã sử dụng 150 máy bay các loại, thả tổng cộng 60 tấn bom vào các mục tiêu quân sự của Lybia. Chiến dịch không kích diễn ra ngay sau khi lực lượng phòng không Libya phát hiện ra lưu lượng trao đổi bằng mật mã giữa các tàu chiến và máy bay Mỹ gia tăng ở ngoài khơi.Các máy bay chiến đấu của cả không quân hải quân và lực lượng không quân của Mỹ xuất kích từ hai tàu sân bay The America và The Coral Sea ở Địa Trung Hải, cùng các căn cứ Lakenheath, Mildenhall và Fairford tại Anh.Hai loại máy bay có khả năng tấn công chính xác vào ban đêm, được Mỹ sử dụng làm máy bay chiến đấu chủ lực tham gia tấn công trực tiếp, là cường kích A-6 của hải quân và F-111 của không quân. Ngoài ra còn có gần 100 chiếc máy bay có nhiệm vụ hỗ trợ như máy bay tiếp dầu, máy bay chỉ huy cảnh báo sớm…Toàn bộ chiến dịch ném bom chỉ kéo dài 23 phút, Quân đội Mỹ đã cho nổ tung chính xác 5 đài radar cảnh giới tầm xa, làm tê liệt toàn bộ hệ thống phòng không của Libya, sau đó ném bom các căn cứ quân sự quan trọng trên lãnh thổ nước này.Ngoài ra, con gái nuôi của Tổng thống Gaddafi cũng thiệt mạng tại chỗ, hai con trai của ông bị thương nặng. Chiến dịch El Dorado Canyon của Mỹ hoàn thành xuất sắc, ngoại trừ một máy bay chiến đấu bị tên lửa Libya bắn rơi, số còn lại đều trở về tàu sân bay an toàn.Chiến dịch El Dorado Canyon là chiến dịch quân sự chung trên biển và trên không hiện đại đầu tiên theo đúng nghĩa. Trong toàn bộ quá trình ném bom, Quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống chỉ huy C3I (điều khiển, truyền tin, tình báo) và sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay tác chiến điện tử,… phá vỡ mô hình tác chiến truyền thống.Theo các nhà sử học quân sự, chiến dịch El Dorado Canyon của Mỹ đã đặt nền móng vững chắc cho Chiến tranh vùng Vịnh mà họ phát động sau này; thậm chí có thể nói rằng vụ tập kích đường không này, là một cuộc diễn tập cho Chiến tranh vùng Vịnh do Mỹ phát động năm 1991. Đồng thời, nó cũng nhắc nhở các nước trên thế giới rằng, công cuộc hiện đại hóa và cải cách quân đội đã bắt đầu, và chiến dịch El Dorado Canyon vừa chỉ ra hướng đi cho họ.Như đã đề cập ở trên, do chiến dịch El Dorado Canyon diễn biến quá nhanh, nên nhiều nước xem đó chỉ là một cuộc tập kích đường không đơn thuần của Mỹ, xem nhẹ các biện pháp chống đỡ.Tuy nhiên, phải sau Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, các nước trên thế giới mới thực sự nhận ra việc cải cách quân đội và chiến tranh hiện đại. Cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 và chiến dịch El Dorado Canyon chỉ cách nhau vài năm, nên ít quốc gia kịp quan sát và rút kinh nghiệm cho mình; tiêu biểu là Tổng thống Saddam Hussein của Iraq (Nguồn ảnh: Wikipedia).
Quân sử thế giới ghi rằng, cuộc Chiến tranh vùng Vịnh do Mỹ phát động năm 1991 chống lại Iraq đã giành chiến thắng chỉ sau 42 ngày; cuộc chiến cũng cho các nước trên thế giới thấy cuộc chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao là gì. Đồng thời cũng đánh dấu sự chuyển đổi của chiến tranh từ mô hình truyền thống sang chiến tranh công nghệ cao.
Việc chuyển đổi mô hình chiến tranh truyền thống còn đánh dấu vũ khí công nghệ cao đã trở thành nền tảng của chiến tranh hiện đại, có tác động rất lớn đến các nước trên thế giới và mang lại nguồn cảm hứng đáng kể cho các nước về chiến lược tác chiến, chiến dịch, chiến thuật và xây dựng tiềm lực quốc phòng.
Nhưng cuộc chiến tranh trước đó khởi nguồn cho chiến tranh công nghệ cao chính là chiến dịch tập kích đường không của Mỹ vào Libia năm 1986. Lực lượng của Mỹ đã tiêu diệt 5 mục tiêu quân sự quan trọng của đối thủ chỉ trong 23 phút, thể hiện sức mạnh thực sự của một siêu cường quân sự.
Nhà lãnh đạo Gaddafi của Libya, là người có tư tưởng chống Mỹ và luôn đưa ra mọi quyết định dựa trên sở thích của mình. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Gaddafi, đã đem lại cho người dân Libya một cuộc sống tương đối thịnh vượng.
Tuy nhiên những thay đổi “thất thường” của Gaddafi đã làm khó nhiều người, chưa kể những chính sách mà ông thực hiện đã làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ; nên Mỹ quyết định dạy cho Gaddafi một bài học.
Vào ngày 15/4/1986 năm 1986, Mỹ đã phát động một chiến dịch tác chiến chung có tên là “El Dorado Canyon” tập kích vào Libya. Chiến dịch này là một hoạt động chung của Hải quân và Không quân Mỹ; nhưng có thể do chiến dịch diễn ra quá ngắn ngủi, nên bị các nước xem nhẹ.
Sau khi ông Gaddafi trở thành Tổng thống Libya, ông có mối quan hệ tương đối thân thiện với Liên Xô và thực hiện chính sách chống Mỹ, trục xuất mọi căn cứ quân sự của phương Tây trên lãnh thổ Lybia. Đồng thời quốc hữu hóa ngành khai thác dầu mỏ và thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội.
Bởi vì hàng loạt chính sách của Gaddafi được thực hiện quá nhanh, nên đôi khi những quyết định được đưa ra vào buổi sáng lại khác với những quyết định được đưa ra vào buổi tối, điều này không chỉ khiến người dân trong nước choáng ngợp, mà ngay cả nước Mỹ cũng bối rối và không kịp phản ứng....
Những nhà sản xuất dầu của Mỹ bị trục xuất khỏi Libya, gây tổn thất lớn cho lợi ích của Mỹ. Đồng thời Mỹ cáo buộc Libya chịu trách nhiệm trực tiếp vào các hành động khủng bố nhằm vào Mỹ, bao gồm vụ đánh bom sàn nhảy La Belle ở Tây Berlin vào ngày 14/4/1986, làm hơn 200 người bị thương.
Trong bối cảnh đó, Mỹ đã lên kế hoạch thực hiện các hành động trả đũa, đồng thời dạy cho Gaddafi một bài học với chiến dịch “El Dorado Canyon”. Mục tiêu của chiến dịch gồm một học viện hải quân, sân bay quân sự Tripoli, các doanh trại quân đội ở Aziziyah, căn cứ quân sự Side Bilal và các cơ sở ở Benghazi.
Trong chiến dịch El Dorado Canyon, Mỹ đã sử dụng 150 máy bay các loại, thả tổng cộng 60 tấn bom vào các mục tiêu quân sự của Lybia. Chiến dịch không kích diễn ra ngay sau khi lực lượng phòng không Libya phát hiện ra lưu lượng trao đổi bằng mật mã giữa các tàu chiến và máy bay Mỹ gia tăng ở ngoài khơi.
Các máy bay chiến đấu của cả không quân hải quân và lực lượng không quân của Mỹ xuất kích từ hai tàu sân bay The America và The Coral Sea ở Địa Trung Hải, cùng các căn cứ Lakenheath, Mildenhall và Fairford tại Anh.
Hai loại máy bay có khả năng tấn công chính xác vào ban đêm, được Mỹ sử dụng làm máy bay chiến đấu chủ lực tham gia tấn công trực tiếp, là cường kích A-6 của hải quân và F-111 của không quân. Ngoài ra còn có gần 100 chiếc máy bay có nhiệm vụ hỗ trợ như máy bay tiếp dầu, máy bay chỉ huy cảnh báo sớm…
Toàn bộ chiến dịch ném bom chỉ kéo dài 23 phút, Quân đội Mỹ đã cho nổ tung chính xác 5 đài radar cảnh giới tầm xa, làm tê liệt toàn bộ hệ thống phòng không của Libya, sau đó ném bom các căn cứ quân sự quan trọng trên lãnh thổ nước này.
Ngoài ra, con gái nuôi của Tổng thống Gaddafi cũng thiệt mạng tại chỗ, hai con trai của ông bị thương nặng. Chiến dịch El Dorado Canyon của Mỹ hoàn thành xuất sắc, ngoại trừ một máy bay chiến đấu bị tên lửa Libya bắn rơi, số còn lại đều trở về tàu sân bay an toàn.
Chiến dịch El Dorado Canyon là chiến dịch quân sự chung trên biển và trên không hiện đại đầu tiên theo đúng nghĩa. Trong toàn bộ quá trình ném bom, Quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống chỉ huy C3I (điều khiển, truyền tin, tình báo) và sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay tác chiến điện tử,… phá vỡ mô hình tác chiến truyền thống.
Theo các nhà sử học quân sự, chiến dịch El Dorado Canyon của Mỹ đã đặt nền móng vững chắc cho Chiến tranh vùng Vịnh mà họ phát động sau này; thậm chí có thể nói rằng vụ tập kích đường không này, là một cuộc diễn tập cho Chiến tranh vùng Vịnh do Mỹ phát động năm 1991.
Đồng thời, nó cũng nhắc nhở các nước trên thế giới rằng, công cuộc hiện đại hóa và cải cách quân đội đã bắt đầu, và chiến dịch El Dorado Canyon vừa chỉ ra hướng đi cho họ.
Như đã đề cập ở trên, do chiến dịch El Dorado Canyon diễn biến quá nhanh, nên nhiều nước xem đó chỉ là một cuộc tập kích đường không đơn thuần của Mỹ, xem nhẹ các biện pháp chống đỡ.
Tuy nhiên, phải sau Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, các nước trên thế giới mới thực sự nhận ra việc cải cách quân đội và chiến tranh hiện đại. Cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 và chiến dịch El Dorado Canyon chỉ cách nhau vài năm, nên ít quốc gia kịp quan sát và rút kinh nghiệm cho mình; tiêu biểu là Tổng thống Saddam Hussein của Iraq (Nguồn ảnh: Wikipedia).