Ra đời từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, tiếp liệu trên không ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu của những lực lượng quân đội có không quân phát triển mạnh như Mỹ, Nga và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wiki.Các loại máy bay trinh sát, máy bay cảnh báo sớm nếu được tiếp liệu trên không có thể mở rộng đường bay của mình lên tới 10.000 km liên tục không nghỉ. Tuy nhiên với những loại máy bay chiến đấu, việc tiếp liệu trên không lại không đơn giản như vậy. Nguồn ảnh: Charles.Cụ thể, tùy theo từng loại phi cơ mà việc tiếp liệu trên không sẽ kéo dài thời gian tiếp tục chiến đấu của phi cơ lên khoảng một hoặc hai tiếng là tối đa. Thời gian này phần lớn phụ thuộc vào cách điều khiển máy bay và điều kiện tự nhiên bên ngoài. Nguồn ảnh: Aviation.Các dòng chiến đấu cơ của Mỹ có khả năng tiếp liệu trên không và thực hiện thời gian bay liên tục kéo dài tối đa lên tới 8 tiếng đồng hồ. Đây gần như là mốc thời gian tối đa mà một máy bay chiến đấu có thể hoạt động trên không khi được tiếp liệu liên tục. Nguồn ảnh: FA.Sau 8 tiếng, phi cơ bắt buộc phải "nghỉ" để thực hiện bảo dưỡng. Sở dĩ có mốc thời gian như vậy là do trong thời gian hoạt động, động cơ của máy bay phản lực sẽ tỏa ra nhiệt lượng rất lớn. Nguồn ảnh: FW55.Khác với các máy bay cỡ lớn, máy bay chiến đấu có động cơ đặt làm sát thân máy bay, điều này đồng nghĩa với việc nhiệt lượng sẽ tỏa ra và ảnh hưởng tới các phần linh kiện xung quanh máy bay. Nguồn ảnh: Daily Times.Với các loại trực thăng, việc tiếp liệu trên không cũng không cho phép chúng bay lâu hơn 10 tiếng trên không. Quãng thời gian hoạt động liên tục hàng chục tiếng đồng hồ vừa là giới hạn chịu đựng của những chiếc trực thăng xét trên góc độ kỹ thuật, vừa là giới hạn chịu đựng của phi công trước khi họ cần được nghỉ ngơi. Nguồn ảnh: Youtube.Trong khi giới hạn chịu đựng của máy móc có thể sẽ được cải thiện tốt hơn trong tương lai gì giới hạn chịu đựng của phi công hầu như sẽ là điểm yếu không thể khắc phục được. Nguồn ảnh: Wiki.Các loại trực thăng phổ biến của Mỹ như loại Black Hawk thường có khả năng hoạt động với thời gian tối đa khoảng 6 tiếng trên không với tầm bay lớn nhất vào khoảng 2220 km. Tuy nhiên trong điều kiện chiến đấu, các trực thăng này lại chỉ có thể hoạt động được khoảng hơn 2 tiếng trên không do bán kính chiến đấu chỉ khoảng 590 km. Nguồn ảnh: Yokota.Không quân Mỹ cũng giống với không quân Nga, không bao giờ lạm dụng khả năng tiếp liệu trên không để tăng thời gian hoạt động cho các máy bay trên không vì điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới độ bền của máy bay và quan trọng nhất là độ bền của động cơ. Điều này đồng nghĩa với việc, phi cơ có khả năng hoạt động tới 8 tiếng liên tục trên không cũng chỉ bay được tối đa 3 tới 4 tiếng và được tiếp liệu tối đa khoảng 2 lần trước khi phải hạ cánh. Nguồn ảnh: Wiki.Hiện tại, loại máy bay có khả năng bay liên tục xa nhất mà không cần tiếp nhiên liệu của Không quân Mỹ là máy bay do thám không người lái điều khiển từ xa loại RQ-4B với khả năng bay liên tục tới 32 tiếng ở tốc độ hành trình khoảng 575 km/h, tuy nhiên vẫn cần tới nhiều kíp lái thay ca điều khiển bay liên tục từ căn cứ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Emprise.Mời độc giả xem Video: F-16 của Mỹ thực hiện tiếp nhiên liệu trên không huấn luyện. Nguồn: Youtube.
Ra đời từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, tiếp liệu trên không ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu của những lực lượng quân đội có không quân phát triển mạnh như Mỹ, Nga và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wiki.
Các loại máy bay trinh sát, máy bay cảnh báo sớm nếu được tiếp liệu trên không có thể mở rộng đường bay của mình lên tới 10.000 km liên tục không nghỉ. Tuy nhiên với những loại máy bay chiến đấu, việc tiếp liệu trên không lại không đơn giản như vậy. Nguồn ảnh: Charles.
Cụ thể, tùy theo từng loại phi cơ mà việc tiếp liệu trên không sẽ kéo dài thời gian tiếp tục chiến đấu của phi cơ lên khoảng một hoặc hai tiếng là tối đa. Thời gian này phần lớn phụ thuộc vào cách điều khiển máy bay và điều kiện tự nhiên bên ngoài. Nguồn ảnh: Aviation.
Các dòng chiến đấu cơ của Mỹ có khả năng tiếp liệu trên không và thực hiện thời gian bay liên tục kéo dài tối đa lên tới 8 tiếng đồng hồ. Đây gần như là mốc thời gian tối đa mà một máy bay chiến đấu có thể hoạt động trên không khi được tiếp liệu liên tục. Nguồn ảnh: FA.
Sau 8 tiếng, phi cơ bắt buộc phải "nghỉ" để thực hiện bảo dưỡng. Sở dĩ có mốc thời gian như vậy là do trong thời gian hoạt động, động cơ của máy bay phản lực sẽ tỏa ra nhiệt lượng rất lớn. Nguồn ảnh: FW55.
Khác với các máy bay cỡ lớn, máy bay chiến đấu có động cơ đặt làm sát thân máy bay, điều này đồng nghĩa với việc nhiệt lượng sẽ tỏa ra và ảnh hưởng tới các phần linh kiện xung quanh máy bay. Nguồn ảnh: Daily Times.
Với các loại trực thăng, việc tiếp liệu trên không cũng không cho phép chúng bay lâu hơn 10 tiếng trên không. Quãng thời gian hoạt động liên tục hàng chục tiếng đồng hồ vừa là giới hạn chịu đựng của những chiếc trực thăng xét trên góc độ kỹ thuật, vừa là giới hạn chịu đựng của phi công trước khi họ cần được nghỉ ngơi. Nguồn ảnh: Youtube.
Trong khi giới hạn chịu đựng của máy móc có thể sẽ được cải thiện tốt hơn trong tương lai gì giới hạn chịu đựng của phi công hầu như sẽ là điểm yếu không thể khắc phục được. Nguồn ảnh: Wiki.
Các loại trực thăng phổ biến của Mỹ như loại Black Hawk thường có khả năng hoạt động với thời gian tối đa khoảng 6 tiếng trên không với tầm bay lớn nhất vào khoảng 2220 km. Tuy nhiên trong điều kiện chiến đấu, các trực thăng này lại chỉ có thể hoạt động được khoảng hơn 2 tiếng trên không do bán kính chiến đấu chỉ khoảng 590 km. Nguồn ảnh: Yokota.
Không quân Mỹ cũng giống với không quân Nga, không bao giờ lạm dụng khả năng tiếp liệu trên không để tăng thời gian hoạt động cho các máy bay trên không vì điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới độ bền của máy bay và quan trọng nhất là độ bền của động cơ. Điều này đồng nghĩa với việc, phi cơ có khả năng hoạt động tới 8 tiếng liên tục trên không cũng chỉ bay được tối đa 3 tới 4 tiếng và được tiếp liệu tối đa khoảng 2 lần trước khi phải hạ cánh. Nguồn ảnh: Wiki.
Hiện tại, loại máy bay có khả năng bay liên tục xa nhất mà không cần tiếp nhiên liệu của Không quân Mỹ là máy bay do thám không người lái điều khiển từ xa loại RQ-4B với khả năng bay liên tục tới 32 tiếng ở tốc độ hành trình khoảng 575 km/h, tuy nhiên vẫn cần tới nhiều kíp lái thay ca điều khiển bay liên tục từ căn cứ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Emprise.
Mời độc giả xem Video: F-16 của Mỹ thực hiện tiếp nhiên liệu trên không huấn luyện. Nguồn: Youtube.