Myanmar là quốc gia thứ 4, trong bối cảnh quan hệ quốc phòng đang phát triển nhanh chóng giữa Nga và Myanmar, Đại sứ của quốc gia Đông Nam Á tại Nga Ko Ko Shein nhấn mạnh vào năm 2019 rằng đất nước của ông rất quan tâm đến việc mua tiêm kích Su-57.Hiện các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hạng trung MiG-29 của Nga là lực lượng chính trong phi đội của Không quân Myanmar. Ngoài ra, nước này cũng đã đặt mua 6 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM Flanker vào năm 2018.Myanmar cũng đã đặt hàng 10 huấn luyện cơ Yak-130, vốn được phát triển đặc biệt để đào tạo phi công vận hành các máy bay chiến đấu cao cấp của Nga và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện tích hợp Su-57 vào đội bay của nước này.Myanmar hiện đang đối mặt với những sức ép từ thế giới phương Tây và thường xuyên có thời gian căng thẳng với nước láng giềng Bangladesh, nước này có thể trở thành khách hàng cho một phi đội Su-57 trong thập kỷ tới, đây có thể là một khoản đầu tư hiệu quả hơn về chi phí so với việc mua lại các máy bay cấp thấp hơn.Thứ năm là Malaysia, không quân nước này hiện đang vận hành hai loại máy bay chiến đấu của Nga bao gồm MiG-29 và Su-30MKM. Với việc nước láng giềng Singapore đang chuyển sang mua máy bay tàng hình F-35 tiên tiến hơn từ Mỹ, Malaysia dự kiến cũng sẽ hiện đại hóa phi đội của mình với các loại máy bay chiến đấu vượt trội của Nga.Vào tháng 12/2019, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã trình bày chi tiết về các kế hoạch hiện đại hóa lực lượng không quân của đất nước và xem xét việc thay thế các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-30MKM bằng các máy bay thế hệ tiếp theo.Một phi đội máy bay chiến đấu Su-57 sẽ là một thay đổi lớn đối với cán cân quyền lực trên không trong khu vực. Các tiêm kích Su-57 có nhiều lợi thế về hiệu suất rất đáng kể so với chiến đấu cơ F-35. Mặc dù chất lượng đào tạo phi công của Malaysia vẫn còn thua kém so với Singapore, nhưng đây vẫn sẽ phương án hiệu quả để bổ sung sức mạnh cho Không quân Malaysia.Ngoài ra có thể nhắc tới Iran, không quân nước này là một khách hàng tiềm năng khác của Su-57, mặc dù không giống như các quốc gia nói trên, Iran không có bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Nga thời hậu Xô Viết, cũng như không triển khai bất kỳ máy bay chiến đấu hạng nặng nào từ thời Liên Xô để Su-57 có thể thoải mái thay thế.Iran đã tập trung đầu tư vào các hệ thống tác chiến trên không để chống lại nhiều loại máy bay không người lái, bao gồm cả các mẫu máy bay tàng hình tiên tiến, cũng như các hệ thống phòng không trên mặt đất di động như Khordad 15.Đối với phi đội máy bay chiến đấu của Iran, nỗ lực sản xuất máy bay chiến đấu Kowsar hạng nhẹ bản địa với số lượng nhỏ đã bị hạn chế, để tập trung cho việc tân trang và nâng cấp những phi đội máy bay chiến đấu của Mỹ thời kỳ 1960, cụ thể là máy bay phản lực F-5E và F-4D/E thế hệ thứ ba và F-14 thế hệ thứ tư hạng nặng.Ngoài ra, các quan chức Iran trước đây đã bày tỏ quan tâm đến việc mua Su-30SM từ Nga vào giữa những năm 2010, tuy nhiên các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và nền kinh tế phát triển kém đã không cho phép Iran thực hiện được mong muốn này.Hiện nay, Iran dường như đang có xu hướng tìm đến Trung Quốc để mua máy bay chiến đấu, cụ thể nước này tỏ ra quan tâm với máy bay phản lực hạng nhẹ thế hệ 4++ J-10C để thay thế cho phi đội F-14 đã gần 50 tuổi.Với việc nền kinh tế Iran có khả năng sẽ cải thiện trong những năm tới khi các lệnh trừng phạt của Mỹ có khả năng được dỡ bỏ và với việc Su-57 dự kiến sẽ được sản xuất với số lượng lớn hơn và giá rẻ hơn vào nửa sau của thập kỷ, một thương vụ Su-57 để thay thế tiêm kích F-14 cũng có thể sẽ diễn ra. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh dàn tiêm kích Su-57 hộ tống chuyên cơ tổng thống Nga. Nguồn: Star.
Myanmar là quốc gia thứ 4, trong bối cảnh quan hệ quốc phòng đang phát triển nhanh chóng giữa Nga và Myanmar, Đại sứ của quốc gia Đông Nam Á tại Nga Ko Ko Shein nhấn mạnh vào năm 2019 rằng đất nước của ông rất quan tâm đến việc mua tiêm kích Su-57.
Hiện các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hạng trung MiG-29 của Nga là lực lượng chính trong phi đội của Không quân Myanmar. Ngoài ra, nước này cũng đã đặt mua 6 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM Flanker vào năm 2018.
Myanmar cũng đã đặt hàng 10 huấn luyện cơ Yak-130, vốn được phát triển đặc biệt để đào tạo phi công vận hành các máy bay chiến đấu cao cấp của Nga và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện tích hợp Su-57 vào đội bay của nước này.
Myanmar hiện đang đối mặt với những sức ép từ thế giới phương Tây và thường xuyên có thời gian căng thẳng với nước láng giềng Bangladesh, nước này có thể trở thành khách hàng cho một phi đội Su-57 trong thập kỷ tới, đây có thể là một khoản đầu tư hiệu quả hơn về chi phí so với việc mua lại các máy bay cấp thấp hơn.
Thứ năm là Malaysia, không quân nước này hiện đang vận hành hai loại máy bay chiến đấu của Nga bao gồm MiG-29 và Su-30MKM. Với việc nước láng giềng Singapore đang chuyển sang mua máy bay tàng hình F-35 tiên tiến hơn từ Mỹ, Malaysia dự kiến cũng sẽ hiện đại hóa phi đội của mình với các loại máy bay chiến đấu vượt trội của Nga.
Vào tháng 12/2019, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã trình bày chi tiết về các kế hoạch hiện đại hóa lực lượng không quân của đất nước và xem xét việc thay thế các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-30MKM bằng các máy bay thế hệ tiếp theo.
Một phi đội máy bay chiến đấu Su-57 sẽ là một thay đổi lớn đối với cán cân quyền lực trên không trong khu vực. Các tiêm kích Su-57 có nhiều lợi thế về hiệu suất rất đáng kể so với chiến đấu cơ F-35. Mặc dù chất lượng đào tạo phi công của Malaysia vẫn còn thua kém so với Singapore, nhưng đây vẫn sẽ phương án hiệu quả để bổ sung sức mạnh cho Không quân Malaysia.
Ngoài ra có thể nhắc tới Iran, không quân nước này là một khách hàng tiềm năng khác của Su-57, mặc dù không giống như các quốc gia nói trên, Iran không có bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Nga thời hậu Xô Viết, cũng như không triển khai bất kỳ máy bay chiến đấu hạng nặng nào từ thời Liên Xô để Su-57 có thể thoải mái thay thế.
Iran đã tập trung đầu tư vào các hệ thống tác chiến trên không để chống lại nhiều loại máy bay không người lái, bao gồm cả các mẫu máy bay tàng hình tiên tiến, cũng như các hệ thống phòng không trên mặt đất di động như Khordad 15.
Đối với phi đội máy bay chiến đấu của Iran, nỗ lực sản xuất máy bay chiến đấu Kowsar hạng nhẹ bản địa với số lượng nhỏ đã bị hạn chế, để tập trung cho việc tân trang và nâng cấp những phi đội máy bay chiến đấu của Mỹ thời kỳ 1960, cụ thể là máy bay phản lực F-5E và F-4D/E thế hệ thứ ba và F-14 thế hệ thứ tư hạng nặng.
Ngoài ra, các quan chức Iran trước đây đã bày tỏ quan tâm đến việc mua Su-30SM từ Nga vào giữa những năm 2010, tuy nhiên các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và nền kinh tế phát triển kém đã không cho phép Iran thực hiện được mong muốn này.
Hiện nay, Iran dường như đang có xu hướng tìm đến Trung Quốc để mua máy bay chiến đấu, cụ thể nước này tỏ ra quan tâm với máy bay phản lực hạng nhẹ thế hệ 4++ J-10C để thay thế cho phi đội F-14 đã gần 50 tuổi.
Với việc nền kinh tế Iran có khả năng sẽ cải thiện trong những năm tới khi các lệnh trừng phạt của Mỹ có khả năng được dỡ bỏ và với việc Su-57 dự kiến sẽ được sản xuất với số lượng lớn hơn và giá rẻ hơn vào nửa sau của thập kỷ, một thương vụ Su-57 để thay thế tiêm kích F-14 cũng có thể sẽ diễn ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh dàn tiêm kích Su-57 hộ tống chuyên cơ tổng thống Nga. Nguồn: Star.