Tờ Sputnik của Nga vừa dẫn lời chuyên gia Vladimir Pospelov, thành viên Hiệp hội Quân sự-Công nghiệp LB Nga cho biết, tiêm kích Su-57 sẽ cần rất nhiều thay đổi lớn, nếu nó muốn trở thành tiêm kích hạm trong tương lai.Các thay đổi này sẽ lớn tới mức, việc thiết kế một phiên bản mới hoàn toàn để chuyên phục vụ trên tàu sân bay, trong nhiều trường hợp sẽ tiết kiệm và hiệu quả hơn so với việc cố cải biên dàn tiêm kích chiến đấu Su-57 này.Nếu Moscow vẫn muốn đưa Su-57 - tiêm kích thế hệ năm duy nhất của nước này lên tàu sân bay, đầu tiên các chiến đấu cơ này sẽ phải cải biên lại càng đáp.Việc cất - hạ cánh trên tàu sân bay đòi hỏi gia tốc thay đổi cực nhanh, khiến hệ thống càng đáp phải chịu một lực tác động rất lớn. Để hoạt động được trên tàu sân bay, càng đáp của tiêm kích hạm sẽ có cấu tạo đặc biệt, với cơ cấu chắc chắn hơn nhiều so với càng đáp thông thường.Ngoài việc cần có hệ thống càng đáp chắc chắn hơn, các chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57 sẽ cần có móc cáp hãm đà. Bộ phận này thường được đặt ở đuôi máy bay, được sử dụng khi tiêm kích hạ cánh.Cái khó của cáp hãm đà là nó cũng sẽ chịu một lực tác động rất mạnh để giữ toàn bộ chiếc tiêm kích lại khi hạ cánh, đòi hỏi cơ cấu khung thân của máy bay cần được thiết kế hợp lý ngay từ đầu.Trong trường hợp khung thân của chiếc Su-57 không được thiết kế để phục vụ kiểu hạ cánh dồn lực kéo vào phía đuôi, sẽ rất khó để cải tạo lại nhược điểm này, do nó ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của máy bay, trực tiếp liên quan tới kiểu dáng tàng hình và kiểu dáng khí động học của chiếc tiêm kích.Trong trường hợp khả quan, nếu hệ thống càng đáp và móc hãm đà hạ cánh có thể được cải biên một cách đơn giản, bài toán tiếp theo sẽ là cánh máy bay sẽ phải gấp gọn được.Gấp cánh là yêu cầu cơ bản của mọi loại tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, qua đó giúp các hàng không mẫu hạm lưu trữ được nhiều máy bay hơn do diện tích neo đỗ được sử dụng hiệu quả hơn.Cuối cùng là trang bị cho máy bay tiêm kích Su-57 khả năng chống chịu với sóng gió trên biển. Ở môi trường nước mặn này, lớp sơn bao phủ bên ngoài máy bay sẽ rất dễ bị tổn thương nếu hoạt động thời gian dài.Sau khi cải biên máy bay, bản thân tàu sân bay nếu muốn phục vụ được loại chiến đấu cơ này, cũng sẽ cần phải được cải biên ít nhiều. Các hạng mục quan trọng như đường băng, thang nâng, cáp hãm đà,... đều sẽ phải được tính toán lại cho phù hợp với hoạt động của Su-57.Tựu chung lại, việc đưa một loại máy bay không được thiết kế để cất - hạ cánh trên tàu sân bay thành tiêm kích hạm, là điều rất khó khăn.Tuy nhiên các chuyên gia và giới quan sát, cũng không loại trừ khả năng ngay từ khi còn đang được thiết kế, tiêm kích Su-57 đã được Nga tính toán để có thể được cải biên thành tiêm kích hạm một cách dễ dàng trong tương lai.Ở thời điểm hiện tại, tiêm kích thế hệ năm duy nhất thế giới hoạt động được trên tàu sân bay là các chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Trong đó có phiên bản F-35B được thiết kế để cất - hạ cánh trên đường băng ngắn, còn phiên bản F-35C được thiết kế để cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh bằng cáp hãm đà. Nguồn ảnh: YD. Cận cảnh máy bay chiến đấu Su-57 hộ tống chuyên cơ Tổng thống Vladimir Putin. Nguồn: Star.
Tờ Sputnik của Nga vừa dẫn lời chuyên gia Vladimir Pospelov, thành viên Hiệp hội Quân sự-Công nghiệp LB Nga cho biết, tiêm kích Su-57 sẽ cần rất nhiều thay đổi lớn, nếu nó muốn trở thành tiêm kích hạm trong tương lai.
Các thay đổi này sẽ lớn tới mức, việc thiết kế một phiên bản mới hoàn toàn để chuyên phục vụ trên tàu sân bay, trong nhiều trường hợp sẽ tiết kiệm và hiệu quả hơn so với việc cố cải biên dàn tiêm kích chiến đấu Su-57 này.
Nếu Moscow vẫn muốn đưa Su-57 - tiêm kích thế hệ năm duy nhất của nước này lên tàu sân bay, đầu tiên các chiến đấu cơ này sẽ phải cải biên lại càng đáp.
Việc cất - hạ cánh trên tàu sân bay đòi hỏi gia tốc thay đổi cực nhanh, khiến hệ thống càng đáp phải chịu một lực tác động rất lớn. Để hoạt động được trên tàu sân bay, càng đáp của tiêm kích hạm sẽ có cấu tạo đặc biệt, với cơ cấu chắc chắn hơn nhiều so với càng đáp thông thường.
Ngoài việc cần có hệ thống càng đáp chắc chắn hơn, các chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57 sẽ cần có móc cáp hãm đà. Bộ phận này thường được đặt ở đuôi máy bay, được sử dụng khi tiêm kích hạ cánh.
Cái khó của cáp hãm đà là nó cũng sẽ chịu một lực tác động rất mạnh để giữ toàn bộ chiếc tiêm kích lại khi hạ cánh, đòi hỏi cơ cấu khung thân của máy bay cần được thiết kế hợp lý ngay từ đầu.
Trong trường hợp khung thân của chiếc Su-57 không được thiết kế để phục vụ kiểu hạ cánh dồn lực kéo vào phía đuôi, sẽ rất khó để cải tạo lại nhược điểm này, do nó ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của máy bay, trực tiếp liên quan tới kiểu dáng tàng hình và kiểu dáng khí động học của chiếc tiêm kích.
Trong trường hợp khả quan, nếu hệ thống càng đáp và móc hãm đà hạ cánh có thể được cải biên một cách đơn giản, bài toán tiếp theo sẽ là cánh máy bay sẽ phải gấp gọn được.
Gấp cánh là yêu cầu cơ bản của mọi loại tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, qua đó giúp các hàng không mẫu hạm lưu trữ được nhiều máy bay hơn do diện tích neo đỗ được sử dụng hiệu quả hơn.
Cuối cùng là trang bị cho máy bay tiêm kích Su-57 khả năng chống chịu với sóng gió trên biển. Ở môi trường nước mặn này, lớp sơn bao phủ bên ngoài máy bay sẽ rất dễ bị tổn thương nếu hoạt động thời gian dài.
Sau khi cải biên máy bay, bản thân tàu sân bay nếu muốn phục vụ được loại chiến đấu cơ này, cũng sẽ cần phải được cải biên ít nhiều. Các hạng mục quan trọng như đường băng, thang nâng, cáp hãm đà,... đều sẽ phải được tính toán lại cho phù hợp với hoạt động của Su-57.
Tựu chung lại, việc đưa một loại máy bay không được thiết kế để cất - hạ cánh trên tàu sân bay thành tiêm kích hạm, là điều rất khó khăn.
Tuy nhiên các chuyên gia và giới quan sát, cũng không loại trừ khả năng ngay từ khi còn đang được thiết kế, tiêm kích Su-57 đã được Nga tính toán để có thể được cải biên thành tiêm kích hạm một cách dễ dàng trong tương lai.
Ở thời điểm hiện tại, tiêm kích thế hệ năm duy nhất thế giới hoạt động được trên tàu sân bay là các chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Trong đó có phiên bản F-35B được thiết kế để cất - hạ cánh trên đường băng ngắn, còn phiên bản F-35C được thiết kế để cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh bằng cáp hãm đà. Nguồn ảnh: YD.
Cận cảnh máy bay chiến đấu Su-57 hộ tống chuyên cơ Tổng thống Vladimir Putin. Nguồn: Star.