Truyền thông Nga vừa tiết lộ những hình ảnh đầu tiên về tiêm kích Su-57 trong một cuộc thử nghiệm với khẩu pháo chính được trang bị trên chiến đấu cơ này.Hình ảnh khẩu pháo chính của chiến đấu cơ Su-57 khai hỏa đã khiến truyền thông Nga và cả châu Âu nổi sóng, trong đó có không ít người cho rằng, tiêm kích thế hệ năm thực chất không cần tới pháo do sở hữu quá nhiều tên lửa hiện đại.Vị trí đặt khẩu pháo chính của tiêm kích thế hệ năm Su-57 nằm ở bên hông phải của phi cơ, đây là khẩu pháo tự động 30mm GSh-30-1.Loại pháo này cũng thường được thất trên các loại tiêm kích thế hệ bốn của Nga trước đây, ví dụ như chiến đấu cơ Su-30 hay Su-35.Không rõ cơ số đạn dự trữ của khẩu pháo này là bao nhiêu, tuy nhiên đây là khẩu pháo có cơ chế hoạt động tự động hoàn toàn, nghĩa là nó sẽ tự khai hỏa, khi máy bay đối phương ở khoảng cách đủ gần và góc bắn đủ chính xác.Công việc của xạ thủ sẽ chỉ là bám đuôi chiếc chiến đấu cơ của đối phương, mọi việc còn lại sẽ được làm tự động, không nhất thiết cần tới sự can thiệp của con người.Trong khi khẩu pháo GSh-30 chỉ có tầm bắn tối đa vào khoảng 1800 mét tùy từng góc bắn, thì Nga lại đang ấp ủ dự định, trang bị pháo điện từ cho chiến đấu cơ này.Cụ thể, từ Avia.pro của Nga cho biết, các loại tiêm kích hiện đại của Nga sau này bao gồm MiG-41 và Su-57 sẽ được trang bị pháo điện từ để gia tăng tầm bắn.Tầm bắn của pháo điện từ có thể ngang bằng với pháo phản lực do có cơ chế hoạt động khác hoàn toàn so với các loại pháo máy bay thông thường hiện nay.Dự kiến, tầm bắn của khẩu pháo điện từ nếu được trang bị trên các loại tiêm kích thế hệ mới của Nga, sẽ có thể vươn tới 20 km, đủ để giúp khẩu pháo này bắn hạ được máy bay đối phương và thậm chí là tên lửa hành trình ở tầm ngắn.Một đặc điểm cực kỳ quan trọng của pháo điện từ so với tên lửa chủ động, đó là đạn pháo điện từ về cơ bản cũng chỉ là một viên đạn vô tri, không có hệ thống dẫn đường nên sẽ không thể bị áp chế điện tử.Viên đạn pháo 30mm là quá đủ để hạ gục mọi loại tiêm kích, tên lửa hiện nay. Khó khăn của loại đạn pháo 30mm này đó là nó có tầm bắn khá ngắn. Việc sử dụng công nghệ điện từ để tăng tầm bắn cho loại đạn pháo này, hứa hẹn mở ra một chiến thuật tác chiến hoàn toàn khác cho lực lượng không quân, phòng không.Tuy nhiên, Nga cũng mới chỉ bước vào việc nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ điện từ trong quân sự chưa lâu. Việc đưa cả khẩu pháo điện từ vào bên trong tiêm kích - vốn có rất ít chỗ trống - vẫn khó có thể thực hiện trong tương lai gần.Trong khi đó, nếu khẩu pháo điện từ này được đặt bên ngoài máy bay như một pod gắn ngoài, chiếc chiến đấu cơ Su-57 về cơ bản sẽ không còn khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Pinterest. Đinh tai nhức óc với màn thử nghiệm pháo 30mm loại GSh-30-1 trên mô hình tiêm kích Su-57 trong quá khứ.
Truyền thông Nga vừa tiết lộ những hình ảnh đầu tiên về tiêm kích Su-57 trong một cuộc thử nghiệm với khẩu pháo chính được trang bị trên chiến đấu cơ này.
Hình ảnh khẩu pháo chính của chiến đấu cơ Su-57 khai hỏa đã khiến truyền thông Nga và cả châu Âu nổi sóng, trong đó có không ít người cho rằng, tiêm kích thế hệ năm thực chất không cần tới pháo do sở hữu quá nhiều tên lửa hiện đại.
Vị trí đặt khẩu pháo chính của tiêm kích thế hệ năm Su-57 nằm ở bên hông phải của phi cơ, đây là khẩu pháo tự động 30mm GSh-30-1.
Loại pháo này cũng thường được thất trên các loại tiêm kích thế hệ bốn của Nga trước đây, ví dụ như chiến đấu cơ Su-30 hay Su-35.
Không rõ cơ số đạn dự trữ của khẩu pháo này là bao nhiêu, tuy nhiên đây là khẩu pháo có cơ chế hoạt động tự động hoàn toàn, nghĩa là nó sẽ tự khai hỏa, khi máy bay đối phương ở khoảng cách đủ gần và góc bắn đủ chính xác.
Công việc của xạ thủ sẽ chỉ là bám đuôi chiếc chiến đấu cơ của đối phương, mọi việc còn lại sẽ được làm tự động, không nhất thiết cần tới sự can thiệp của con người.
Trong khi khẩu pháo GSh-30 chỉ có tầm bắn tối đa vào khoảng 1800 mét tùy từng góc bắn, thì Nga lại đang ấp ủ dự định, trang bị pháo điện từ cho chiến đấu cơ này.
Cụ thể, từ Avia.pro của Nga cho biết, các loại tiêm kích hiện đại của Nga sau này bao gồm MiG-41 và Su-57 sẽ được trang bị pháo điện từ để gia tăng tầm bắn.
Tầm bắn của pháo điện từ có thể ngang bằng với pháo phản lực do có cơ chế hoạt động khác hoàn toàn so với các loại pháo máy bay thông thường hiện nay.
Dự kiến, tầm bắn của khẩu pháo điện từ nếu được trang bị trên các loại tiêm kích thế hệ mới của Nga, sẽ có thể vươn tới 20 km, đủ để giúp khẩu pháo này bắn hạ được máy bay đối phương và thậm chí là tên lửa hành trình ở tầm ngắn.
Một đặc điểm cực kỳ quan trọng của pháo điện từ so với tên lửa chủ động, đó là đạn pháo điện từ về cơ bản cũng chỉ là một viên đạn vô tri, không có hệ thống dẫn đường nên sẽ không thể bị áp chế điện tử.
Viên đạn pháo 30mm là quá đủ để hạ gục mọi loại tiêm kích, tên lửa hiện nay. Khó khăn của loại đạn pháo 30mm này đó là nó có tầm bắn khá ngắn. Việc sử dụng công nghệ điện từ để tăng tầm bắn cho loại đạn pháo này, hứa hẹn mở ra một chiến thuật tác chiến hoàn toàn khác cho lực lượng không quân, phòng không.
Tuy nhiên, Nga cũng mới chỉ bước vào việc nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ điện từ trong quân sự chưa lâu. Việc đưa cả khẩu pháo điện từ vào bên trong tiêm kích - vốn có rất ít chỗ trống - vẫn khó có thể thực hiện trong tương lai gần.
Trong khi đó, nếu khẩu pháo điện từ này được đặt bên ngoài máy bay như một pod gắn ngoài, chiếc chiến đấu cơ Su-57 về cơ bản sẽ không còn khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đinh tai nhức óc với màn thử nghiệm pháo 30mm loại GSh-30-1 trên mô hình tiêm kích Su-57 trong quá khứ.