NORAD đã đăng tải đoạn video về chiếc F-16C của Phi đội Tiêm kích Đánh chặn số 18 (FIS số 18) tiếp cận cặp máy bay ném bom Tu-95MS Bear-H và các máy bay chiến đấu hộ tống khác của Nga ở ngoài khơi Alaska.Đoạn video cho thấy một chiếc Su-35S Flanker hộ tống bay tạt đầu chiếc F-16C ở cự ly rất gần.Cuộc chạm trán giữa tiêm kích F-16C Mỹ và biên đội máy bay quân sự Nga diễn ra trong vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Alaska hồi tuần trước, nhưng thông tin chỉ được tiết lộ ngày 30/9.“Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ đã phát hiện và theo dõi 4 máy bay quân sự của Nga hoạt động trong vùng ADIZ Alaska hôm 23/9"."Chiến đấu cơ thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ đã tuân thủ các nguyên tắc an toàn và kỷ luật khi giám sát nhóm máy bay quân sự Nga", tướng Gregory Guillot, tư lệnh NORAD, cho biết.ADIZ là vùng trời do một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tự ấn định và buộc máy bay lạ khi tiến vào phải thông báo, nhận dạng, xác định vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.ADIZ không phải không phận, nhưng theo thông lệ quốc tế, máy bay quân sự thường gửi thông báo trước khi tiến vào ADIZ nước khác nhằm tránh những vụ đụng độ bất ngờ.Phi cơ quân sự Nga kể từ năm 2007 liên tục tiến vào ADIZ Alaska, khu vực kéo dài khoảng 200 hải lý ngoài khơi bờ biển phía tây bang này.Mỹ thường xuyên điều tiêm kích theo dõi, nhưng phi cơ Nga chưa từng xâm phạm không phận Mỹ. Hai bên tiến hành hoạt động tiếp cận, áp sát một cách chuyên nghiệp và an toàn.Theo NORAD, máy bay Nga đã 4 lần tiến vào ADIZ Alaska trong tháng 9.Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/9 thông báo hai oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS đã "thực hiện chuyến bay theo kế hoạch trên vùng biển trung lập ở biển Bering, gần bờ tây Alaska".Tướng Guillot cáo buộc cú tạt đầu của tiêm kích Su-35S Nga là "hành vi làm mất an toàn, thiếu chuyên nghiệp và gây nguy hiểm cho tất cả các bên"."Đây không phải những gì chúng tôi trông đợi ở một lực lượng không quân chuyên nghiệp", ông Guillot nói thêm.Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin phản hồi của phía Mỹ đưa ra về việc Su-35S bay cắt mặt chiếc F-16C khi chúng bay gần Tu-95MS.Sukhoi Su-35S (NATO định danh: Flanker-E) là tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Nga hiện nay, đại diện cho đỉnh cao của dòng tiêm kích thế hệ 4. Nó sẽ giữ vững vị trí này tới khi Nga hoàn tất dự án tiêm kích thế hệ 5 mang tên PAK-FA.Ngoài khả năng cơ động vượt trội, Su-35S còn có nhiều hệ thống điện tử và vũ khí ngang ngửa tiêm kích tối tân của phương Tây. Tuy nhiên, hiệu quả của nó trước các máy bay tàng hình thế hệ 5 như F-22 và F-35 vẫn là một câu hỏi chưa lời đáp, theo National Interest.Su-35S có tính năng tương đương, thậm chí là vượt trội một số tiêm kích thế hệ 4 xuất sắc nhất của phương Tây. Khả năng cơ động của Su-35S khiến nó chiếm ưu thế rất lớn trong không chiến.Một số chuyên gia quân sự cho rằng tốc độ và khả năng mang nhiều vũ khí của Su-35S vẫn cho phép nó tung đòn đánh từ ngoài tầm nhìn, trong khi hệ thống tác chiến điện tử tối tân và khả năng cơ động mạnh cũng giúp máy bay né tránh tên lửa đối phương tốt hơn.
NORAD đã đăng tải đoạn video về chiếc F-16C của Phi đội Tiêm kích Đánh chặn số 18 (FIS số 18) tiếp cận cặp máy bay ném bom Tu-95MS Bear-H và các máy bay chiến đấu hộ tống khác của Nga ở ngoài khơi Alaska.
Đoạn video cho thấy một chiếc Su-35S Flanker hộ tống bay tạt đầu chiếc F-16C ở cự ly rất gần.
Cuộc chạm trán giữa tiêm kích F-16C Mỹ và biên đội máy bay quân sự Nga diễn ra trong vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Alaska hồi tuần trước, nhưng thông tin chỉ được tiết lộ ngày 30/9.
“Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ đã phát hiện và theo dõi 4 máy bay quân sự của Nga hoạt động trong vùng ADIZ Alaska hôm 23/9".
"Chiến đấu cơ thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ đã tuân thủ các nguyên tắc an toàn và kỷ luật khi giám sát nhóm máy bay quân sự Nga", tướng Gregory Guillot, tư lệnh NORAD, cho biết.
ADIZ là vùng trời do một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tự ấn định và buộc máy bay lạ khi tiến vào phải thông báo, nhận dạng, xác định vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
ADIZ không phải không phận, nhưng theo thông lệ quốc tế, máy bay quân sự thường gửi thông báo trước khi tiến vào ADIZ nước khác nhằm tránh những vụ đụng độ bất ngờ.
Phi cơ quân sự Nga kể từ năm 2007 liên tục tiến vào ADIZ Alaska, khu vực kéo dài khoảng 200 hải lý ngoài khơi bờ biển phía tây bang này.
Mỹ thường xuyên điều tiêm kích theo dõi, nhưng phi cơ Nga chưa từng xâm phạm không phận Mỹ. Hai bên tiến hành hoạt động tiếp cận, áp sát một cách chuyên nghiệp và an toàn.
Theo NORAD, máy bay Nga đã 4 lần tiến vào ADIZ Alaska trong tháng 9.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/9 thông báo hai oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS đã "thực hiện chuyến bay theo kế hoạch trên vùng biển trung lập ở biển Bering, gần bờ tây Alaska".
Tướng Guillot cáo buộc cú tạt đầu của tiêm kích Su-35S Nga là "hành vi làm mất an toàn, thiếu chuyên nghiệp và gây nguy hiểm cho tất cả các bên".
"Đây không phải những gì chúng tôi trông đợi ở một lực lượng không quân chuyên nghiệp", ông Guillot nói thêm.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin phản hồi của phía Mỹ đưa ra về việc Su-35S bay cắt mặt chiếc F-16C khi chúng bay gần Tu-95MS.
Sukhoi Su-35S (NATO định danh: Flanker-E) là tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Nga hiện nay, đại diện cho đỉnh cao của dòng tiêm kích thế hệ 4. Nó sẽ giữ vững vị trí này tới khi Nga hoàn tất dự án tiêm kích thế hệ 5 mang tên PAK-FA.
Ngoài khả năng cơ động vượt trội, Su-35S còn có nhiều hệ thống điện tử và vũ khí ngang ngửa tiêm kích tối tân của phương Tây. Tuy nhiên, hiệu quả của nó trước các máy bay tàng hình thế hệ 5 như F-22 và F-35 vẫn là một câu hỏi chưa lời đáp, theo National Interest.
Su-35S có tính năng tương đương, thậm chí là vượt trội một số tiêm kích thế hệ 4 xuất sắc nhất của phương Tây. Khả năng cơ động của Su-35S khiến nó chiếm ưu thế rất lớn trong không chiến.
Một số chuyên gia quân sự cho rằng tốc độ và khả năng mang nhiều vũ khí của Su-35S vẫn cho phép nó tung đòn đánh từ ngoài tầm nhìn, trong khi hệ thống tác chiến điện tử tối tân và khả năng cơ động mạnh cũng giúp máy bay né tránh tên lửa đối phương tốt hơn.