Những chiếc tiêm kích Su-30SM2 thuộc lô sản xuất tiếp theo cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ chính thức được trang bị động cơ thế hệ mới, đó là loại vốn đang được sử dụng trên Su-35S và cả Su-57.Ông Oleg Pankov - nhà thiết kế chính của tiêm kích Su-30SM đã tuyên bố điều này trong một cuộc trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông Nga và ngay lập tức thu hút sự quan tâm sâu sắc.Theo thông báo, sau một thời gian dài thử nghiệm và khắc phục những vấn đề liên quan tới kỹ thuật, các kỹ sư hàng không Nga đã điều chỉnh thành công động cơ phản lực AL-41F1S cho tiêm kích Su-30SM2.Ông Pankov nói rõ, tiêm kích Su-30SM2 được gọi là "phiên bản hiện đại hóa thế hệ thứ hai" trang bị động cơ mới sẽ chính thức đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2025 để trang bị cho Không quân Nga.Hiện nay động cơ AL-41F1S là máy động lực hàng không tiên tiến nhất của ngành công nghiệp chế tạo máy bay Nga khi Izdeliye-30 chưa hoàn thiện, chúng đang được lắp đặt trên tiêm kích Su-35S và Su-57 hiện đại nhất.Động cơ AL-41F1S là bước phát triển tiếp theo của AL-31FP đang được sử dụng trên Su-30SM bản cơ sở, nó mạnh hơn 20% (lực đẩy lên tới 15.000 kgf khi đốt sau) và tăng thời hạn sử dụng gấp 4 lần từ 1.000 lên thành 4.000 giờ hoạt động.AL-41F1S vẫn giữ nguyên sơ đồ cấu trúc dạng động cơ phản lực hai mạch với bộ đốt sau và vector lực đẩy có thể điều chỉnh được. Tuy nhiên thực tế 80% trong số linh kiện là các thành phần mới hoàn toàn.Một trong những thành tựu đáng biểu dương nhất của các kỹ sư hàng không Nga là việc tích hợp hệ thống điều khiển tự động kỹ thuật số và đánh lửa plasma vào động cơ AL-41F1S, giúp nó tiết kiệm nhiên liệu và dễ điều khiển hơn.Không chỉ có vậy, ông Pankov còn cho biết việc tích hợp động cơ AL-41F1S thế hệ mới vào máy bay chiến đấu Su-30SM2 sẽ giúp nó tăng tốc tốt hơn và giảm bán kính quay vòng.Tính đến thời điểm hiện tại, Su-30SM2 đang trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng với động cơ mới.Không chỉ riêng động cơ, tiêm kích Su-30SM2 còn dự kiến được đồng nhất với Su-35S ở cả hệ thống điện tử hàng không, trong đó nổi bật là radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis.Cho dù radar N011M BARS hiện tại của Su-30SM và N035 Irbis đều có phạm vi trinh sát tối đa 400 km, nhưng khả năng nhận biết các vật thể nhỏ có diện tích phản xạ thấp cũng như kháng nhiễu của Irbis là tốt hơn rất nhiều.Radar mới sẽ giúp tiêm kích Su-30SM2 có khả năng sử dụng những loại tên lửa không chiến tầm xa tối tân nhất của Nga hiện nay, điển hình như R-37M hay Kh-69, giúp nó thực sự trở thành một sát thủ trên bầu trời.Việc đồng nhất hóa tiêm kích Su-30SM2 với Su-35S còn có ý nghĩa hơn với Không quân Nga khi họ chắc chắn sẽ phải đối đầu chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất trên bầu trời Ukraine, lúc này mọi cải tiến đều vô cùng đáng giá.
Những chiếc tiêm kích Su-30SM2 thuộc lô sản xuất tiếp theo cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ chính thức được trang bị động cơ thế hệ mới, đó là loại vốn đang được sử dụng trên Su-35S và cả Su-57.
Ông Oleg Pankov - nhà thiết kế chính của tiêm kích Su-30SM đã tuyên bố điều này trong một cuộc trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông Nga và ngay lập tức thu hút sự quan tâm sâu sắc.
Theo thông báo, sau một thời gian dài thử nghiệm và khắc phục những vấn đề liên quan tới kỹ thuật, các kỹ sư hàng không Nga đã điều chỉnh thành công động cơ phản lực AL-41F1S cho tiêm kích Su-30SM2.
Ông Pankov nói rõ, tiêm kích Su-30SM2 được gọi là "phiên bản hiện đại hóa thế hệ thứ hai" trang bị động cơ mới sẽ chính thức đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2025 để trang bị cho Không quân Nga.
Hiện nay động cơ AL-41F1S là máy động lực hàng không tiên tiến nhất của ngành công nghiệp chế tạo máy bay Nga khi Izdeliye-30 chưa hoàn thiện, chúng đang được lắp đặt trên tiêm kích Su-35S và Su-57 hiện đại nhất.
Động cơ AL-41F1S là bước phát triển tiếp theo của AL-31FP đang được sử dụng trên Su-30SM bản cơ sở, nó mạnh hơn 20% (lực đẩy lên tới 15.000 kgf khi đốt sau) và tăng thời hạn sử dụng gấp 4 lần từ 1.000 lên thành 4.000 giờ hoạt động.
AL-41F1S vẫn giữ nguyên sơ đồ cấu trúc dạng động cơ phản lực hai mạch với bộ đốt sau và vector lực đẩy có thể điều chỉnh được. Tuy nhiên thực tế 80% trong số linh kiện là các thành phần mới hoàn toàn.
Một trong những thành tựu đáng biểu dương nhất của các kỹ sư hàng không Nga là việc tích hợp hệ thống điều khiển tự động kỹ thuật số và đánh lửa plasma vào động cơ AL-41F1S, giúp nó tiết kiệm nhiên liệu và dễ điều khiển hơn.
Không chỉ có vậy, ông Pankov còn cho biết việc tích hợp động cơ AL-41F1S thế hệ mới vào máy bay chiến đấu Su-30SM2 sẽ giúp nó tăng tốc tốt hơn và giảm bán kính quay vòng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Su-30SM2 đang trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng với động cơ mới.
Không chỉ riêng động cơ, tiêm kích Su-30SM2 còn dự kiến được đồng nhất với Su-35S ở cả hệ thống điện tử hàng không, trong đó nổi bật là radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis.
Cho dù radar N011M BARS hiện tại của Su-30SM và N035 Irbis đều có phạm vi trinh sát tối đa 400 km, nhưng khả năng nhận biết các vật thể nhỏ có diện tích phản xạ thấp cũng như kháng nhiễu của Irbis là tốt hơn rất nhiều.
Radar mới sẽ giúp tiêm kích Su-30SM2 có khả năng sử dụng những loại tên lửa không chiến tầm xa tối tân nhất của Nga hiện nay, điển hình như R-37M hay Kh-69, giúp nó thực sự trở thành một sát thủ trên bầu trời.
Việc đồng nhất hóa tiêm kích Su-30SM2 với Su-35S còn có ý nghĩa hơn với Không quân Nga khi họ chắc chắn sẽ phải đối đầu chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất trên bầu trời Ukraine, lúc này mọi cải tiến đều vô cùng đáng giá.