Hiện nay Trung Quốc là khách hàng nước ngoài duy nhất của tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S của Nga, họ đã nhận tổng cộng 24 chiếc thuộc phiên bản Su-35SK.Được biết lô chiến đấu cơ trên có giá trị tới trên 2 tỷ USD, sở dĩ mức giá cao như vậy là do Nga e ngại Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ để cho ra đời các bản “Su-35 nội địa” như từng làm với Su-27.Mặc dù vẫn đề phòng bị ăn cắp công nghệ, nhưng sau khi hoàn tất hợp đồng đầu tiên, Nga rất kỳ vọng sẽ bán thêm được 24 tiêm kích Su-35 nữa cho Trung Quốc.Mới đây Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật - quân sự Liên bang Nga, ông Dmitry Shugaev tuyên bố rằng Moskva đang tiến gần đến việc cung cấp một máy bay Su-35 khác cho không quân Trung Quốc.Tuy nhiên giới quân sự tại Bắc Kinh đã nhận định rằng chưa có gì chắc chắn về viễn cảnh trên, ít nhất là bởi Su-35 trong quá trình thử nghiệm mô phỏng chiến đấu đã thua cả J-16 và J-10 của họ.Nhận xét về Su-35, trang Sina cho rằng: “Su-35 đã được đưa vào làm nhiệm vụ chiến đấu trong không quân Trung Quốc chỉ sau một năm và đã tạo ra sức mạnh cũng như hoàn thành nhiệm vụ hộ tống cho oanh tạc cơ H-6K”.“Tất cả điều này phản ánh tầm quan trọng của tiêm kích đa năng Su-35 trong thành phần tác chiến của không quân Trung Quốc”.“Sẽ thật tuyệt vời nếu có thêm một lô Su-35 được quân đội của chúng ta chấp thuận trong tương lai, để bù đắp cho sự thiếu hụt máy bay chiến đấu”.“Tuy nhiên Su-35 cũng có những thiếu sót rõ ràng và hệ thống điện tử hàng không của nó không được phát triển cho lắm”.“Các lỗ hổng của máy bay chiến đấu Nga trong bài tập đối kháng với J-16 và J-10C đã khiến giới quân sự phải cân nhắc việc mua sắm thêm một lô tiêm kích loại này”.“Mặc dù Flanker-E được trang bị radar quét điện tử thụ động tiên tiến nhất của Nga, nhưng nó chỉ nhận được vị trí của mục tiêu bằng cách bắt các sóng điện từ phát ra từ đối tượng”.“Nhưng hiện nay có phương thức tiên tiến hơn, khi máy bay có thể nhanh chóng đo khoảng cách và chỉ cần một vài cảm biến thực hiện tính toán để có được dữ liệu chính xác”.“Nói một cách tương đối, radar chủ động có thể nhanh chóng phát hiện mục tiêu và xác định chính xác vị trí nhờ vào sóng điện từ do chính nó phát ra và đây rõ ràng là lợi thế lớn”.“Tiêm kích J-16 và J-10C được trang bị radar quét điện tử chủ động tiên tiến nhất, đây cũng là lý do chính cho sự vô dụng của Su-35”.“Trên chiến trường, J-16 và J-10C có thể tận dụng radar tiên tiến của mình để nhanh chóng phát hiện, tiêu diệt Su-35 và giành chiến thắng trong trận chiến”.“Ngoài ra đừng quên rằng trong không quân của chúng ta còn có một số lượng lớn máy bay chiến đấu thuộc dòng J-11 có thể được nâng cấp và cải tiến”.“Do đó, việc hiện đại hóa tiêm kích J-11B của không quân Trung Quốc có thể thực tế hơn so với mua sắm thêm Su-35”, báo cáo của Sina Military.Với đánh giá như trên, Trung Quốc không loại trừ khả năng mua thêm một lô Su-35 khác của Nga, tuy nhiên rõ ràng việc ký kết hợp đồng chỉ có thể diễn ra với chi phí chấp nhận được.
Hiện nay Trung Quốc là khách hàng nước ngoài duy nhất của tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S của Nga, họ đã nhận tổng cộng 24 chiếc thuộc phiên bản Su-35SK.
Được biết lô chiến đấu cơ trên có giá trị tới trên 2 tỷ USD, sở dĩ mức giá cao như vậy là do Nga e ngại Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ để cho ra đời các bản “Su-35 nội địa” như từng làm với Su-27.
Mặc dù vẫn đề phòng bị ăn cắp công nghệ, nhưng sau khi hoàn tất hợp đồng đầu tiên, Nga rất kỳ vọng sẽ bán thêm được 24 tiêm kích Su-35 nữa cho Trung Quốc.
Mới đây Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật - quân sự Liên bang Nga, ông Dmitry Shugaev tuyên bố rằng Moskva đang tiến gần đến việc cung cấp một máy bay Su-35 khác cho không quân Trung Quốc.
Tuy nhiên giới quân sự tại Bắc Kinh đã nhận định rằng chưa có gì chắc chắn về viễn cảnh trên, ít nhất là bởi Su-35 trong quá trình thử nghiệm mô phỏng chiến đấu đã thua cả J-16 và J-10 của họ.
Nhận xét về Su-35, trang Sina cho rằng: “Su-35 đã được đưa vào làm nhiệm vụ chiến đấu trong không quân Trung Quốc chỉ sau một năm và đã tạo ra sức mạnh cũng như hoàn thành nhiệm vụ hộ tống cho oanh tạc cơ H-6K”.
“Tất cả điều này phản ánh tầm quan trọng của tiêm kích đa năng Su-35 trong thành phần tác chiến của không quân Trung Quốc”.
“Sẽ thật tuyệt vời nếu có thêm một lô Su-35 được quân đội của chúng ta chấp thuận trong tương lai, để bù đắp cho sự thiếu hụt máy bay chiến đấu”.
“Tuy nhiên Su-35 cũng có những thiếu sót rõ ràng và hệ thống điện tử hàng không của nó không được phát triển cho lắm”.
“Các lỗ hổng của máy bay chiến đấu Nga trong bài tập đối kháng với J-16 và J-10C đã khiến giới quân sự phải cân nhắc việc mua sắm thêm một lô tiêm kích loại này”.
“Mặc dù Flanker-E được trang bị radar quét điện tử thụ động tiên tiến nhất của Nga, nhưng nó chỉ nhận được vị trí của mục tiêu bằng cách bắt các sóng điện từ phát ra từ đối tượng”.
“Nhưng hiện nay có phương thức tiên tiến hơn, khi máy bay có thể nhanh chóng đo khoảng cách và chỉ cần một vài cảm biến thực hiện tính toán để có được dữ liệu chính xác”.
“Nói một cách tương đối, radar chủ động có thể nhanh chóng phát hiện mục tiêu và xác định chính xác vị trí nhờ vào sóng điện từ do chính nó phát ra và đây rõ ràng là lợi thế lớn”.
“Tiêm kích J-16 và J-10C được trang bị radar quét điện tử chủ động tiên tiến nhất, đây cũng là lý do chính cho sự vô dụng của Su-35”.
“Trên chiến trường, J-16 và J-10C có thể tận dụng radar tiên tiến của mình để nhanh chóng phát hiện, tiêu diệt Su-35 và giành chiến thắng trong trận chiến”.
“Ngoài ra đừng quên rằng trong không quân của chúng ta còn có một số lượng lớn máy bay chiến đấu thuộc dòng J-11 có thể được nâng cấp và cải tiến”.
“Do đó, việc hiện đại hóa tiêm kích J-11B của không quân Trung Quốc có thể thực tế hơn so với mua sắm thêm Su-35”, báo cáo của Sina Military.
Với đánh giá như trên, Trung Quốc không loại trừ khả năng mua thêm một lô Su-35 khác của Nga, tuy nhiên rõ ràng việc ký kết hợp đồng chỉ có thể diễn ra với chi phí chấp nhận được.