Theo hãng thông tấn Blooberg của Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thông báo cho Indonesia về các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra nếu nước này tiếp tục quá trình thực hiện hợp đồng mua Su-35 với Nga.Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về thông tin này, nhưng các nhà ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng Washington kêu gọi các đồng minh từ bỏ hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga.Nếu Indoneisa từ chối, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp hạn chế theo Đạo luật CAATSA (đạo luật cho phép áp dụng những hình thức trừng phạt chống lại nước thứ ba tương tác với Moskva trong vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự).Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại vẫn không có xác nhận chính thức nào về thông tin liên quan đến việc từ chối mua Su-35 từ phía Nga hoặc Indonesia.Nhưng ngay trong lúc này, báo chí quốc gia Vạn Đảo đã đăng tải nhiều ý kiến bình luận cho rằng Su-35 "quá yếu" và không còn tiềm năng, động thái được xem như dọn đường cho việc hủy bỏ hợp đồng.Cụ thể, Indonesia cho rằng Su-35 không được áp dụng công nghệ tàng hình, có diện tích phản xạ radar quá lớn, khiến chúng dễ bị phát hiện trong không chiến tầm xa.Radar chính của tiêm kích Su-35 là N035 Irbis-E mặc dù được quảng cáo có tầm trinh sát 400 km nhưng chỉ đối với máy bay cỡ lớn như Boeing 747 bay ở tầm cao 20 km, đây là điều kiện phi thực tế.Bên cạnh đó, radar N035 Irbis-E còn là loại mảng pha quét thụ động (PESA), lạc hậu cả một thế hệ so với những chiến đấu cơ trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) hiện đại.Không chỉ có vậy, chi phí khai thác và đảm bảo kỹ thuật của Su-35 là cực lớn, tỏ ra vượt trội sản phẩm phương Tây, nhất là bộ phận chỉnh hướng phụt 3D của động cơ có tuổi thọ rất ngắn.So sánh với ứng viên khác là tiêm kích F-16 Block 70/72 hay chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II thì Su-35 tỏ ra yếu thế hơn hẳn trong cả không chiến tầm xa lẫn tầm gần.Cần nhắc lại rằng theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti, hợp đồng được ký kết giữa Nga và Indonesia vào năm 2018 cho việc cung cấp 11 máy bay chiến đấu đa năng Su-35S.Cho đến tận mùa hè năm ngoái, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về việc Indonesia từ chối thỏa thuận do phải hứng chịu áp lực cực lớn từ phía Mỹ.Trong khi đó, Tổng giám đốc của Tổng công ty xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport - ông Alexander Mikheev tuyên bố rằng Moskva đã sẵn sàng để thực hiện việc giao hàng.Indonesia là một trong những khách hàng lớn nhất của máy bay chiến đấu Nga tại khu vực Đông Nam Á, Jakarta đang vận hành phi đội hàng chục tiêm kích hạng nặng Su-27SK, Su-30MK và cả Su-30MK2.Trong quá trình sử dụng, Indonesia từng phàn nàn về việc tiêm kích Su-30MK2 của họ bị nứt khung cũng như gặp vô số lỗi kỹ thuật chỉ sau vài chục giờ sử dụng.
Theo hãng thông tấn Blooberg của Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thông báo cho Indonesia về các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra nếu nước này tiếp tục quá trình thực hiện hợp đồng mua Su-35 với Nga.
Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về thông tin này, nhưng các nhà ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng Washington kêu gọi các đồng minh từ bỏ hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga.
Nếu Indoneisa từ chối, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp hạn chế theo Đạo luật CAATSA (đạo luật cho phép áp dụng những hình thức trừng phạt chống lại nước thứ ba tương tác với Moskva trong vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự).
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại vẫn không có xác nhận chính thức nào về thông tin liên quan đến việc từ chối mua Su-35 từ phía Nga hoặc Indonesia.
Nhưng ngay trong lúc này, báo chí quốc gia Vạn Đảo đã đăng tải nhiều ý kiến bình luận cho rằng Su-35 "quá yếu" và không còn tiềm năng, động thái được xem như dọn đường cho việc hủy bỏ hợp đồng.
Cụ thể, Indonesia cho rằng Su-35 không được áp dụng công nghệ tàng hình, có diện tích phản xạ radar quá lớn, khiến chúng dễ bị phát hiện trong không chiến tầm xa.
Radar chính của tiêm kích Su-35 là N035 Irbis-E mặc dù được quảng cáo có tầm trinh sát 400 km nhưng chỉ đối với máy bay cỡ lớn như Boeing 747 bay ở tầm cao 20 km, đây là điều kiện phi thực tế.
Bên cạnh đó, radar N035 Irbis-E còn là loại mảng pha quét thụ động (PESA), lạc hậu cả một thế hệ so với những chiến đấu cơ trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) hiện đại.
Không chỉ có vậy, chi phí khai thác và đảm bảo kỹ thuật của Su-35 là cực lớn, tỏ ra vượt trội sản phẩm phương Tây, nhất là bộ phận chỉnh hướng phụt 3D của động cơ có tuổi thọ rất ngắn.
So sánh với ứng viên khác là tiêm kích F-16 Block 70/72 hay chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II thì Su-35 tỏ ra yếu thế hơn hẳn trong cả không chiến tầm xa lẫn tầm gần.
Cần nhắc lại rằng theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti, hợp đồng được ký kết giữa Nga và Indonesia vào năm 2018 cho việc cung cấp 11 máy bay chiến đấu đa năng Su-35S.
Cho đến tận mùa hè năm ngoái, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về việc Indonesia từ chối thỏa thuận do phải hứng chịu áp lực cực lớn từ phía Mỹ.
Trong khi đó, Tổng giám đốc của Tổng công ty xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport - ông Alexander Mikheev tuyên bố rằng Moskva đã sẵn sàng để thực hiện việc giao hàng.
Indonesia là một trong những khách hàng lớn nhất của máy bay chiến đấu Nga tại khu vực Đông Nam Á, Jakarta đang vận hành phi đội hàng chục tiêm kích hạng nặng Su-27SK, Su-30MK và cả Su-30MK2.
Trong quá trình sử dụng, Indonesia từng phàn nàn về việc tiêm kích Su-30MK2 của họ bị nứt khung cũng như gặp vô số lỗi kỹ thuật chỉ sau vài chục giờ sử dụng.