Theo giới quan sát, trong trường hợp cuộc xung đột ở Trung Đông leo thang, thế giới có thể sẽ chứng kiến một cuộc không chiến độc đáo, trong đó tiêm kích Su-35 của Iran sẽ đối đầu với F-15/16 và đặc biệt là F-35 của Israel và Mỹ.Nếu viễn cảnh trên xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử những chiếc tiêm kích hiện đại này va chạm với nhau trong một trận không chiến thực sự, bên nào giành được chiến thắng là câu hỏi mà rất nhiều chuyên gia quân sự cũng chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác.Cần nhấn mạnh, cách đây một thời gian, có thông tin cho biết Iran đã nhận được từ Nga một số tiêm kích Su-35S có khả năng cơ động cao, vũ khí mạnh mẽ và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến.Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới, những chiếc máy bay này có tiềm năng đối đầu sòng phẳng với các đối thủ đến từ Israel và Mỹ trong trường hợp xảy ra trận không chiến.Nhưng trong lúc này có một số câu hỏi về việc liệu các tiêm kích Su-35 của Iran có được trang bị tên lửa không đối không tầm xa như R-37M hay không, bởi vì nếu thiếu vũ khí này, chúng sẽ gần như chẳng còn ưu thế lớn.Bên cạnh đó, mức độ sẵn sàng của Không quân Iran trong việc khai thác tiêm kích Su-35 cũng là câu hỏi gây nhiều nghi ngại, bất chấp có thông tin 40 phi công của Tehran đã sang Nga học lái Su-35 từ lâu.Dẫu vậy quãng thời gian huấn luyện làm chủ phương tiện chiến đấu vẫn là quá ngắn ngủi, khó lòng giúp phi công Iran đủ năng lực đối đầu sòng phẳng với những "thợ lái" cực kỳ lão luyện của Israel, trên những tiêm kích tàng hình hàng đầu thế giới.Chưa dừng lại đây, viễn cảnh đối đầu giữa tiêm kích do Mỹ và Nga sản xuất trên bầu trời Iran có lẽ cũng khó có khả năng trở thành hiện thực, căn cứ vào hình thức tác chiến mà Israel sẽ tiến hành nếu họ dự định tấn công trả đũa Iran.Trong các cuộc không kích mục tiêu của Iran trên lãnh thổ Syria, Không quân Israel thường bắn tên lửa tấn công tầm xa, hạn chế đi vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không hay tiêm kích đánh chặn đối phương, cách thức này nhiều khả năng sẽ được lặp lại.Mới đây có tin Israel đang chuẩn bị một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào các mục tiêu chiến lược quan trọng của Iran, Tel Aviv có thể sử dụng tên lửa đạn đạo Silver Sparrow và Rampage, cũng như tên lửa hành trình chiến thuật Delilah.Vũ khí hàng không của Israel có đặc điểm tương tự tên lửa đạn đạo Kh-15 của Liên Xô hay Kh-47M2 Kinzhal do Nga chế tạo, nhưng có diện tích phản xạ radar (RCS) thấp hơn, khiến chúng ít bị hệ thống phòng không phát hiện.Chỉ số RCS của tên lửa hành trình cũng như đạn đạo do Israel sản xuất thay đổi trong khoảng 0,03 đến 0,07 mét vuông, gần như chẳng thể nhận biết từ cự ly đủ lớn để đánh chặn từ xa.Sliver Sparrow và Rampage có tầm bắn khoảng 350 - 700 km, còn cự ly tác chiến của tên lửa Delilah là 285 km, phạm vi này cho phép Không quân Israel tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa đáng kể trong khi vẫn đảm bảo an toàn tương đối.Tốc độ ở phần cuối quỹ đạo của những tên lửa nói trên đạt tới 1.100 - 1.300 m/s, khiến chúng khó bị hệ thống chống tên lửa đánh chặn, thậm chí đây là nhiệm vụ bất khả thi ngay cả với tiêm kích Su-35 khi được đưa lên trời làm nhiệm vụ phòng không.
Theo giới quan sát, trong trường hợp cuộc xung đột ở Trung Đông leo thang, thế giới có thể sẽ chứng kiến một cuộc không chiến độc đáo, trong đó tiêm kích Su-35 của Iran sẽ đối đầu với F-15/16 và đặc biệt là F-35 của Israel và Mỹ.
Nếu viễn cảnh trên xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử những chiếc tiêm kích hiện đại này va chạm với nhau trong một trận không chiến thực sự, bên nào giành được chiến thắng là câu hỏi mà rất nhiều chuyên gia quân sự cũng chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Cần nhấn mạnh, cách đây một thời gian, có thông tin cho biết Iran đã nhận được từ Nga một số tiêm kích Su-35S có khả năng cơ động cao, vũ khí mạnh mẽ và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới, những chiếc máy bay này có tiềm năng đối đầu sòng phẳng với các đối thủ đến từ Israel và Mỹ trong trường hợp xảy ra trận không chiến.
Nhưng trong lúc này có một số câu hỏi về việc liệu các tiêm kích Su-35 của Iran có được trang bị tên lửa không đối không tầm xa như R-37M hay không, bởi vì nếu thiếu vũ khí này, chúng sẽ gần như chẳng còn ưu thế lớn.
Bên cạnh đó, mức độ sẵn sàng của Không quân Iran trong việc khai thác tiêm kích Su-35 cũng là câu hỏi gây nhiều nghi ngại, bất chấp có thông tin 40 phi công của Tehran đã sang Nga học lái Su-35 từ lâu.
Dẫu vậy quãng thời gian huấn luyện làm chủ phương tiện chiến đấu vẫn là quá ngắn ngủi, khó lòng giúp phi công Iran đủ năng lực đối đầu sòng phẳng với những "thợ lái" cực kỳ lão luyện của Israel, trên những tiêm kích tàng hình hàng đầu thế giới.
Chưa dừng lại đây, viễn cảnh đối đầu giữa tiêm kích do Mỹ và Nga sản xuất trên bầu trời Iran có lẽ cũng khó có khả năng trở thành hiện thực, căn cứ vào hình thức tác chiến mà Israel sẽ tiến hành nếu họ dự định tấn công trả đũa Iran.
Trong các cuộc không kích mục tiêu của Iran trên lãnh thổ Syria, Không quân Israel thường bắn tên lửa tấn công tầm xa, hạn chế đi vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không hay tiêm kích đánh chặn đối phương, cách thức này nhiều khả năng sẽ được lặp lại.
Mới đây có tin Israel đang chuẩn bị một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào các mục tiêu chiến lược quan trọng của Iran, Tel Aviv có thể sử dụng tên lửa đạn đạo Silver Sparrow và Rampage, cũng như tên lửa hành trình chiến thuật Delilah.
Vũ khí hàng không của Israel có đặc điểm tương tự tên lửa đạn đạo Kh-15 của Liên Xô hay Kh-47M2 Kinzhal do Nga chế tạo, nhưng có diện tích phản xạ radar (RCS) thấp hơn, khiến chúng ít bị hệ thống phòng không phát hiện.
Chỉ số RCS của tên lửa hành trình cũng như đạn đạo do Israel sản xuất thay đổi trong khoảng 0,03 đến 0,07 mét vuông, gần như chẳng thể nhận biết từ cự ly đủ lớn để đánh chặn từ xa.
Sliver Sparrow và Rampage có tầm bắn khoảng 350 - 700 km, còn cự ly tác chiến của tên lửa Delilah là 285 km, phạm vi này cho phép Không quân Israel tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa đáng kể trong khi vẫn đảm bảo an toàn tương đối.
Tốc độ ở phần cuối quỹ đạo của những tên lửa nói trên đạt tới 1.100 - 1.300 m/s, khiến chúng khó bị hệ thống chống tên lửa đánh chặn, thậm chí đây là nhiệm vụ bất khả thi ngay cả với tiêm kích Su-35 khi được đưa lên trời làm nhiệm vụ phòng không.