Tên lửa Oreshnik có thể xuất hiện tại Nicaragua khi Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin mới đây đã tiết lộ về chương trình hợp tác quân sự với quốc gia châu Mỹ Latinh này.Theo công bố trên trang web của chính phủ, Bộ Quốc phòng Nga đã nhận chỉ đạo ký văn bản sau khi hoàn tất mọi quá trình đàm phán và đạt được thỏa thuận cuối cùng với Nicaragua.Dự thảo thỏa thuận hợp tác giữa hai nước trước đó đã được thống nhất với Bộ Ngoại giao Nga cũng như một số cơ quan liên bang khác, bao gồm Văn phòng Tổng Công tố và Ủy ban Điều tra.Những bước đi nói trên khẳng định tính nghiêm túc trong ý định của Moskva nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Trung Mỹ, điều mà Washington luôn cảm thấy lo ngại.Bên cạnh đó, Thủ tướng Mishustin đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng cùng với Bộ Ngoại giao Nga tiến hành những cuộc đàm phán nâng cao và thực hiện mọi thay đổi cần thiết đối với văn bản trước khi chính thức ký kết.Việc Nga ký thỏa thuận hợp tác quân sự với Nicaragua sẽ đặt ra thách thức nghiêm trọng cho Mỹ bởi căn cứ của Moskva nhiều khả năng sẽ xuất hiện. Trong bối cảnh vũ khí siêu thanh, đặc biệt là tên lửa Oreshnik vừa thực chiến thành công chắc chắn khiến Washington thấy lo lắng.Với tầm bắn 5.500 km, tên lửa siêu thanh mới nhất của Nga sẽ nhanh chóng tới đất Mỹ, khoảng cách từ Nicaragua đến nước này chỉ khoảng 3.000 km, điều đó nghĩa là nếu được phóng, tên lửa Oreshnik sẽ tới mục tiêu chỉ sau 1.000 giây.Quan hệ giữa Nga và Nicaragua vẫn ở mức thân thiện trong suốt thời gian qua, khi Tổng thống Daniel Ortega đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với chính sách của Moskva, điều này khiến Washington phải đặc biệt cảnh giác.Thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới có thể bao gồm cả hỗ trợ quân sự và tập trận chung, trao đổi kinh nghiệm cũng như tham vấn, điều này sẽ mở rộng đáng kể sự hiện diện của Nga trong khu vực, từ đó việc đặt căn cứ tên lửa sẽ chẳng phải là điều xa vời.Cần nhắc lại vào ngày 21/11, hệ thống tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik đã tấn công nhà máy Yuzhmash ở Dnepr. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, cơ sở quốc phòng bị oanh tạc nhằm đáp trả việc Mỹ và Anh cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa trên đất Nga.Tên lửa Oreshnik đã tấn công mục tiêu ở tốc độ Mach 10, tức là 2,5 - 3 km/giây. Theo Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Sergei Karakaev, vũ khí này có thể tấn công các mục tiêu đơn lẻ hay khu vực, trong trạng thái được bảo vệ cao.Do có khả năng mang nhiều đầu đạn và vận tốc cực lớn, việc đánh chặn tên lửa Oreshnik là không thể, vũ khí này sẽ nguy hiểm vượt bậc nếu mang đầu đạn hạt nhân thay vì loại thông thường.Tuy nhiên nếu viễn cảnh căn cứ tên lửa Nga xuất hiện trên đất Nicaragua, Mỹ có thể đưa ra phản ứng đáp trả cực kỳ cứng rắn, đặc biệt khi Tổng thống Donald Trump chính thức cầm quyền.Mỹ sẽ phải triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn từ xa, thậm chí không loại trừ khả năng sẽ có một cuộc tấn công phủ đầu bởi khi tên lửa Oreshnik xuất hiện, hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa nhanh chóng.Nhưng trong lúc này, theo cơ quan tình báo Anh, phương Tây chưa nên quá lo ngại, bởi theo họ Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik.Thậm chí có nguồn tin còn cho biết Moskva mới chỉ có 2 nguyên mẫu tên lửa Oreshnik phục vụ thử nghiệm và 1 quả đã được sử dụng, không dễ để Nga chế tạo thêm trong điều kiện bị cấm vận nặng nề.
Tên lửa Oreshnik có thể xuất hiện tại Nicaragua khi Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin mới đây đã tiết lộ về chương trình hợp tác quân sự với quốc gia châu Mỹ Latinh này.
Theo công bố trên trang web của chính phủ, Bộ Quốc phòng Nga đã nhận chỉ đạo ký văn bản sau khi hoàn tất mọi quá trình đàm phán và đạt được thỏa thuận cuối cùng với Nicaragua.
Dự thảo thỏa thuận hợp tác giữa hai nước trước đó đã được thống nhất với Bộ Ngoại giao Nga cũng như một số cơ quan liên bang khác, bao gồm Văn phòng Tổng Công tố và Ủy ban Điều tra.
Những bước đi nói trên khẳng định tính nghiêm túc trong ý định của Moskva nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Trung Mỹ, điều mà Washington luôn cảm thấy lo ngại.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Mishustin đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng cùng với Bộ Ngoại giao Nga tiến hành những cuộc đàm phán nâng cao và thực hiện mọi thay đổi cần thiết đối với văn bản trước khi chính thức ký kết.
Việc Nga ký thỏa thuận hợp tác quân sự với Nicaragua sẽ đặt ra thách thức nghiêm trọng cho Mỹ bởi căn cứ của Moskva nhiều khả năng sẽ xuất hiện. Trong bối cảnh vũ khí siêu thanh, đặc biệt là tên lửa Oreshnik vừa thực chiến thành công chắc chắn khiến Washington thấy lo lắng.
Với tầm bắn 5.500 km, tên lửa siêu thanh mới nhất của Nga sẽ nhanh chóng tới đất Mỹ, khoảng cách từ Nicaragua đến nước này chỉ khoảng 3.000 km, điều đó nghĩa là nếu được phóng, tên lửa Oreshnik sẽ tới mục tiêu chỉ sau 1.000 giây.
Quan hệ giữa Nga và Nicaragua vẫn ở mức thân thiện trong suốt thời gian qua, khi Tổng thống Daniel Ortega đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với chính sách của Moskva, điều này khiến Washington phải đặc biệt cảnh giác.
Thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới có thể bao gồm cả hỗ trợ quân sự và tập trận chung, trao đổi kinh nghiệm cũng như tham vấn, điều này sẽ mở rộng đáng kể sự hiện diện của Nga trong khu vực, từ đó việc đặt căn cứ tên lửa sẽ chẳng phải là điều xa vời.
Cần nhắc lại vào ngày 21/11, hệ thống tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik đã tấn công nhà máy Yuzhmash ở Dnepr. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, cơ sở quốc phòng bị oanh tạc nhằm đáp trả việc Mỹ và Anh cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa trên đất Nga.
Tên lửa Oreshnik đã tấn công mục tiêu ở tốc độ Mach 10, tức là 2,5 - 3 km/giây. Theo Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Sergei Karakaev, vũ khí này có thể tấn công các mục tiêu đơn lẻ hay khu vực, trong trạng thái được bảo vệ cao.
Do có khả năng mang nhiều đầu đạn và vận tốc cực lớn, việc đánh chặn tên lửa Oreshnik là không thể, vũ khí này sẽ nguy hiểm vượt bậc nếu mang đầu đạn hạt nhân thay vì loại thông thường.
Tuy nhiên nếu viễn cảnh căn cứ tên lửa Nga xuất hiện trên đất Nicaragua, Mỹ có thể đưa ra phản ứng đáp trả cực kỳ cứng rắn, đặc biệt khi Tổng thống Donald Trump chính thức cầm quyền.
Mỹ sẽ phải triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn từ xa, thậm chí không loại trừ khả năng sẽ có một cuộc tấn công phủ đầu bởi khi tên lửa Oreshnik xuất hiện, hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa nhanh chóng.
Nhưng trong lúc này, theo cơ quan tình báo Anh, phương Tây chưa nên quá lo ngại, bởi theo họ Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik.
Thậm chí có nguồn tin còn cho biết Moskva mới chỉ có 2 nguyên mẫu tên lửa Oreshnik phục vụ thử nghiệm và 1 quả đã được sử dụng, không dễ để Nga chế tạo thêm trong điều kiện bị cấm vận nặng nề.