Một số nguồn tin cho rằng, có khả năng lớn là Nga đã triển khai cả siêu tiêm kích MiG-31 tới căn cứ Hmeymin để tham gia chiến dịch chống khủng bố ở Syria. Việc đưa MiG-31 tới Syria đặt dấu hỏi lớn về vai trò, vì vốn dĩ việc bảo vệ đội hình máy bay ném bom Nga tham chiến đã được các máy bay Su-30/35 thực hiện tốt. Và mới đây Nga còn đưa thêm cả tiêm kích hạm MiG-29K và Su-33 có khả năng phòng không mạnh. Nguồn ảnh: B. SalamiCũng có khả năng việc Nga triển khai tiêm kích MiG-31 tới Syria là nhằm đề phòng các hoạt động của máy bay cảnh báo sớm tầm xa Mỹ-NATO hoạt động quanh khu vực Syria-Iraq. Trước đó, đã có thông tin NATO triển khai máy bay cảnh báo E-3 Sentry tới Syria tham gia các chiến dịch không kích của liên quân chống IS. Nguồn ảnh: Airlines.netMiG-31 vốn là tiêm kích đánh chặn hạng nặng, tốc độ siêu âm do Liên Xô phát triển từ giữa những năm 1970 để làm nhiệm vụ đánh chặn tầm xa các máy bay ném bom chiến lược, máy bay cảnh báo sớm của Mỹ-NATO. Đến nay vai trò của MiG-31 vẫn là như vậy, do đó khả năng cao loại máy bay này tới Syria để đảm nhận nhiệm vụ đối phó máy bay cảnh báo sớm, máy bay ném bom B-52 của Mỹ-NATO là có cơ sở. Ngoài ra, cũng là một “lá bài” thử nghiệm khả năng tác chiến thực sự của MiG-31. Nguồn ảnh: Airlines.netTiêm kích đánh chặn MiG-31 được Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 để thay thế mẫu MiG-25. Khoảng 519 chiếc đã được chế tạo từ 1975-1994, nhưng tới nay chỉ còn khoảng 300 chiếc hoạt động trong Không quân Nga và Không quân Kazakhstan. Trong đó, số MiG-31 nằm ở Nga chiếm số lượng lớn nhất tới 252 chiếc, nhưng chỉ có chừng 80-100 chiếc MiG-31 trực sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: WikipediaSo với các thế hệ tiêm kích MiG nhỏ gọn trước đấy, MiG-31 là tiêm kích đánh chặn rất lớn có chiều dài đến 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m cùng trọng lượng rỗng 21,8 tấn (tối đa đến 46,2 tấn). Nguồn ảnh: WikipediaTiêm kích MiG-31 cơ bản sử dụng khung thân với MiG-25 kết cấu 2 động cơ loại lớn, với cửa hút khí nằm ở dưới cánh, cánh được đặt trên lưng với tỷ lệ kích cỡ là 2.94, có 2 cánh đuôi thẳng đứng. Cánh và khung máy bay được gia cố khỏe hơn so với MiG-25, cho phép máy bay bay với vận tốc siêu âm ở độ cao thấp. Nguồn ảnh: WikipediaMiG-31 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Aviadvigatel D30-F6 cho phép nó đạt tốc độ tối đa mach 1.23 ở độ cao thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì tốc độ của nó vượt qua Mach 3,2, nhưng bay với tốc độ như vậy gây ra những mối đe dọa đến động cơ và khung máy bay. Tuy vậy, với tốc độ Mach 2,83 thì MiG-31 cũng trở thành chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: WikipediaKhi đưa MiG-31 vào vai trò một máy bay đánh chặn tốc độ Mach 2.8+ và duy trì thời gian đốt nhiên liệu phụ trội liên tục, sự tiêu thụ nhiên liệu của nó lớn hơn khi so sánh với các máy bay khác có nhiệm vụ khác, như Su-27. Dó đó, nhiên liệu MiG-31 mang theo gấp 0.4 lần - 16,350 kg với loại nhiên liệu phản lực T-6 tỷ trọng lớn. Trên các giá treo vũ khí ngoài cũng được thiết kế để mang những thùng chứa nhiên liệu vứt được, cho phép tăng thêm 5.000 lít nhiên liệu. Máy bay sản xuất đời sau còn có cần tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Airlines.netDù thân máy bay đã được gia cố khỏe hơn, MiG-31 chỉ chịu được một gia tốc trọng trường cực đại khi bay với vận tốc siêu âm là 5 g. Ở trọng tải chiến đấu, tải trọng trên cánh của nó ở mép và tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng là có ích. Tuy nhiên, nó không được thiết kế cho không chiến tầm gần và lộn vòng nhanh. Do đó, MiG-31 trở nên yếu thế nếu phải không chiến ở cự ly gần, nó phù hợp thực hiện các cuộc tấn công tầm xa hơn. Nguồn ảnh: Airlines.netMiG-31 đạt bán kính chiến đấu khoảng 1.450km nếu bay tốc độ cận âm ở độ cao 10.000m hoặc chỉ 720km nếu bay tốc độ Mach 2,35 ở trần bay 18.000m. Với tầm bay chiến đấu, MiG-31 đạt 3.000km mang 4 tên lửa R-33 và 2 thùng dầu phụ hoặc 5.400km với 4 R-33 và 2 thùng dầu phụ cùng một lần tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Airlines.netHiện phiên bản MiG-31BM mà Không quân Nga trang bị dùng loại radar cực mạnh phù hợp cho nhiệm vụ không đối không tầm xa - Zaslon-M quét mạng pha bị động với tầm trinh sát đến 400km, phát hiện được máy bay cảnh bảo sớm và khả năng điều khiển tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc cả trên không, mặt đất, mặt biển. Nguồn ảnh: WikipediaKhác với MiG-25, MiG-31 phải được vận hành bởi 2 phi công - ghế trước cho phi công, ghế sau cho sĩ quan điều khiển radar. Tuy nhiên, cả hai khoang của phi công đều có thiết kế để điều khiển máy bay như nhau, nhưng bình thường máy bay được phi công phía trước điều khiển bay, còn phi công phía sau phụ trách radar, vũ khí. Nguồn ảnh: Airlines.netĐáng lưu ý, trong lần triển khai sang Syria này, tiêm kích MiG-31 được trang bị kèm theo các tên lửa không đối không bắn xa nhất thế giới – R-33. Nguồn ảnh: Airlines.netĐây cũng là vũ khí chủ lực của MiG-31 chuyên dùng để đánh chặn các mục tiêu cao tốc, kích cỡ lớn như máy bay do thám SR-71, máy bay ném bom B-1B Lancer hay B-52 của Không quân Mỹ. Một chiếc MiG-31 có thể mang tổng cộng 4 tên lửa không đối không R-33. Nguồn ảnh: Airlines.netR-33 nặng tới 490kg, dài 4,14m, mang đầu nổ phá mảnh 47,5km, đạt tầm bắn 304km cùng tốc độ Mach 4,5-6. Tên lử được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc chủ động (phiên bản R-33E). Nguồn ảnh: WikipediaNgoài R-33, hiện Không quân Nga còn trang bị phiên bản tên lửa không đối không tầm xa R-37 (phiên bản nâng cấp sâu của R-33) chuyên dùng để tiêu diệt máy báy báo động sớm và máy bay do thám. Tên lửa đạt tầm phóng đến 398km, tốc độ mach 6. Nguồn ảnh: Airlines.net
Một số nguồn tin cho rằng, có khả năng lớn là Nga đã triển khai cả siêu tiêm kích MiG-31 tới căn cứ Hmeymin để tham gia chiến dịch chống khủng bố ở Syria. Việc đưa MiG-31 tới Syria đặt dấu hỏi lớn về vai trò, vì vốn dĩ việc bảo vệ đội hình máy bay ném bom Nga tham chiến đã được các máy bay Su-30/35 thực hiện tốt. Và mới đây Nga còn đưa thêm cả tiêm kích hạm MiG-29K và Su-33 có khả năng phòng không mạnh. Nguồn ảnh: B. Salami
Cũng có khả năng việc Nga triển khai tiêm kích MiG-31 tới Syria là nhằm đề phòng các hoạt động của máy bay cảnh báo sớm tầm xa Mỹ-NATO hoạt động quanh khu vực Syria-Iraq. Trước đó, đã có thông tin NATO triển khai máy bay cảnh báo E-3 Sentry tới Syria tham gia các chiến dịch không kích của liên quân chống IS. Nguồn ảnh: Airlines.net
MiG-31 vốn là tiêm kích đánh chặn hạng nặng, tốc độ siêu âm do Liên Xô phát triển từ giữa những năm 1970 để làm nhiệm vụ đánh chặn tầm xa các máy bay ném bom chiến lược, máy bay cảnh báo sớm của Mỹ-NATO. Đến nay vai trò của MiG-31 vẫn là như vậy, do đó khả năng cao loại máy bay này tới Syria để đảm nhận nhiệm vụ đối phó máy bay cảnh báo sớm, máy bay ném bom B-52 của Mỹ-NATO là có cơ sở. Ngoài ra, cũng là một “lá bài” thử nghiệm khả năng tác chiến thực sự của MiG-31. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 được Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 để thay thế mẫu MiG-25. Khoảng 519 chiếc đã được chế tạo từ 1975-1994, nhưng tới nay chỉ còn khoảng 300 chiếc hoạt động trong Không quân Nga và Không quân Kazakhstan. Trong đó, số MiG-31 nằm ở Nga chiếm số lượng lớn nhất tới 252 chiếc, nhưng chỉ có chừng 80-100 chiếc MiG-31 trực sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: Wikipedia
So với các thế hệ tiêm kích MiG nhỏ gọn trước đấy, MiG-31 là tiêm kích đánh chặn rất lớn có chiều dài đến 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m cùng trọng lượng rỗng 21,8 tấn (tối đa đến 46,2 tấn). Nguồn ảnh: Wikipedia
Tiêm kích MiG-31 cơ bản sử dụng khung thân với MiG-25 kết cấu 2 động cơ loại lớn, với cửa hút khí nằm ở dưới cánh, cánh được đặt trên lưng với tỷ lệ kích cỡ là 2.94, có 2 cánh đuôi thẳng đứng. Cánh và khung máy bay được gia cố khỏe hơn so với MiG-25, cho phép máy bay bay với vận tốc siêu âm ở độ cao thấp. Nguồn ảnh: Wikipedia
MiG-31 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Aviadvigatel D30-F6 cho phép nó đạt tốc độ tối đa mach 1.23 ở độ cao thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì tốc độ của nó vượt qua Mach 3,2, nhưng bay với tốc độ như vậy gây ra những mối đe dọa đến động cơ và khung máy bay. Tuy vậy, với tốc độ Mach 2,83 thì MiG-31 cũng trở thành chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khi đưa MiG-31 vào vai trò một máy bay đánh chặn tốc độ Mach 2.8+ và duy trì thời gian đốt nhiên liệu phụ trội liên tục, sự tiêu thụ nhiên liệu của nó lớn hơn khi so sánh với các máy bay khác có nhiệm vụ khác, như Su-27. Dó đó, nhiên liệu MiG-31 mang theo gấp 0.4 lần - 16,350 kg với loại nhiên liệu phản lực T-6 tỷ trọng lớn. Trên các giá treo vũ khí ngoài cũng được thiết kế để mang những thùng chứa nhiên liệu vứt được, cho phép tăng thêm 5.000 lít nhiên liệu. Máy bay sản xuất đời sau còn có cần tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Airlines.net
Dù thân máy bay đã được gia cố khỏe hơn, MiG-31 chỉ chịu được một gia tốc trọng trường cực đại khi bay với vận tốc siêu âm là 5 g. Ở trọng tải chiến đấu, tải trọng trên cánh của nó ở mép và tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng là có ích. Tuy nhiên, nó không được thiết kế cho không chiến tầm gần và lộn vòng nhanh. Do đó, MiG-31 trở nên yếu thế nếu phải không chiến ở cự ly gần, nó phù hợp thực hiện các cuộc tấn công tầm xa hơn. Nguồn ảnh: Airlines.net
MiG-31 đạt bán kính chiến đấu khoảng 1.450km nếu bay tốc độ cận âm ở độ cao 10.000m hoặc chỉ 720km nếu bay tốc độ Mach 2,35 ở trần bay 18.000m. Với tầm bay chiến đấu, MiG-31 đạt 3.000km mang 4 tên lửa R-33 và 2 thùng dầu phụ hoặc 5.400km với 4 R-33 và 2 thùng dầu phụ cùng một lần tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hiện phiên bản MiG-31BM mà Không quân Nga trang bị dùng loại radar cực mạnh phù hợp cho nhiệm vụ không đối không tầm xa - Zaslon-M quét mạng pha bị động với tầm trinh sát đến 400km, phát hiện được máy bay cảnh bảo sớm và khả năng điều khiển tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc cả trên không, mặt đất, mặt biển. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khác với MiG-25, MiG-31 phải được vận hành bởi 2 phi công - ghế trước cho phi công, ghế sau cho sĩ quan điều khiển radar. Tuy nhiên, cả hai khoang của phi công đều có thiết kế để điều khiển máy bay như nhau, nhưng bình thường máy bay được phi công phía trước điều khiển bay, còn phi công phía sau phụ trách radar, vũ khí. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đáng lưu ý, trong lần triển khai sang Syria này, tiêm kích MiG-31 được trang bị kèm theo các tên lửa không đối không bắn xa nhất thế giới – R-33. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đây cũng là vũ khí chủ lực của MiG-31 chuyên dùng để đánh chặn các mục tiêu cao tốc, kích cỡ lớn như máy bay do thám SR-71, máy bay ném bom B-1B Lancer hay B-52 của Không quân Mỹ. Một chiếc MiG-31 có thể mang tổng cộng 4 tên lửa không đối không R-33. Nguồn ảnh: Airlines.net
R-33 nặng tới 490kg, dài 4,14m, mang đầu nổ phá mảnh 47,5km, đạt tầm bắn 304km cùng tốc độ Mach 4,5-6. Tên lử được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc chủ động (phiên bản R-33E). Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài R-33, hiện Không quân Nga còn trang bị phiên bản tên lửa không đối không tầm xa R-37 (phiên bản nâng cấp sâu của R-33) chuyên dùng để tiêu diệt máy báy báo động sớm và máy bay do thám. Tên lửa đạt tầm phóng đến 398km, tốc độ mach 6. Nguồn ảnh: Airlines.net