Kế thừa sức mạnh từ người tiền nhiệm là tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-25 (đã nghỉ hưu), MiG-31 ngay từ khi mới xuất hiện đã trở thành kẻ thù đáng sợ nhất đối với các chiến đấu cơ của Mỹ và Châu Âu bởi khả năng đánh chặn tầm xa và tốc độ bay kinh khủng của nó. Sau 40 năm sức mạnh của MiG-31 hầu như không thay đổi và còn đáng sợ hơn trước với biến thể MiG-31BM.Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của MiG-31 chính là cặp động cơ turbofan Soloviev D-30F6 với công suất lên tới 20.900 lbf mỗi chiếc và 34.172 lbf khi đốt nhiên liệu phụ với mỗi động cơ. Tuy nhiên khi bay với hành trình siêu âm bán kính chiến đấu của MiG-31 khá hạn chế chỉ tầm 720km ở tốc độ Mach 2.35.Giống như nhiều mẫu tiêm kích đánh chặn khác do Liên Xô chế tạo trước đây MiG-31 cũng có thiết kế hai chỗ ngồi dành cho phi công chính và phi cộng phụ điều khiển hệ thống vũ khí.Trong ảnh là hình ảnh hiếm hoi của buồng lái MiG-31E biến thể dành cho xuất khẩu với các tính năng được đơn giản hóa, trong khi đó buồng lái của MiG-31BM được đánh giá tiên tiến hơn hẳn.Kiểu thiết kế buồng lái của MiG-31E khiến ta liên tưởng ngay tới các dòng chiến đấu cơ do Liên Xô chế tạo trước đây, với cách bố trí khá phức tạp không gian bên trong buồng lái cũng khá nhỏ.Ở bức ảnh này ta có thể thấy được toàn cảnh buồng lái của phi công chính. Có một điểm đặc biệt là cả hai khoang lái của MiG-31 đều được trang bị ghế phóng cho phép tổ lái thoát khỏi máy bay trên bất kỳ độ cao và tốc độ nào.Còn đây là góc nhìn thẳng của phi công chính trên MiG-31 với màn hình hiển thị HUD, cung cấp cho phi công các thông tin quan trọng của chuyến bay như tốc độ, độ cao, góc phương vị, dữ liệu mục tiêu. Thiết bị này giúp phi công giảm bớt sự mất tập trung khi sử dụng các thiết bị hiển thị cơ truyền thống.Bên cạnh trái phi công chính là một loạt nút điều khiển khác.Đây là buồng lái phụ dành cho phi công điều khiển hệ thống radar và hệ thống vũ khí trên MiG-31E, tất nhiên máy bay vẫn có thể được điều khiển từ cả hai vị trí. Với phi công thứ hai nhiệm vụ của phi công chính sẽ giảm xuống đáng kể và tăng hiệu quả chiến đấu cho kíp bay.Với MiG-31E nó được trang bị hệ thống radar mảng pha Zaslon S-800 với tầm hoạt động lên tới 200km, nó có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó với tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-33 vốn có tầm bắn có thể lên tới 120km.Bên cạnh trái phi công phụ là bản đồ số hiển thị khu vực máy bay đang hoạt động.Việc bố trí quá nhiều đồng hồ hiển thị thông số bay trên các dòng chiến đấu cơ của Liên Xô đôi khi khiến phi công khó có thể theo dõi tất cả chúng trong suốt chuyến bay. Và sự ra đời của các màn hình hiển thị đa năng đã loại bỏ nhược điểm này.Buồng lái phi công chính ở một góc nhìn khác, không rõ hiện nay chiếc MiG-31E này còn có khả năng bay hay không với tình trạng xuống cấp hiện tại.Trong quá khứ nó từng xuất hiện tại các triển lãm hàng không lớn nhất của Nga cũng như trên thế giới. Hiện tại ngoài Nga chỉ có duy nhất Không quân Kazakhstan là sở hữu MiG-31 và chúng đều có nguồn gốc từ thời Liên Xô.
Kế thừa sức mạnh từ người tiền nhiệm là tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-25 (đã nghỉ hưu), MiG-31 ngay từ khi mới xuất hiện đã trở thành kẻ thù đáng sợ nhất đối với các chiến đấu cơ của Mỹ và Châu Âu bởi khả năng đánh chặn tầm xa và tốc độ bay kinh khủng của nó. Sau 40 năm sức mạnh của MiG-31 hầu như không thay đổi và còn đáng sợ hơn trước với biến thể MiG-31BM.
Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của MiG-31 chính là cặp động cơ turbofan Soloviev D-30F6 với công suất lên tới 20.900 lbf mỗi chiếc và 34.172 lbf khi đốt nhiên liệu phụ với mỗi động cơ. Tuy nhiên khi bay với hành trình siêu âm bán kính chiến đấu của MiG-31 khá hạn chế chỉ tầm 720km ở tốc độ Mach 2.35.
Giống như nhiều mẫu tiêm kích đánh chặn khác do Liên Xô chế tạo trước đây MiG-31 cũng có thiết kế hai chỗ ngồi dành cho phi công chính và phi cộng phụ điều khiển hệ thống vũ khí.
Trong ảnh là hình ảnh hiếm hoi của buồng lái MiG-31E biến thể dành cho xuất khẩu với các tính năng được đơn giản hóa, trong khi đó buồng lái của MiG-31BM được đánh giá tiên tiến hơn hẳn.
Kiểu thiết kế buồng lái của MiG-31E khiến ta liên tưởng ngay tới các dòng chiến đấu cơ do Liên Xô chế tạo trước đây, với cách bố trí khá phức tạp không gian bên trong buồng lái cũng khá nhỏ.
Ở bức ảnh này ta có thể thấy được toàn cảnh buồng lái của phi công chính. Có một điểm đặc biệt là cả hai khoang lái của MiG-31 đều được trang bị ghế phóng cho phép tổ lái thoát khỏi máy bay trên bất kỳ độ cao và tốc độ nào.
Còn đây là góc nhìn thẳng của phi công chính trên MiG-31 với màn hình hiển thị HUD, cung cấp cho phi công các thông tin quan trọng của chuyến bay như tốc độ, độ cao, góc phương vị, dữ liệu mục tiêu. Thiết bị này giúp phi công giảm bớt sự mất tập trung khi sử dụng các thiết bị hiển thị cơ truyền thống.
Bên cạnh trái phi công chính là một loạt nút điều khiển khác.
Đây là buồng lái phụ dành cho phi công điều khiển hệ thống radar và hệ thống vũ khí trên MiG-31E, tất nhiên máy bay vẫn có thể được điều khiển từ cả hai vị trí. Với phi công thứ hai nhiệm vụ của phi công chính sẽ giảm xuống đáng kể và tăng hiệu quả chiến đấu cho kíp bay.
Với MiG-31E nó được trang bị hệ thống radar mảng pha Zaslon S-800 với tầm hoạt động lên tới 200km, nó có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó với tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-33 vốn có tầm bắn có thể lên tới 120km.
Bên cạnh trái phi công phụ là bản đồ số hiển thị khu vực máy bay đang hoạt động.
Việc bố trí quá nhiều đồng hồ hiển thị thông số bay trên các dòng chiến đấu cơ của Liên Xô đôi khi khiến phi công khó có thể theo dõi tất cả chúng trong suốt chuyến bay. Và sự ra đời của các màn hình hiển thị đa năng đã loại bỏ nhược điểm này.
Buồng lái phi công chính ở một góc nhìn khác, không rõ hiện nay chiếc MiG-31E này còn có khả năng bay hay không với tình trạng xuống cấp hiện tại.
Trong quá khứ nó từng xuất hiện tại các triển lãm hàng không lớn nhất của Nga cũng như trên thế giới. Hiện tại ngoài Nga chỉ có duy nhất Không quân Kazakhstan là sở hữu MiG-31 và chúng đều có nguồn gốc từ thời Liên Xô.