Các thủy thủ trên tàu khu trục USS Sterett (DDG 104), Hải quân Mỹ, vẫy tay chào các thủy thủ trên tàu khu trục INS Kolkata của Ấn Độ. Hạm đội 7 cho biết giai đoạn 2 tập trận hải quân Malabar diễn ra từ ngày 17 đến 20/11 tại biển Arab. Ảnh: Hạm đội 7.Thuyền trưởng Elaine Collins, chỉ huy hải đội tàu khu trục số 9, Hạm đội 7, cho biết cuộc tập trận là cơ hội tốt để tăng cường khả năng tương tác, củng cố mối quan hệ đối tác hàng hải với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Ảnh: Hạm đội 7.Giai đoạn 2 của tập trận Malabar tập trung xung quanh tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ và USS Nimitz của Hải quân Mỹ. Trong ảnh, INS Kolkata, chiến hạm mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Hạm đội 7.Hải quân Hoàng gia Australia cử tàu hộ vệ tên lửa HMAS Ballarat (ảnh) tham gia, thể hiện cam kết lâu dài của Australia trong việc đóng góp vào an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Ảnh: Hạm đội 7.Hai tàu sân bay của Mỹ và Ấn Độ, cùng đội hộ tống và máy bay đã thực hiện các đợt diễn tập cường độ cao trong 4 ngày, bao gồm hoạt động bay xuyên boong tàu và tập trận phòng không nâng cao. Ảnh: Hạm đội 7.Các tiêm kích MiG-29K trên tàu sân bay INS Vikramaditya (ảnh) sẽ phối hợp cùng tiêm kích F/A-18 và máy bay cảnh báo sớm E-2C trên tàu sân bay Mỹ trong các nhiệm vụ phòng không nâng cao. Ảnh: Hạm đội 7.Sự phối hợp giữa các tiêm kích trên tàu sân bay Mỹ và Ấn Độ sẽ góp phần nâng cao khả năng tương tác giữa không quân hải quân hai nước. Ngoài ra, tập trận Malabar là dịp để Ấn Độ học hỏi kinh nghiệm vận hành tàu sân bay của Mỹ. Ảnh: Hạm đội 7.Một trực thăng của Hải quân Ấn Độ hạ cánh trên boong tuần dương hạm USS Princeton của Hải quân Mỹ. Ban đầu, Malabar là cuộc tập trận song phương giữa Mỹ và Ấn Độ, nhưng đã được mở rộng thành viên trong những năm gần đây. Ảnh: Hạm đội 7.Malabar đã mở rộng quy mô với sự tham gia của Nhật Bản và Australia. Cuộc tập trận này là một minh chứng cho cam kết về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do cởi mở, do Mỹ khởi xướng. Ảnh: Hạm đội 7.Tàu sân bay Ấn Độ (trái) và siêu hàng không mẫu hạm của Mỹ trong cuộc tập trận. "Chúng tôi rất vinh dự về sự chuyên nghiệp của các đối tác và mong muốn được bay cùng nhau một lần nữa, khi chúng tôi mong muốn củng cố an ninh hàng hải trong cộng đồng toàn cầu", đại úy phi công Todd Cimicata, chỉ huy phi đội 17, Hải quân Mỹ nói. Ảnh: Hạm đội 7.Malabar 2020 là cuộc tập trận mới nhất trong loạt các cuộc tập trận liên tục của Hạm đội 7 trong những năm qua, nhằm giải quyết mối đe dọa chung đối với an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh: Hạm đội 7.
Các thủy thủ trên tàu khu trục USS Sterett (DDG 104), Hải quân Mỹ, vẫy tay chào các thủy thủ trên tàu khu trục INS Kolkata của Ấn Độ. Hạm đội 7 cho biết giai đoạn 2 tập trận hải quân Malabar diễn ra từ ngày 17 đến 20/11 tại biển Arab. Ảnh: Hạm đội 7.
Thuyền trưởng Elaine Collins, chỉ huy hải đội tàu khu trục số 9, Hạm đội 7, cho biết cuộc tập trận là cơ hội tốt để tăng cường khả năng tương tác, củng cố mối quan hệ đối tác hàng hải với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Ảnh: Hạm đội 7.
Giai đoạn 2 của tập trận Malabar tập trung xung quanh tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ và USS Nimitz của Hải quân Mỹ. Trong ảnh, INS Kolkata, chiến hạm mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Hạm đội 7.
Hải quân Hoàng gia Australia cử tàu hộ vệ tên lửa HMAS Ballarat (ảnh) tham gia, thể hiện cam kết lâu dài của Australia trong việc đóng góp vào an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Ảnh: Hạm đội 7.
Hai tàu sân bay của Mỹ và Ấn Độ, cùng đội hộ tống và máy bay đã thực hiện các đợt diễn tập cường độ cao trong 4 ngày, bao gồm hoạt động bay xuyên boong tàu và tập trận phòng không nâng cao. Ảnh: Hạm đội 7.
Các tiêm kích MiG-29K trên tàu sân bay INS Vikramaditya (ảnh) sẽ phối hợp cùng tiêm kích F/A-18 và máy bay cảnh báo sớm E-2C trên tàu sân bay Mỹ trong các nhiệm vụ phòng không nâng cao. Ảnh: Hạm đội 7.
Sự phối hợp giữa các tiêm kích trên tàu sân bay Mỹ và Ấn Độ sẽ góp phần nâng cao khả năng tương tác giữa không quân hải quân hai nước. Ngoài ra, tập trận Malabar là dịp để Ấn Độ học hỏi kinh nghiệm vận hành tàu sân bay của Mỹ. Ảnh: Hạm đội 7.
Một trực thăng của Hải quân Ấn Độ hạ cánh trên boong tuần dương hạm USS Princeton của Hải quân Mỹ. Ban đầu, Malabar là cuộc tập trận song phương giữa Mỹ và Ấn Độ, nhưng đã được mở rộng thành viên trong những năm gần đây. Ảnh: Hạm đội 7.
Malabar đã mở rộng quy mô với sự tham gia của Nhật Bản và Australia. Cuộc tập trận này là một minh chứng cho cam kết về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do cởi mở, do Mỹ khởi xướng. Ảnh: Hạm đội 7.
Tàu sân bay Ấn Độ (trái) và siêu hàng không mẫu hạm của Mỹ trong cuộc tập trận. "Chúng tôi rất vinh dự về sự chuyên nghiệp của các đối tác và mong muốn được bay cùng nhau một lần nữa, khi chúng tôi mong muốn củng cố an ninh hàng hải trong cộng đồng toàn cầu", đại úy phi công Todd Cimicata, chỉ huy phi đội 17, Hải quân Mỹ nói. Ảnh: Hạm đội 7.
Malabar 2020 là cuộc tập trận mới nhất trong loạt các cuộc tập trận liên tục của Hạm đội 7 trong những năm qua, nhằm giải quyết mối đe dọa chung đối với an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh: Hạm đội 7.