Israel lần đầu tiên tự sản xuất máy bay chiến đấu phản lực của riêng mình, là sau khi đơn đặt hàng những chiếc Mirage V từ Pháp, bị hủy bỏ và cấm vận sau cuộc chiến tranh năm 1967.Cơ quan tình báo Israel đã đánh cắp được gần như toàn bộ thiết kế của máy bay chiến đấu Mirage V, cho phép công ty hàng không non trẻ Israel Aerospace Industries (IAI) sản xuất hai bản sao là Nesher và phiên bản cải tiến Kfir. Cả hai đều phục vụ trong Không quân Israel (IAF) và được xuất khẩu rộng rãi.Trong giai đoạn 1969-1979, Mỹ đã trực tiếp cung cấp máy bay chiến đấu cho Israel, IAF đã nhận được các máy bay chiến đấu F-4E Phantom hai động cơ hiệu suất cao và F-15 Eagles mới nhất từ Mỹ, theo chương trình viện trợ quân sự cho đồng minh.Tuy nhiên, Israel vẫn muốn một máy bay chiến đấu một động cơ rẻ hơn, để thay thế các máy bay chiến đấu phản lực A-4 Skyhawk và Nesher ngày càng dễ bị bắn hạ trên chiến trường. Với tiềm lực công nghệ quốc phòng đã lớn mạnh, Israel quyết tâm phát triển một phiên bản máy bay chiến đấu mới, dựa trên phiên bản Nesher nội địa.Nỗ lực của Israel đã cho ra đời chiếc máy bay chiến đấu IAI Lavi (còn gọi bằng tên khác là Lion Cub); thiết kế sử dụng cánh tam giác cho hiệu suất tốc độ cao, kết hợp với cánh vịt (cánh canard) ở mũi, để cải thiện lực nâng và khả năng cơ động. Lion Cub có khả năng cơ động rất tốt, nhưng nó không ổn định về mặt khí động học; để khắc phục vấn đề này, một hệ thống điều khiển bay bằng dây 4 kênh, hết sức hiện đại đã được sử dụng, loại bỏ sự bất ổn định. Giúp phi công dễ dàng điều khiển máy bay, mà không cần nhiều đến kỹ năng đặc biệt của phi công.Lavi đã sử dụng rộng rãi vật liệu tổng hợp trong chế tạo máy bay, nhất là khung thân, nên đã giảm trọng lượng rỗng của tiêm kích Lavi xuống chỉ còn 7,25 tấn. Máy bay sử dụng một động cơ phản lực cánh quạt Pratt & Whitney 1120 nhỏ gọn, nhưng có lực đẩy lớn, cho phép chiếc Lavi nhỏ bé bay xa và nhanh với trọng tải lên tới 7.300 kg.Trên thực tế, ngoại trừ phần đuôi và cánh vịt, chiếc Lavi gần giống với máy bay F-16 do Mỹ chế tạo, được đưa vào biên chế Không quân Israel năm 1980. F-16 cũng là những máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4 đầu tiên.Israel cũng là quốc gia đầu tiên sử dụng thành công những chiếc F-16 trong chiến đấu, đó là phá hủy lò phản ứng hạt nhân Osirak của Iraq và bắn hạ hơn 40 máy bay chiến đấu của Syria trên lãnh thổ Lebanon, mà chỉ bị tổn thất rất ít.Những người chỉ trích chương trình phát triển máy bay Lavi của Israel đã chỉ thẳng ra rằng, Israel đang đầu tư 2 tỷ USD vào chi phí phát triển, để tái tạo một chiếc máy bay F-16, mà họ đã mua từ Mỹ.Trên thực tế, những lời chỉ trích trên thực sự chưa hẳn đúng, vì Lavi có nhiều tính năng khác biệt với F-16; Lavi có tốc độ tối đa thấp hơn (Mach 1,6-1,8) so với F-16 (Mach 2); nhưng Lavi có tầm bay xa hơn 50%.Về hệ thống tác chiến điện tử, Lavi sử dụng hệ thống gây nhiễu gắn bên trong, có công suất rất mạnh để tự bảo vệ. Hệ thống điện tử hàng không của Lavi do Israel thiết kế, có thể so sánh với mẫu F-16C sau này, hơn là F-16A đời đầu.Tuy nhiên, đến những năm 1980, chi phí phát triển chương trình Lavi đã tăng theo cấp số nhân, khi chúng ngày càng "hiện đại" hơn; và, không giống như Nesher và Kfir, Lavi không được sao chép từ một thiết kế hiện có, mà thực sự là phát triển mới.IAI hy vọng bù đắp chi phí bằng cách xuất khẩu Lavi, đặc biệt là cho các quốc gia đang đối mặt với lệnh cấm vận, do hồ sơ nhân quyền kém như Nam Phi (thời kỳ Apartheid), Chile và Argentina (độc tài quân sự).Nhưng đây chính là sai lầm "chết người" của chương trình Lavi; Mỹ, nhà cung cấp 40% linh kiện của Lavi, không muốn trợ cấp cho đối thủ cạnh tranh với F-16. Washington ra tín hiệu, sẽ chỉ hợp tác nếu Israel hạn chế xuất khẩu máy bay Lavi.Đến năm 1987, IAI đã chế tạo hai nguyên mẫu Lavi hai chỗ ngồi, thể hiện hiệu suất tuyệt vời trong 82 chuyến bay thử; ba chiếc nữa đang được chế tạo. Lavi đã có màn ra mắt hết sức thành công tại Paris Air Show và được coi là máy bay xuất khẩu tiềm năng.Tuy nhiên, những cam kết tài chính bất thường, mà Lavi đưa ra đã khiến nó trở nên vô cùng chia rẽ về mặt chính trị. Vào ngày 30/8/1987, trong một cuộc bỏ phiếu, nội các Israel đã hủy bỏ Lavi. Thay vào đó, 90 chiếc F-16 bổ sung đã được mua sắm.Đánh giá về thất bại của chương trình Lavi, mặc dù là máy bay chiến đấu hết sức tiềm năng, nhưng nó đã đã phải "tắt lịm", khi đã dám tranh "sân chơi" với chiến đấu cơ có tính năng đồng hạng F-16 đến từ Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích F-16 của Mỹ tới nay vẫn là loại tiêm kích một động cơ phổ biến nhất thế giới. Nguồn: Aviation.
Israel lần đầu tiên tự sản xuất máy bay chiến đấu phản lực của riêng mình, là sau khi đơn đặt hàng những chiếc Mirage V từ Pháp, bị hủy bỏ và cấm vận sau cuộc chiến tranh năm 1967.
Cơ quan tình báo Israel đã đánh cắp được gần như toàn bộ thiết kế của máy bay chiến đấu Mirage V, cho phép công ty hàng không non trẻ Israel Aerospace Industries (IAI) sản xuất hai bản sao là Nesher và phiên bản cải tiến Kfir. Cả hai đều phục vụ trong Không quân Israel (IAF) và được xuất khẩu rộng rãi.
Trong giai đoạn 1969-1979, Mỹ đã trực tiếp cung cấp máy bay chiến đấu cho Israel, IAF đã nhận được các máy bay chiến đấu F-4E Phantom hai động cơ hiệu suất cao và F-15 Eagles mới nhất từ Mỹ, theo chương trình viện trợ quân sự cho đồng minh.
Tuy nhiên, Israel vẫn muốn một máy bay chiến đấu một động cơ rẻ hơn, để thay thế các máy bay chiến đấu phản lực A-4 Skyhawk và Nesher ngày càng dễ bị bắn hạ trên chiến trường. Với tiềm lực công nghệ quốc phòng đã lớn mạnh, Israel quyết tâm phát triển một phiên bản máy bay chiến đấu mới, dựa trên phiên bản Nesher nội địa.
Nỗ lực của Israel đã cho ra đời chiếc máy bay chiến đấu IAI Lavi (còn gọi bằng tên khác là Lion Cub); thiết kế sử dụng cánh tam giác cho hiệu suất tốc độ cao, kết hợp với cánh vịt (cánh canard) ở mũi, để cải thiện lực nâng và khả năng cơ động.
Lion Cub có khả năng cơ động rất tốt, nhưng nó không ổn định về mặt khí động học; để khắc phục vấn đề này, một hệ thống điều khiển bay bằng dây 4 kênh, hết sức hiện đại đã được sử dụng, loại bỏ sự bất ổn định. Giúp phi công dễ dàng điều khiển máy bay, mà không cần nhiều đến kỹ năng đặc biệt của phi công.
Lavi đã sử dụng rộng rãi vật liệu tổng hợp trong chế tạo máy bay, nhất là khung thân, nên đã giảm trọng lượng rỗng của tiêm kích Lavi xuống chỉ còn 7,25 tấn. Máy bay sử dụng một động cơ phản lực cánh quạt Pratt & Whitney 1120 nhỏ gọn, nhưng có lực đẩy lớn, cho phép chiếc Lavi nhỏ bé bay xa và nhanh với trọng tải lên tới 7.300 kg.
Trên thực tế, ngoại trừ phần đuôi và cánh vịt, chiếc Lavi gần giống với máy bay F-16 do Mỹ chế tạo, được đưa vào biên chế Không quân Israel năm 1980. F-16 cũng là những máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4 đầu tiên.
Israel cũng là quốc gia đầu tiên sử dụng thành công những chiếc F-16 trong chiến đấu, đó là phá hủy lò phản ứng hạt nhân Osirak của Iraq và bắn hạ hơn 40 máy bay chiến đấu của Syria trên lãnh thổ Lebanon, mà chỉ bị tổn thất rất ít.
Những người chỉ trích chương trình phát triển máy bay Lavi của Israel đã chỉ thẳng ra rằng, Israel đang đầu tư 2 tỷ USD vào chi phí phát triển, để tái tạo một chiếc máy bay F-16, mà họ đã mua từ Mỹ.
Trên thực tế, những lời chỉ trích trên thực sự chưa hẳn đúng, vì Lavi có nhiều tính năng khác biệt với F-16; Lavi có tốc độ tối đa thấp hơn (Mach 1,6-1,8) so với F-16 (Mach 2); nhưng Lavi có tầm bay xa hơn 50%.
Về hệ thống tác chiến điện tử, Lavi sử dụng hệ thống gây nhiễu gắn bên trong, có công suất rất mạnh để tự bảo vệ. Hệ thống điện tử hàng không của Lavi do Israel thiết kế, có thể so sánh với mẫu F-16C sau này, hơn là F-16A đời đầu.
Tuy nhiên, đến những năm 1980, chi phí phát triển chương trình Lavi đã tăng theo cấp số nhân, khi chúng ngày càng "hiện đại" hơn; và, không giống như Nesher và Kfir, Lavi không được sao chép từ một thiết kế hiện có, mà thực sự là phát triển mới.
IAI hy vọng bù đắp chi phí bằng cách xuất khẩu Lavi, đặc biệt là cho các quốc gia đang đối mặt với lệnh cấm vận, do hồ sơ nhân quyền kém như Nam Phi (thời kỳ Apartheid), Chile và Argentina (độc tài quân sự).
Nhưng đây chính là sai lầm "chết người" của chương trình Lavi; Mỹ, nhà cung cấp 40% linh kiện của Lavi, không muốn trợ cấp cho đối thủ cạnh tranh với F-16. Washington ra tín hiệu, sẽ chỉ hợp tác nếu Israel hạn chế xuất khẩu máy bay Lavi.
Đến năm 1987, IAI đã chế tạo hai nguyên mẫu Lavi hai chỗ ngồi, thể hiện hiệu suất tuyệt vời trong 82 chuyến bay thử; ba chiếc nữa đang được chế tạo. Lavi đã có màn ra mắt hết sức thành công tại Paris Air Show và được coi là máy bay xuất khẩu tiềm năng.
Tuy nhiên, những cam kết tài chính bất thường, mà Lavi đưa ra đã khiến nó trở nên vô cùng chia rẽ về mặt chính trị. Vào ngày 30/8/1987, trong một cuộc bỏ phiếu, nội các Israel đã hủy bỏ Lavi. Thay vào đó, 90 chiếc F-16 bổ sung đã được mua sắm.
Đánh giá về thất bại của chương trình Lavi, mặc dù là máy bay chiến đấu hết sức tiềm năng, nhưng nó đã đã phải "tắt lịm", khi đã dám tranh "sân chơi" với chiến đấu cơ có tính năng đồng hạng F-16 đến từ Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích F-16 của Mỹ tới nay vẫn là loại tiêm kích một động cơ phổ biến nhất thế giới. Nguồn: Aviation.