Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1998 và bắt đầu được giới thiệu từ năm 2005. Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc được coi là phi cơ "cạnh tranh" với F-16 của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Kể từ năm 2002 tới nay, Không quân Trung Quốc đang sử dụng một số lượng lớn các phi cơ tiêm kích đa nhiệm J-10 trong lực lượng Không quân của mình. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, phía Trung Quốc với "truyền thống" sản xuất vũ khí dựa trên các mẫu của nước ngoài đã không thể tránh khỏi sự so sánh giữa phi cơ J-10 và một loại phi cơ khác do Israel sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể là chiến đấu cơ IAI Lavi của Không quân Israel. Ra đời từ năm 1986, chiếc chiến đấu cơ có giá 11 triệu USD trong chương trình nghiên cứu trị giá 1,5 tỷ USD của Israel này đã sớm bị khai tử khi Mỹ từ chối chi tiền cho chương trình này. Nguồn ảnh: Indian.Giống với J-10 của Trung quốc, phi cơ IAI Lavi của Israel cũng được ra đời để "đánh" vào phân khúc F-16 xuất khẩu của Mỹ. Đây cũng là lý do dễ hiểu rằng tại sao Mỹ lại gây rất nhiều khó dễ cho chương trình này của Israel vì nếu IAI Lavi ra đời, F-16 xuất khẩu của Mỹ sẽ gặp phải đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nguồn ảnh: Wiki.Thậm chí, phi cơ IAI Lavi của Israel còn có nhiều điểm được coi là vượt trội hơn so với phi cơ F-16 của Mỹ khi mà IAI Lavi được thiết kế với những tính năng hoạt động và hệ thống khoang lái hỗ trợ phi công tốt hơn. Nguồn ảnh: Military.Cụ thể, các hệ thống điều khiển bên trong khoang lái của IAI Lavi đều được thiết kế theo kiểu mô-đun và có thể tháo-lắp, sắp xếp lại một cách đơn giản. Điều này khiến cho IAI Lavi phù hợp với mọi phi công, các phi công thuận tay trái hoặc tay phải sẽ có thể thoải mái sử dụng chiếc phi cơ này mà không vướng phải khó khăn như trên những loại phi cơ khác. Nguồn ảnh: Airteam.Thêm vào đó, hệ thống máy tính trên chiếc IAI Lavi cũng được tối ưu hóa để ghi nhớ những tình huống xử lý của phi công trong từng tình huống, từng trận đánh, giúp hỗ trợ phi công rất tốt trong trường hợp không chiến trên không với nhiều đối thủ cùng một lúc. Nguồn ảnh: Againt.Về kiểu dáng khí động học, nếu so với chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc sau này, IAI Lavi có kiểu giáng khí động học vượt trội hơn hẳn. Cụ thể, chiếc phi cơ của Israel được trang bị một động cơ P&W với công suất tối đa là 20.600 lbf nhưng cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 19.277 kg. Nguồn ảnh: Israel.Động cơ Saturn-Lyulka AL-31FN trên chiếc J-10 của Trung Quốc có lực đẩy tối đa lên tới 29.000 lbf nhưng cũng chỉ cho phép chiếc phi cơ này cất cánh với trọng lượng tối đa đúng bằng với phi cơ của Israel, điều này có nghĩa là hiệu suất khí động học của J-10 kém hơn dù có diện tích mặt cánh lớn hơn IAI Lavi (diện tích mặt cánh của J-10 lên tới 39 mét vuông trong khi của IAI Lavi chỉ là 33 mét vuông). Nguồn ảnh: David.Chưa kể tới việc, hệ thống điện tử trên chiếc phi cơ J-10 của Trung Quốc hoàn toàn kém hơn so với các phiên bản mẫu của chiếc chiến đấu cơ IAI Lavi do Israel sản xuất dù phi cơ của Trung Quốc ra đời sau. Nguồn ảnh: Indian.Mặc dù chưa có bất cứ thông tin nào được phía Trung Quốc đưa ra để xác nhận tin đồn rằng J-10 là biến thể sao chép của phi cơ IAI Lavi do Israel chế tạo ra. Tuy nhiên dựa vào những hình ảnh so sánh một cách đơn giản, có thể thấy rõ được nhiều điểm tương đồng của hai chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Sina.Dù vậy, có thể khẳng định một điều là dù J-10 của Trung Quốc có phải là bản sao của IAI Lavi hay không thì nó vẫn thua kém chiến đấu cơ của Israel một bậc. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem video: Chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc biểu diễn tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải (Nguồn CNC WORLD)
Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1998 và bắt đầu được giới thiệu từ năm 2005. Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc được coi là phi cơ "cạnh tranh" với F-16 của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ năm 2002 tới nay, Không quân Trung Quốc đang sử dụng một số lượng lớn các phi cơ tiêm kích đa nhiệm J-10 trong lực lượng Không quân của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, phía Trung Quốc với "truyền thống" sản xuất vũ khí dựa trên các mẫu của nước ngoài đã không thể tránh khỏi sự so sánh giữa phi cơ J-10 và một loại phi cơ khác do Israel sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể là chiến đấu cơ IAI Lavi của Không quân Israel. Ra đời từ năm 1986, chiếc chiến đấu cơ có giá 11 triệu USD trong chương trình nghiên cứu trị giá 1,5 tỷ USD của Israel này đã sớm bị khai tử khi Mỹ từ chối chi tiền cho chương trình này. Nguồn ảnh: Indian.
Giống với J-10 của Trung quốc, phi cơ IAI Lavi của Israel cũng được ra đời để "đánh" vào phân khúc F-16 xuất khẩu của Mỹ. Đây cũng là lý do dễ hiểu rằng tại sao Mỹ lại gây rất nhiều khó dễ cho chương trình này của Israel vì nếu IAI Lavi ra đời, F-16 xuất khẩu của Mỹ sẽ gặp phải đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nguồn ảnh: Wiki.
Thậm chí, phi cơ IAI Lavi của Israel còn có nhiều điểm được coi là vượt trội hơn so với phi cơ F-16 của Mỹ khi mà IAI Lavi được thiết kế với những tính năng hoạt động và hệ thống khoang lái hỗ trợ phi công tốt hơn. Nguồn ảnh: Military.
Cụ thể, các hệ thống điều khiển bên trong khoang lái của IAI Lavi đều được thiết kế theo kiểu mô-đun và có thể tháo-lắp, sắp xếp lại một cách đơn giản. Điều này khiến cho IAI Lavi phù hợp với mọi phi công, các phi công thuận tay trái hoặc tay phải sẽ có thể thoải mái sử dụng chiếc phi cơ này mà không vướng phải khó khăn như trên những loại phi cơ khác. Nguồn ảnh: Airteam.
Thêm vào đó, hệ thống máy tính trên chiếc IAI Lavi cũng được tối ưu hóa để ghi nhớ những tình huống xử lý của phi công trong từng tình huống, từng trận đánh, giúp hỗ trợ phi công rất tốt trong trường hợp không chiến trên không với nhiều đối thủ cùng một lúc. Nguồn ảnh: Againt.
Về kiểu dáng khí động học, nếu so với chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc sau này, IAI Lavi có kiểu giáng khí động học vượt trội hơn hẳn. Cụ thể, chiếc phi cơ của Israel được trang bị một động cơ P&W với công suất tối đa là 20.600 lbf nhưng cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 19.277 kg. Nguồn ảnh: Israel.
Động cơ Saturn-Lyulka AL-31FN trên chiếc J-10 của Trung Quốc có lực đẩy tối đa lên tới 29.000 lbf nhưng cũng chỉ cho phép chiếc phi cơ này cất cánh với trọng lượng tối đa đúng bằng với phi cơ của Israel, điều này có nghĩa là hiệu suất khí động học của J-10 kém hơn dù có diện tích mặt cánh lớn hơn IAI Lavi (diện tích mặt cánh của J-10 lên tới 39 mét vuông trong khi của IAI Lavi chỉ là 33 mét vuông). Nguồn ảnh: David.
Chưa kể tới việc, hệ thống điện tử trên chiếc phi cơ J-10 của Trung Quốc hoàn toàn kém hơn so với các phiên bản mẫu của chiếc chiến đấu cơ IAI Lavi do Israel sản xuất dù phi cơ của Trung Quốc ra đời sau. Nguồn ảnh: Indian.
Mặc dù chưa có bất cứ thông tin nào được phía Trung Quốc đưa ra để xác nhận tin đồn rằng J-10 là biến thể sao chép của phi cơ IAI Lavi do Israel chế tạo ra. Tuy nhiên dựa vào những hình ảnh so sánh một cách đơn giản, có thể thấy rõ được nhiều điểm tương đồng của hai chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Sina.
Dù vậy, có thể khẳng định một điều là dù J-10 của Trung Quốc có phải là bản sao của IAI Lavi hay không thì nó vẫn thua kém chiến đấu cơ của Israel một bậc. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem video: Chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc biểu diễn tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải (Nguồn CNC WORLD)