Tiêm kích tàng hình có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B Lightning II được coi là một "kiệt tác công nghệ" của Mỹ, hiện chúng đang được trang bị cho các tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của hải quân nước này.Với tiêm kích F-35B, những tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng của Mỹ giờ đây đã có sức mạnh tác chiến không thua kém gì tàu sân bay hạng trung của nhiều quốc gia khác.Hiện tại đang có một ý tưởng rất đáng chú ý, đó là F-35B khi cần thiết thì hoàn toàn có khả năng cất cánh thẳng đứng mà không cần chạy đà, vậy liệu có thể đưa nó lên các khu trục hạm như lớp Arleigh Burke?Ý tưởng trên thực sự rất đáng chú ý, nhưng theo các chuyên gia quân sự thì điều này rất khó thành hiện thực, vấn đề đầu tiên cần xét tới là không gian trên tàu có đủ sức tiếp nhận chúng hay không?Khu trục hạm Arleigh Burke có chiều rộng 20,11 m, bề rộng cửa nhà chứa trực thăng (hangar) ở mỗi bên chỉ bằng 1/4 chiều rộng của tàu, tức là khoảng 5 m, trong khi đó sải cánh của F-35B lên tới 10,7 m.Phiên bản F-35B không có khả năng gấp gọn cánh như F-35C hay xếp gọn rotor như trực thăng để chui lọt hangar, hơn nữa chiều dài của nó cũng lớn hơn nhiều so với tổng chiều dài của nhà chứa máy bay.Vậy nếu như không cần đưa tiêm kích F-35B vào trong hangar mà chấp nhận bố trí "lộ thiên" bên ngoài sàn đáp, chỉ chằng giữ bằng cáp thì có khả thi hay không?Đến lúc này lại phát sinh vấn đề nữa đó là khi F-35B cất cánh, cửa xả của động cơ sẽ hướng thẳng luồng khí với nhiệt độ cực cao xuống sàn đáp và nung chảy luôn lớp thép ở đây.Lấy ví dụ tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản đang trải qua quá trình sửa đổi và nâng cấp để có thể mang F-35B. Kế hoạch này dự kiến sẽ tiêu tốn 3,1 tỷ Yen và chi phí chính là để xử lý nhiệt cho sàn đáp.Lý do đó là khi chiếc Izumo được thiết kế, chỉ có trực thăng và máy bay cánh quạt lật kiểu MV-22 Osprey được xem xét, còn dĩ nhiên F-35B hoàn toàn không được tính tới, điều này cũng tương tự với khu trục hạm Arleigh Burke.Vậy nếu như cố gắng đưa F-35B lên khu trục hạm Arleigh Burke bằng cách gia cố sàn đáp như chiếc Izumo thì sao? Vấn đề phát sinh tiếp theo đó là năng lực tác chiến của chiếc tiêm kích này.Trọng lượng cất cánh thẳng đứng tối đa của F-35B được thông báo là 19,5 tấn, khi tính đến các vấn đề an toàn trong hoạt động thực tế, con số này sẽ bị giảm đi đáng kể.Nếu lấy chỉ số trên là khoảng 18 tấn, căn cứ vào trọng lượng rỗng F-35B là 14,65 tấn, nó chỉ có thể mang theo được 3,5 tấn vũ khí và nhiên liệu, điều này khiến máy bay có rất ít giá trị chiến đấu thực tế.Cuối cùng, lượng giãn nước gần 10.000 tấn của khu trục hạm Arleigh Burke bị đánh giá là không đủ lớn. Độ ổn định của nền tảng này kém hơn nhiều so với các tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp hay America 45.000 tấn.Ngoài ra chiều cao của sàn máy bay trên khu trục hạm Arleigh Burke bị đánh giá là quá thấp, vì vậy ngay cả khi tiêm kích tàng hình F-35B miền cưỡng cất cánh từ đây thì về nguyên tắc, độ an toàn là rất kém, khó có tính khả thi.
Tiêm kích tàng hình có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B Lightning II được coi là một "kiệt tác công nghệ" của Mỹ, hiện chúng đang được trang bị cho các tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của hải quân nước này.
Với tiêm kích F-35B, những tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng của Mỹ giờ đây đã có sức mạnh tác chiến không thua kém gì tàu sân bay hạng trung của nhiều quốc gia khác.
Hiện tại đang có một ý tưởng rất đáng chú ý, đó là F-35B khi cần thiết thì hoàn toàn có khả năng cất cánh thẳng đứng mà không cần chạy đà, vậy liệu có thể đưa nó lên các khu trục hạm như lớp Arleigh Burke?
Ý tưởng trên thực sự rất đáng chú ý, nhưng theo các chuyên gia quân sự thì điều này rất khó thành hiện thực, vấn đề đầu tiên cần xét tới là không gian trên tàu có đủ sức tiếp nhận chúng hay không?
Khu trục hạm Arleigh Burke có chiều rộng 20,11 m, bề rộng cửa nhà chứa trực thăng (hangar) ở mỗi bên chỉ bằng 1/4 chiều rộng của tàu, tức là khoảng 5 m, trong khi đó sải cánh của F-35B lên tới 10,7 m.
Phiên bản F-35B không có khả năng gấp gọn cánh như F-35C hay xếp gọn rotor như trực thăng để chui lọt hangar, hơn nữa chiều dài của nó cũng lớn hơn nhiều so với tổng chiều dài của nhà chứa máy bay.
Vậy nếu như không cần đưa tiêm kích F-35B vào trong hangar mà chấp nhận bố trí "lộ thiên" bên ngoài sàn đáp, chỉ chằng giữ bằng cáp thì có khả thi hay không?
Đến lúc này lại phát sinh vấn đề nữa đó là khi F-35B cất cánh, cửa xả của động cơ sẽ hướng thẳng luồng khí với nhiệt độ cực cao xuống sàn đáp và nung chảy luôn lớp thép ở đây.
Lấy ví dụ tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản đang trải qua quá trình sửa đổi và nâng cấp để có thể mang F-35B. Kế hoạch này dự kiến sẽ tiêu tốn 3,1 tỷ Yen và chi phí chính là để xử lý nhiệt cho sàn đáp.
Lý do đó là khi chiếc Izumo được thiết kế, chỉ có trực thăng và máy bay cánh quạt lật kiểu MV-22 Osprey được xem xét, còn dĩ nhiên F-35B hoàn toàn không được tính tới, điều này cũng tương tự với khu trục hạm Arleigh Burke.
Vậy nếu như cố gắng đưa F-35B lên khu trục hạm Arleigh Burke bằng cách gia cố sàn đáp như chiếc Izumo thì sao? Vấn đề phát sinh tiếp theo đó là năng lực tác chiến của chiếc tiêm kích này.
Trọng lượng cất cánh thẳng đứng tối đa của F-35B được thông báo là 19,5 tấn, khi tính đến các vấn đề an toàn trong hoạt động thực tế, con số này sẽ bị giảm đi đáng kể.
Nếu lấy chỉ số trên là khoảng 18 tấn, căn cứ vào trọng lượng rỗng F-35B là 14,65 tấn, nó chỉ có thể mang theo được 3,5 tấn vũ khí và nhiên liệu, điều này khiến máy bay có rất ít giá trị chiến đấu thực tế.
Cuối cùng, lượng giãn nước gần 10.000 tấn của khu trục hạm Arleigh Burke bị đánh giá là không đủ lớn. Độ ổn định của nền tảng này kém hơn nhiều so với các tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp hay America 45.000 tấn.
Ngoài ra chiều cao của sàn máy bay trên khu trục hạm Arleigh Burke bị đánh giá là quá thấp, vì vậy ngay cả khi tiêm kích tàng hình F-35B miền cưỡng cất cánh từ đây thì về nguyên tắc, độ an toàn là rất kém, khó có tính khả thi.