Chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II, được Công ty Lockheed Martin bảo vệ bí mật tuyệt đối, kể cả khi nó được bán cho các quốc gia đối tác đồng minh. Việc sửa đổi bất kỳ thành phần nào thuộc phần cứng, hoặc phần mềm của F-35, về cơ bản là không được phép.Việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên F-35, do các quốc gia sở hữu loại máy bay này đảm nhiệm; việc bảo dưỡng ở cấp độ lớn, đều được thực hiện tại các cơ sở chuyên dụng của Lockheed, được xây dựng trên toàn thế giới.Việc bảo dưỡng cấp độ lớn F-35 của các quốc gia khác, được tiến hành tại các cơ sở do Lockheed xây dựng; việc này không chỉ mang lại lợi nhuận sau bán hàng cho Lockheed, đồng thời giúp việc giữ được bí mật các chi tiết kỹ thuật về chương trình F-35.Tuy nhiên những quy định trên cũng có ngoại lệ; duy nhất Israel là quốc gia ngoài Mỹ, được quyền bảo dưỡng lớn. Hiện nay, tại căn cứ không quân Nevatim của Israel, có cơ sở bảo trì F-35, do chính người Israel đảm nhiệm; không chỉ bảo dưỡng định kỳ, mà còn cả đại tu ngoài quy trình.Với vai trò địa chính trị của Israel tại khu vực Trung Đông, đòi hỏi chiến đấu cơ F-35I của họ phải tiến hành sửa chữa nhanh chóng, ngay tại trong nước; nhất là trong tình huống xảy ra xung đột khu vực, để đáp ứng yêu cầu cuộc chiến; và Israel là đối tác F-35 duy nhất, được hưởng quy chế tự bảo trì trong nước.Một trong những thế mạnh lớn nhất của F-35, là khả năng thu thập thông tin chiến trường theo thời gian thực, và sử dụng thông tin này, để cập nhật tình huống về không gian chiến đấu, còn được gọi là Hệ thống C4 (gồm hệ thống chỉ huy, điều khiển, truyền tin, máy tính).Về cơ bản, Israel đã xây dựng một ứng dụng trực tuyến, hoạt động dựa trên hệ thống C4 của F-35 do Lockheed xây dựng; ứng dụng này sử dụng những thông tin chiến trường thu được theo thời gian thực do F-35I thu thập, và được chia sẻ đến những máy bay F-15, F-16 cũng sử dụng hệ thống C4I, nhưng do Israel phát triển.Những chiếc F-15, F-16 của Israel sẽ đóng vai “ngựa thồ” vũ khí, hoạt động ngoài tầm phòng không của đối phương, sử dụng những thông tin do F-35I cung cấp, tiêu diệt những mục tiêu nguy hại như máy bay của đối phương, các trận địa phòng không tầm xa, đài radar…bằng các loại tên lửa tầm xa, mà đối phương không hề hay biết.Hiện nay, tất cả các máy bay F-35 đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử AN/ASQ-239 của công ty BAE Systems, cung cấp cho F-35 các tùy chọn tấn công và phòng thủ cho phi công và máy bay, để chống lại các mối đe dọa từ trên không và mặt đất của đối phương.Hệ thống tác chiến điện tử AN/ASQ-239 có thể nhận thức được tình huống, xác định, giám sát với các mối đe dọa. Về cơ bản, hệ thống AN/ASQ-239 cho phép F-35 phát hiện và gây nhiễu radar của đối phương cũng như có thể vô hiệu hóa những vũ khí điều khiến của đối phương.Công ty Lockheed đã cho phép Israel, thay thế hệ thống tác chiến điện tử AN/ASQ-239 tiêu chuẩn, bằng hệ thống tác chiến điện tử do chính người Israel sản xuất, phù hợp với tình hình thực tế của khu vực Trung Đông.Không chỉ thay thế hệ thống tác chiến điện tử, Israel còn sửa đổi hệ thống điều khiển vũ khí trên F-35; đó chính là đồng bộ hóa hệ thống điều khiển với loại bom lượn dẫn đường Spice do Israel chế tạo.Hệ thống dẫn đường cho bom lượn Spice nhằm cải thiện độ chính xác, thông qua hệ thống quang điện tử, GPS hoặc thông qua hệ thống quang truyền hình, phi công F-35I có thể dùng tay điều khiển bom, thông qua hình ảnh được camera gắn trên bom ghi lại, cho mức chính xác rất cao.Một trong những điểm yếu của F-35 là tầm hoạt động hạn chế do lượng nhiên liệu mang theo hạn chế; người Israel đã cải tiến F-35I của họ bằng cách lắp đặt các thùng nhiên liệu phụ phù hợp, gắn vào các mấu cứng dưới thân máy bay, hoặc vào trong các khoảng trống trong thân máy bay; giúp tăng phạm vi hoạt động của F-35I thêm 40%.Mặc dù những thùng nhiên liệu này làm giảm khả năng tàng hình của F-35, nhưng những thùng nhiên liệu này được dùng khi cất cánh, và vẫn ở trong không phận Israel hoặc vùng an toàn; khi vào khu vực theo dõi radar của đối phương, những chiếc F-35I sẽ vứt bỏ các thùng dầu phụ, và sử dụng nhiên liệu từ thùng dầu chính.Việc làm chủ máy bay cũng như vũ khí của lực lượng không quân Israel, cùng với những “nâng cấp” mang đúng thương hiệu Israel và được điều khiển bởi những phi công giỏi nhất của Israel, do vậy F-35I của không quân Israel là những máy bay nguy hiểm nhất trên thế giới. Video Israel nhận 12 F-35A, Ảnh hưởng gì đến Iran và Syria?
Chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II, được Công ty Lockheed Martin bảo vệ bí mật tuyệt đối, kể cả khi nó được bán cho các quốc gia đối tác đồng minh. Việc sửa đổi bất kỳ thành phần nào thuộc phần cứng, hoặc phần mềm của F-35, về cơ bản là không được phép.
Việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên F-35, do các quốc gia sở hữu loại máy bay này đảm nhiệm; việc bảo dưỡng ở cấp độ lớn, đều được thực hiện tại các cơ sở chuyên dụng của Lockheed, được xây dựng trên toàn thế giới.
Việc bảo dưỡng cấp độ lớn F-35 của các quốc gia khác, được tiến hành tại các cơ sở do Lockheed xây dựng; việc này không chỉ mang lại lợi nhuận sau bán hàng cho Lockheed, đồng thời giúp việc giữ được bí mật các chi tiết kỹ thuật về chương trình F-35.
Tuy nhiên những quy định trên cũng có ngoại lệ; duy nhất Israel là quốc gia ngoài Mỹ, được quyền bảo dưỡng lớn. Hiện nay, tại căn cứ không quân Nevatim của Israel, có cơ sở bảo trì F-35, do chính người Israel đảm nhiệm; không chỉ bảo dưỡng định kỳ, mà còn cả đại tu ngoài quy trình.
Với vai trò địa chính trị của Israel tại khu vực Trung Đông, đòi hỏi chiến đấu cơ F-35I của họ phải tiến hành sửa chữa nhanh chóng, ngay tại trong nước; nhất là trong tình huống xảy ra xung đột khu vực, để đáp ứng yêu cầu cuộc chiến; và Israel là đối tác F-35 duy nhất, được hưởng quy chế tự bảo trì trong nước.
Một trong những thế mạnh lớn nhất của F-35, là khả năng thu thập thông tin chiến trường theo thời gian thực, và sử dụng thông tin này, để cập nhật tình huống về không gian chiến đấu, còn được gọi là Hệ thống C4 (gồm hệ thống chỉ huy, điều khiển, truyền tin, máy tính).
Về cơ bản, Israel đã xây dựng một ứng dụng trực tuyến, hoạt động dựa trên hệ thống C4 của F-35 do Lockheed xây dựng; ứng dụng này sử dụng những thông tin chiến trường thu được theo thời gian thực do F-35I thu thập, và được chia sẻ đến những máy bay F-15, F-16 cũng sử dụng hệ thống C4I, nhưng do Israel phát triển.
Những chiếc F-15, F-16 của Israel sẽ đóng vai “ngựa thồ” vũ khí, hoạt động ngoài tầm phòng không của đối phương, sử dụng những thông tin do F-35I cung cấp, tiêu diệt những mục tiêu nguy hại như máy bay của đối phương, các trận địa phòng không tầm xa, đài radar…bằng các loại tên lửa tầm xa, mà đối phương không hề hay biết.
Hiện nay, tất cả các máy bay F-35 đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử AN/ASQ-239 của công ty BAE Systems, cung cấp cho F-35 các tùy chọn tấn công và phòng thủ cho phi công và máy bay, để chống lại các mối đe dọa từ trên không và mặt đất của đối phương.
Hệ thống tác chiến điện tử AN/ASQ-239 có thể nhận thức được tình huống, xác định, giám sát với các mối đe dọa. Về cơ bản, hệ thống AN/ASQ-239 cho phép F-35 phát hiện và gây nhiễu radar của đối phương cũng như có thể vô hiệu hóa những vũ khí điều khiến của đối phương.
Công ty Lockheed đã cho phép Israel, thay thế hệ thống tác chiến điện tử AN/ASQ-239 tiêu chuẩn, bằng hệ thống tác chiến điện tử do chính người Israel sản xuất, phù hợp với tình hình thực tế của khu vực Trung Đông.
Không chỉ thay thế hệ thống tác chiến điện tử, Israel còn sửa đổi hệ thống điều khiển vũ khí trên F-35; đó chính là đồng bộ hóa hệ thống điều khiển với loại bom lượn dẫn đường Spice do Israel chế tạo.
Hệ thống dẫn đường cho bom lượn Spice nhằm cải thiện độ chính xác, thông qua hệ thống quang điện tử, GPS hoặc thông qua hệ thống quang truyền hình, phi công F-35I có thể dùng tay điều khiển bom, thông qua hình ảnh được camera gắn trên bom ghi lại, cho mức chính xác rất cao.
Một trong những điểm yếu của F-35 là tầm hoạt động hạn chế do lượng nhiên liệu mang theo hạn chế; người Israel đã cải tiến F-35I của họ bằng cách lắp đặt các thùng nhiên liệu phụ phù hợp, gắn vào các mấu cứng dưới thân máy bay, hoặc vào trong các khoảng trống trong thân máy bay; giúp tăng phạm vi hoạt động của F-35I thêm 40%.
Mặc dù những thùng nhiên liệu này làm giảm khả năng tàng hình của F-35, nhưng những thùng nhiên liệu này được dùng khi cất cánh, và vẫn ở trong không phận Israel hoặc vùng an toàn; khi vào khu vực theo dõi radar của đối phương, những chiếc F-35I sẽ vứt bỏ các thùng dầu phụ, và sử dụng nhiên liệu từ thùng dầu chính.
Việc làm chủ máy bay cũng như vũ khí của lực lượng không quân Israel, cùng với những “nâng cấp” mang đúng thương hiệu Israel và được điều khiển bởi những phi công giỏi nhất của Israel, do vậy F-35I của không quân Israel là những máy bay nguy hiểm nhất trên thế giới.
Video Israel nhận 12 F-35A, Ảnh hưởng gì đến Iran và Syria?