Hai tiêm kích F-4 Iran đã đánh chặn chiếc UAV MQ-1 Predator Mỹ khi nó đang di chuyển trên không phận quốc tế gần vùng trời Iran, ngay sau đó tiêm kích F-22 được lệnh lao lên giải vây.Được biết, sự việc xảy ra vào tháng 3/2013 tuy nhiên gần đây thông tin về sự việc này mới được Mỹ tiết lộ cụ thể.Cụ thể, Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc, ông George Little mới đây đã tiết lộ về việc các máy bay tiêm kích đánh chặn F-4 Phantom thuộc biên chế Không quân Iran, đã cất cánh để chặn đầu chiếc máy bay không người lái đa nhiệm MQ-1 Predator của Mỹ.Chi tiết sự việc được đăng tải trên trang thông tin điện tử Aviationist (Mỹ). Trong bài viết có nêu rõ rằng, hai chiếc tiêm kích F-4 Phantom của Iran hồi tháng 3-2013 đã cố gắng chặn đầu chiếc UAV của Không quân Mỹ đang di chuyển trong không phận quốc tế phía trên Vùng Vịnh, gần với vùng trời của Iran.Khi các máy bay tiêm kích-đánh chặn tiến đến chiếc máy bay không người lái ở khoảng cách còn 25km, các máy bay tiêm kích Mỹ hộ tống MQ-1 Predator vào thời điểm đó, đã phát tín hiệu cảnh báo.Đó là các tiêm kích tàng hình F-22 tối tân mà Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ quyết định tung vào để làm nhiệm vụ hộ tống, sau nỗ lực của Iran nhằm bắn hạ một chiếc UAV tương tự cách đó vài tháng, nhưng bằng máy bay cường kích Su-25.Các máy bay F-22 này, theo một vài thông tin, thuộc biên chế của căn cứ quân sự Mỹ đóng tại Al-Jafra (UAE).Những tình tiết mới được tiết lộ bởi Tướng Mark Walsh (Tham mưu trưởng Không quân Mỹ) và được Aviationist dẫn lại như sau trong bài viết "Phi công Mỹ giễu cợt phi công F-4 Iran trên bầu trời Vùng Vịnh":"Khi thực hiện việc chặn đầu chiếc máy bay không người lái của chúng tôi, các máy bay tiêm kích tàng hình F-22 đã kịp thời can thiệp"''Những phi công F-22 của chúng tôi đã bay về phía các tiêm kích F-4, nhào xuống dưới thấp để kiểm tra hiện trạng vũ khí của những máy bay đánh chặn phía Iran''''Các phi công tiêm kích Iran thậm chí còn không biết rằng các máy bay F-22 đang ở ngay bên cạnh''.''Khi F-22 xuất hiện bên phía cánh trái (của F-4) và giảm tốc độ, phi công của chúng tôi lên tiếng: "Đã đến lúc các anh nên quay về nhà rồi".Hành động của các phi công Mỹ có thể coi như sự giễu cợt trước các phi công Iran.Việc nhắc lại câu chuyện này một lần nữa có thể Lầu Năm Góc đang gửi tín hiệu nóng tới Iran trong bối cảnh hai nước đang căng thẳng có thể dẫn tới xung đột.Mỹ cũng đã âm thầm điều một số chiến đấu cơ F-22 tới các căn cứ quân sự tại Trung Đông, sát nách Iran.F-22 Raptor là tiêm kích thế hệ 5 tối tân nhất hiện nay của không quân Mỹ. Trong trường hợp nổ ra xung đột, chắc chắn những chiếc F-22 sẽ được điều động tiên phong trong việc đối trọng với chiến đấu Iran.F-22 có thể kết hợp khả năng tàng hình và tốc độ bay siêu âm, vận tốc hành trình ở mức Mach 1.8 (hơn 2.200km/h) mà không cần tới chế độ đốt sau.F-22 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tích hợp và cực nhạy để phát hiện mục tiêu. Radar AN/APG-77 mảng pha chủ động có thể phát hiện một chiếc F-14 từ khoảng cách hàng trăm km.Khi phát hiện ra các chiến đấu cơ của Iran, radar trên F-22 khóa mục tiêu và phi công chỉ việc ấn nút phóng tên lửa AIM-120D có tầm bắn lên tới 180km để diệt mục tiêu.Ngay cả khi máy bay F-22 Raptor hết tên lửa tầm xa và phải chiến đấu trong phạm vi tầm gần, chúng vẫn có thể tận dụng tính năng tàng hình và áp sát chiến đấu cơ đối phương mà không bị phát hiện, lúc đó F-22 sẽ dùng tên lửa AIM-9X hoặc pháo 20mm Vulcan để tiêu diệt đối phương.Vì vậy, câu trả lời là nếu đối đầu với F-22 Raptor của Mỹ, những chiến đấu cơ của đối phương gần như không có cơ hội sống sót.Mỹ hiện đang sở hữu phi đội chiến đấu cơ F-22 với khoảng 180 chiếc.Cho đến nay, F-22 vẫn là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới, vượt qua cả F-35 mới vào biên chế cũng như Su-57 và J-20.Dây chuyền sản xuất F-22 đã được đóng lại, tuy vậy trong trường hợp cần thiết, Mỹ vẫn có thể nhanh chóng tái khởi động để sản xuất tiếp những chiếc F-22.
Hai tiêm kích F-4 Iran đã đánh chặn chiếc UAV MQ-1 Predator Mỹ khi nó đang di chuyển trên không phận quốc tế gần vùng trời Iran, ngay sau đó tiêm kích F-22 được lệnh lao lên giải vây.
Được biết, sự việc xảy ra vào tháng 3/2013 tuy nhiên gần đây thông tin về sự việc này mới được Mỹ tiết lộ cụ thể.
Cụ thể, Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc, ông George Little mới đây đã tiết lộ về việc các máy bay tiêm kích đánh chặn F-4 Phantom thuộc biên chế Không quân Iran, đã cất cánh để chặn đầu chiếc máy bay không người lái đa nhiệm MQ-1 Predator của Mỹ.
Chi tiết sự việc được đăng tải trên trang thông tin điện tử Aviationist (Mỹ). Trong bài viết có nêu rõ rằng, hai chiếc tiêm kích F-4 Phantom của Iran hồi tháng 3-2013 đã cố gắng chặn đầu chiếc UAV của Không quân Mỹ đang di chuyển trong không phận quốc tế phía trên Vùng Vịnh, gần với vùng trời của Iran.
Khi các máy bay tiêm kích-đánh chặn tiến đến chiếc máy bay không người lái ở khoảng cách còn 25km, các máy bay tiêm kích Mỹ hộ tống MQ-1 Predator vào thời điểm đó, đã phát tín hiệu cảnh báo.
Đó là các tiêm kích tàng hình F-22 tối tân mà Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ quyết định tung vào để làm nhiệm vụ hộ tống, sau nỗ lực của Iran nhằm bắn hạ một chiếc UAV tương tự cách đó vài tháng, nhưng bằng máy bay cường kích Su-25.
Các máy bay F-22 này, theo một vài thông tin, thuộc biên chế của căn cứ quân sự Mỹ đóng tại Al-Jafra (UAE).
Những tình tiết mới được tiết lộ bởi Tướng Mark Walsh (Tham mưu trưởng Không quân Mỹ) và được Aviationist dẫn lại như sau trong bài viết "Phi công Mỹ giễu cợt phi công F-4 Iran trên bầu trời Vùng Vịnh":
"Khi thực hiện việc chặn đầu chiếc máy bay không người lái của chúng tôi, các máy bay tiêm kích tàng hình F-22 đã kịp thời can thiệp"
''Những phi công F-22 của chúng tôi đã bay về phía các tiêm kích F-4, nhào xuống dưới thấp để kiểm tra hiện trạng vũ khí của những máy bay đánh chặn phía Iran''
''Các phi công tiêm kích Iran thậm chí còn không biết rằng các máy bay F-22 đang ở ngay bên cạnh''.
''Khi F-22 xuất hiện bên phía cánh trái (của F-4) và giảm tốc độ, phi công của chúng tôi lên tiếng: "Đã đến lúc các anh nên quay về nhà rồi".
Hành động của các phi công Mỹ có thể coi như sự giễu cợt trước các phi công Iran.
Việc nhắc lại câu chuyện này một lần nữa có thể Lầu Năm Góc đang gửi tín hiệu nóng tới Iran trong bối cảnh hai nước đang căng thẳng có thể dẫn tới xung đột.
Mỹ cũng đã âm thầm điều một số chiến đấu cơ F-22 tới các căn cứ quân sự tại Trung Đông, sát nách Iran.
F-22 Raptor là tiêm kích thế hệ 5 tối tân nhất hiện nay của không quân Mỹ. Trong trường hợp nổ ra xung đột, chắc chắn những chiếc F-22 sẽ được điều động tiên phong trong việc đối trọng với chiến đấu Iran.
F-22 có thể kết hợp khả năng tàng hình và tốc độ bay siêu âm, vận tốc hành trình ở mức Mach 1.8 (hơn 2.200km/h) mà không cần tới chế độ đốt sau.
F-22 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tích hợp và cực nhạy để phát hiện mục tiêu. Radar AN/APG-77 mảng pha chủ động có thể phát hiện một chiếc F-14 từ khoảng cách hàng trăm km.
Khi phát hiện ra các chiến đấu cơ của Iran, radar trên F-22 khóa mục tiêu và phi công chỉ việc ấn nút phóng tên lửa AIM-120D có tầm bắn lên tới 180km để diệt mục tiêu.
Ngay cả khi máy bay F-22 Raptor hết tên lửa tầm xa và phải chiến đấu trong phạm vi tầm gần, chúng vẫn có thể tận dụng tính năng tàng hình và áp sát chiến đấu cơ đối phương mà không bị phát hiện, lúc đó F-22 sẽ dùng tên lửa AIM-9X hoặc pháo 20mm Vulcan để tiêu diệt đối phương.
Vì vậy, câu trả lời là nếu đối đầu với F-22 Raptor của Mỹ, những chiến đấu cơ của đối phương gần như không có cơ hội sống sót.
Mỹ hiện đang sở hữu phi đội chiến đấu cơ F-22 với khoảng 180 chiếc.
Cho đến nay, F-22 vẫn là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới, vượt qua cả F-35 mới vào biên chế cũng như Su-57 và J-20.
Dây chuyền sản xuất F-22 đã được đóng lại, tuy vậy trong trường hợp cần thiết, Mỹ vẫn có thể nhanh chóng tái khởi động để sản xuất tiếp những chiếc F-22.