Sau cuộc bỏ phiếu ngày 4/11 với kết quả 162 phiếu thuận, 49 phiếu chống và 11 phiếu trắng, quốc hội Bulgaria chấp thuận mua thêm 8 tiêm kích F-16V do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.Theo đó, Bulgaria sẽ trả thêm 1,32 tỷ USD để mua 4 tiêm kích F-16V một chỗ ngồi và 4 chiếc hai chỗ ngồi kèm theo vũ khí (giá bình quân là 165 triệu USD/chiếc). Số tiêm kích này dự kiến được bàn giao năm 2027.Trước đó, Bulgaria đã trả 1,67 tỷ USD mua lô 8 tiêm kích F-16V đầu tiên kèm vũ khí và huấn luyện, ban đầu dự kiến bàn giao năm 2023. (Bình quân 208 triệu USD/chiếc).Tuy nhiên, tiến trình giao hàng bị trì hoãn và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Dimitar Stoyanov nhận định số tiêm kích này có thể không được chuyển tới Bulgaria trước năm 2025.Bulgaria gia nhập NATO năm 2004, đang tìm cách thay thế phi đội tiêm kích MiG-29 có từ thời Liên Xô đã trở nên già cỗi.Không quân Bulgaria đang vận hành 11 tiêm kích MiG-29UB, trong đó hai chiếc phục vụ huấn luyện.Sau khi xung đột Ukraine bùng phát, Bulgaria không thể mua phụ tùng và động cơ cho tiêm kích MiG-29 từ Nga. Vì vậy nước này càng muốn đẩy nhanh tiến độ mua F-16V từ Mỹ.Chiến đấu cơ F-16 Block 70/72 hay còn được biết tới với định danh F-16V Viper. Đây là phiên bản mạnh nhất hiện nay của dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Mỹ.F-16 Block 70/72 do ứng dụng nhiều công nghệ mới nên giá thành của chúng cũng khá cao, mỗi chiếc sẽ rơi vào khoảng 70-80 triệu USD tùy theo số lượng đặt mua.Nếu thêm cả trang bị vũ khí đầy đủ và gói huấn luyện, giá thành chia cho từng chiếc có thể nâng lên gấp đôi, thậm chí cao hơn. Có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong thiết kế của phiên bản F-16 Block 70/72 là chúng được trang bị các thùng dầu phụ dọc theo thân máy bay.Việc trang bị các thùng dầu phụ này tuy có làm cho ngoại hình của chiến đấu cơ F-16 Block 70/72 có phần khác lạ, nhưng nó lại giúp cho những chiến đấu cơ này tăng phạm vi tác chiến, vốn là điểm yếu cố hữu của máy bay F-16.Bán kính chiến đấu của các phiên bản F-16 trước đây chỉ vào khoảng 550 km, nhưng nay nhờ các thùng dầu phụ chúng có thể tăng lên 1.250 km.Việc tăng bán kính chiến đấu có ý nghĩa rất lớn trong các cuộc chiến tranh cường độ cao ác liệt. Mỹ bắt đầu gắn thùng dầu phụ lần đầu tiên lên phiên bản F-16 Block 50/52 Plus.Khi không cần thiết, F-16 Block 70/72 có thể nhanh chóng tháo các thùng dầu phụ dọc thân máy bay, lúc này chúng sẽ đạt vận tốc leo cao, cũng như tốc độ cực đại nhanh chóng.Điều đặc biệt làm nên sức mạnh của phiên bản F-16 Block 70/72 đó chính là hệ thống điện tử được nâng cấp toàn diện và sâu rộng, chúng được ứng dụng công nghệ từ hai chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 là F-22 và F-35.Buồng lái được thiết kế mới hoàn toàn với nhiều màn hình hiển thị các thông số bay giúp cho phi công thuận tiện hơn trong việc tác chiến.F-16 Block 70/72 sử dụng radar quét mảng pha điện tử chủ động tiên tiến Northrop Grumman AN/APG-80 giúp tăng khả năng phát hiện và điều khiển hỏa lực tiêu diệt đối phương.Ngoài ra, phi công điều khiển cũng được trang bị mũ bay mới nhất JHMCS II, giúp họ có thể bắn hạ mục tiêu chỉ bằng cách xoay đầu nhìn mục tiêu và bấm nút khai hỏa tên lửa cho dù máy bay đang bay ở bất cứ tư thế nào.Về trang bị vũ khí, tuy F-16 Block 70/72 có một động cơ nhưng chúng có thể mang vác tới 7,9 tấn vũ khí, gần tương đương với mức 8 tấn vũ khí trên chiến đấu cơ hạng nặng Su-30/35 của Nga.F-16 Block 70/72 có thể trang bị tất cả các chủng loại vũ khí hiện có của Mỹ bao gồm cả bom hạt nhân chiến thuật.Dù có sức mạnh đáng sợ nhưng chi phí khai thác của dòng chiến đấu cơ này lại chỉ ở quanh mức 20.000 USD/giờ bay, tức thấp hơn gần một nửa so với máy bay Su-30/35 của Nga.Tuổi thọ khung thân của phiên bản mới nhất này lên tới xấp xỉ 9.000 giờ bay. Tức gấp 3 lần so với các máy bay chiến đấu của Nga.Việc có tuổi thọ khung thân cao sẽ giúp cho việc đại tu nâng cấp sau này được thuận lợi.Hiện F-16 là dòng chiến đấu cơ thành công nhất của Mỹ khi có tới khoảng 5.000 chiếc với các biến thể đã được sản xuất và hiện diện tại 24 quốc gia.Dù không còn sản xuất cho không quân, nhưng hiện nay Mỹ vẫn đang tiếp tục sản xuất dòng máy bay này để bán cho các đồng minh của mình.
Sau cuộc bỏ phiếu ngày 4/11 với kết quả 162 phiếu thuận, 49 phiếu chống và 11 phiếu trắng, quốc hội Bulgaria chấp thuận mua thêm 8 tiêm kích F-16V do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.
Theo đó, Bulgaria sẽ trả thêm 1,32 tỷ USD để mua 4 tiêm kích F-16V một chỗ ngồi và 4 chiếc hai chỗ ngồi kèm theo vũ khí (giá bình quân là 165 triệu USD/chiếc). Số tiêm kích này dự kiến được bàn giao năm 2027.
Trước đó, Bulgaria đã trả 1,67 tỷ USD mua lô 8 tiêm kích F-16V đầu tiên kèm vũ khí và huấn luyện, ban đầu dự kiến bàn giao năm 2023. (Bình quân 208 triệu USD/chiếc).
Tuy nhiên, tiến trình giao hàng bị trì hoãn và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Dimitar Stoyanov nhận định số tiêm kích này có thể không được chuyển tới Bulgaria trước năm 2025.
Bulgaria gia nhập NATO năm 2004, đang tìm cách thay thế phi đội tiêm kích MiG-29 có từ thời Liên Xô đã trở nên già cỗi.
Không quân Bulgaria đang vận hành 11 tiêm kích MiG-29UB, trong đó hai chiếc phục vụ huấn luyện.
Sau khi xung đột Ukraine bùng phát, Bulgaria không thể mua phụ tùng và động cơ cho tiêm kích MiG-29 từ Nga. Vì vậy nước này càng muốn đẩy nhanh tiến độ mua F-16V từ Mỹ.
Chiến đấu cơ F-16 Block 70/72 hay còn được biết tới với định danh F-16V Viper. Đây là phiên bản mạnh nhất hiện nay của dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Mỹ.
F-16 Block 70/72 do ứng dụng nhiều công nghệ mới nên giá thành của chúng cũng khá cao, mỗi chiếc sẽ rơi vào khoảng 70-80 triệu USD tùy theo số lượng đặt mua.
Nếu thêm cả trang bị vũ khí đầy đủ và gói huấn luyện, giá thành chia cho từng chiếc có thể nâng lên gấp đôi, thậm chí cao hơn. Có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong thiết kế của phiên bản F-16 Block 70/72 là chúng được trang bị các thùng dầu phụ dọc theo thân máy bay.
Việc trang bị các thùng dầu phụ này tuy có làm cho ngoại hình của chiến đấu cơ F-16 Block 70/72 có phần khác lạ, nhưng nó lại giúp cho những chiến đấu cơ này tăng phạm vi tác chiến, vốn là điểm yếu cố hữu của máy bay F-16.
Bán kính chiến đấu của các phiên bản F-16 trước đây chỉ vào khoảng 550 km, nhưng nay nhờ các thùng dầu phụ chúng có thể tăng lên 1.250 km.
Việc tăng bán kính chiến đấu có ý nghĩa rất lớn trong các cuộc chiến tranh cường độ cao ác liệt. Mỹ bắt đầu gắn thùng dầu phụ lần đầu tiên lên phiên bản F-16 Block 50/52 Plus.
Khi không cần thiết, F-16 Block 70/72 có thể nhanh chóng tháo các thùng dầu phụ dọc thân máy bay, lúc này chúng sẽ đạt vận tốc leo cao, cũng như tốc độ cực đại nhanh chóng.
Điều đặc biệt làm nên sức mạnh của phiên bản F-16 Block 70/72 đó chính là hệ thống điện tử được nâng cấp toàn diện và sâu rộng, chúng được ứng dụng công nghệ từ hai chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 là F-22 và F-35.
Buồng lái được thiết kế mới hoàn toàn với nhiều màn hình hiển thị các thông số bay giúp cho phi công thuận tiện hơn trong việc tác chiến.
F-16 Block 70/72 sử dụng radar quét mảng pha điện tử chủ động tiên tiến Northrop Grumman AN/APG-80 giúp tăng khả năng phát hiện và điều khiển hỏa lực tiêu diệt đối phương.
Ngoài ra, phi công điều khiển cũng được trang bị mũ bay mới nhất JHMCS II, giúp họ có thể bắn hạ mục tiêu chỉ bằng cách xoay đầu nhìn mục tiêu và bấm nút khai hỏa tên lửa cho dù máy bay đang bay ở bất cứ tư thế nào.
Về trang bị vũ khí, tuy F-16 Block 70/72 có một động cơ nhưng chúng có thể mang vác tới 7,9 tấn vũ khí, gần tương đương với mức 8 tấn vũ khí trên chiến đấu cơ hạng nặng Su-30/35 của Nga.
F-16 Block 70/72 có thể trang bị tất cả các chủng loại vũ khí hiện có của Mỹ bao gồm cả bom hạt nhân chiến thuật.
Dù có sức mạnh đáng sợ nhưng chi phí khai thác của dòng chiến đấu cơ này lại chỉ ở quanh mức 20.000 USD/giờ bay, tức thấp hơn gần một nửa so với máy bay Su-30/35 của Nga.
Tuổi thọ khung thân của phiên bản mới nhất này lên tới xấp xỉ 9.000 giờ bay. Tức gấp 3 lần so với các máy bay chiến đấu của Nga.
Việc có tuổi thọ khung thân cao sẽ giúp cho việc đại tu nâng cấp sau này được thuận lợi.
Hiện F-16 là dòng chiến đấu cơ thành công nhất của Mỹ khi có tới khoảng 5.000 chiếc với các biến thể đã được sản xuất và hiện diện tại 24 quốc gia.
Dù không còn sản xuất cho không quân, nhưng hiện nay Mỹ vẫn đang tiếp tục sản xuất dòng máy bay này để bán cho các đồng minh của mình.