Hãng thông tấn Sputnik của Nga, dẫn nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/11 cho biết, Không quân Nga đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh tầm xa Tu-22, để phóng tên lửa hành trình mới Kh-32 trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.Như vậy sau khi sử dụng các loại tên lửa chống hạm phóng từ bờ như Kh-35 Uran hay P-800 Oniks, thì bây giờ, Quân đội Nga tiếp tục sử dụng tên lửa chống hạm hạng nặng Kh-32 (còn được gọi là "sát thủ tàu sân bay") phóng từ trên không, để tấn công các mục tiêu mặt đất ở Ukraine,Độ chính xác của các tên lửa chống hạm Kh-32 khi tấn công các mục tiêu mặt đất, đã được Không quân Nga thử nghiệm vào tháng 2 năm nay, tại bãi thử ở miền Bắc nước Nga và được đánh giá chính xác tuyệt đối.Các tên lửa hành trình Kh-32 được chế tạo với nhiệm vụ để tiêu diệt các tàu nổi của đối phương, với trần bay 40 km và tốc độ lên tới 5.400 km/h khiến tên lửa phòng không của đối phương không thể đánh chặn bằng bất kỳ phương tiện phòng không nào. Ngoài nhiệm vụ chống hạm, tên lửa Kh-32 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, kể cả các trạm radar, với độ chính xác cao. Một loạt các vụ phóng thử đã diễn ra từ năm 2020 để xác nhận các tính năng kỹ thuật của Kh-32 để đưa vào sản xuất hàng loạt, vừa để chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa từ máy bay ném bom Tu-22M3M. Tầm bay của tên lửa Kh-32 lên tới 1.000 km, giúp nó có thể đánh trúng các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine, mà không cần máy bay ném bom tiến vào vùng phòng không của đối phương.Tên lửa hành trình siêu âm Kh-32 được Nga phát triển để thay thế tên lửa Kh-22 được phát triển từ thời Liên Xô để trang bị cho máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 trong biên chế; hai loại tên lửa này có hình dạng bên ngoài giống hệt như nhau. Tên lửa Kh-32 dùng động cơ nâng cấp, sử dụng nhiên liệu lỏng, nên có lực đẩy lớn hơn; tên lửa được trang bị thiết bị vô tuyến điện tử kỹ thuật số, trong đó có tổ hợp máy tính kỹ thuật số, radar chủ động, có khả năng chống nhiễu tốt, độ chính xác cao. Theo truyền thông Nga, trong quá trình tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, hiện chưa một quả tên lửa Kh-32 nào bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ.Những mục tiêu cụ thể đã bị tên lửa Kh-32 của Nga tấn công không được Bộ Quốc phòng Nga nói rõ. Người ta chỉ biết về cuộc tấn công vào căn cứ quân sự của Ukraine ở khu vực Nikolaev, nơi nghi ngờ tổ chức cuộc tấn công của Ukraine vào quân cảng Sevastopol, tại bán đảo Crimea, vào ngày 29/10. Lý do Nga phải sử dụng tên lửa Kh-32 tấn công mục tiêu mặt đất là các vì các loại tên lửa hành trình chuyên tấn công mặt đất như Kh-101, Kh-555 hay Kalibr, đã bị phòng không Ukraine "bắt bài". Hoặc có thể đây cũng là lần thử nghiệm thực chiến đối với loại tên lửa mới này.Trong những ngày qua, Bộ Quốc phòng Nga đã điều máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 và 3 lữ đoàn tên lửa hành trình Onyx tấn công các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Ukraine; các cuộc tấn công trên đã phá hủy 7 sở chỉ huy tác chiến và 5 kho vũ khí lớn, nơi cất trữ viện trợ quân sự nước ngoài cho Ukraine. Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, hỏa lực tấn công tầm xa của Quân đội Nga đã cắt đứt thành công 3 các tuyến đường từ Kiev đến miền nam Ukraine. Đường tiếp tế hậu cần giữa các đơn vị chiến đấu Ukraine về cơ bản đã cắt đứt. Và ý đồ chiến lược làm suy yếu cơ bản hiệu quả chiến đấu của quân đội Ukraine là rất rõ ràng.
Hãng thông tấn Sputnik của Nga, dẫn nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/11 cho biết, Không quân Nga đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh tầm xa Tu-22, để phóng tên lửa hành trình mới Kh-32 trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Như vậy sau khi sử dụng các loại tên lửa chống hạm phóng từ bờ như Kh-35 Uran hay P-800 Oniks, thì bây giờ, Quân đội Nga tiếp tục sử dụng tên lửa chống hạm hạng nặng Kh-32 (còn được gọi là "sát thủ tàu sân bay") phóng từ trên không, để tấn công các mục tiêu mặt đất ở Ukraine,
Độ chính xác của các tên lửa chống hạm Kh-32 khi tấn công các mục tiêu mặt đất, đã được Không quân Nga thử nghiệm vào tháng 2 năm nay, tại bãi thử ở miền Bắc nước Nga và được đánh giá chính xác tuyệt đối.
Các tên lửa hành trình Kh-32 được chế tạo với nhiệm vụ để tiêu diệt các tàu nổi của đối phương, với trần bay 40 km và tốc độ lên tới 5.400 km/h khiến tên lửa phòng không của đối phương không thể đánh chặn bằng bất kỳ phương tiện phòng không nào.
Ngoài nhiệm vụ chống hạm, tên lửa Kh-32 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, kể cả các trạm radar, với độ chính xác cao. Một loạt các vụ phóng thử đã diễn ra từ năm 2020 để xác nhận các tính năng kỹ thuật của Kh-32 để đưa vào sản xuất hàng loạt, vừa để chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa từ máy bay ném bom Tu-22M3M.
Tầm bay của tên lửa Kh-32 lên tới 1.000 km, giúp nó có thể đánh trúng các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine, mà không cần máy bay ném bom tiến vào vùng phòng không của đối phương.
Tên lửa hành trình siêu âm Kh-32 được Nga phát triển để thay thế tên lửa Kh-22 được phát triển từ thời Liên Xô để trang bị cho máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 trong biên chế; hai loại tên lửa này có hình dạng bên ngoài giống hệt như nhau.
Tên lửa Kh-32 dùng động cơ nâng cấp, sử dụng nhiên liệu lỏng, nên có lực đẩy lớn hơn; tên lửa được trang bị thiết bị vô tuyến điện tử kỹ thuật số, trong đó có tổ hợp máy tính kỹ thuật số, radar chủ động, có khả năng chống nhiễu tốt, độ chính xác cao.
Theo truyền thông Nga, trong quá trình tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, hiện chưa một quả tên lửa Kh-32 nào bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ.
Những mục tiêu cụ thể đã bị tên lửa Kh-32 của Nga tấn công không được Bộ Quốc phòng Nga nói rõ. Người ta chỉ biết về cuộc tấn công vào căn cứ quân sự của Ukraine ở khu vực Nikolaev, nơi nghi ngờ tổ chức cuộc tấn công của Ukraine vào quân cảng Sevastopol, tại bán đảo Crimea, vào ngày 29/10.
Lý do Nga phải sử dụng tên lửa Kh-32 tấn công mục tiêu mặt đất là các vì các loại tên lửa hành trình chuyên tấn công mặt đất như Kh-101, Kh-555 hay Kalibr, đã bị phòng không Ukraine "bắt bài". Hoặc có thể đây cũng là lần thử nghiệm thực chiến đối với loại tên lửa mới này.
Trong những ngày qua, Bộ Quốc phòng Nga đã điều máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 và 3 lữ đoàn tên lửa hành trình Onyx tấn công các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Ukraine; các cuộc tấn công trên đã phá hủy 7 sở chỉ huy tác chiến và 5 kho vũ khí lớn, nơi cất trữ viện trợ quân sự nước ngoài cho Ukraine.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, hỏa lực tấn công tầm xa của Quân đội Nga đã cắt đứt thành công 3 các tuyến đường từ Kiev đến miền nam Ukraine. Đường tiếp tế hậu cần giữa các đơn vị chiến đấu Ukraine về cơ bản đã cắt đứt. Và ý đồ chiến lược làm suy yếu cơ bản hiệu quả chiến đấu của quân đội Ukraine là rất rõ ràng.