Cả F-2 và J-10 đều là những chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ; nếu J-10 được Không quân Trung Quốc đưa vào biên chế năm 2005, thì chiến đấu cơ F-2 của Nhật Bản được đưa vào trang bị từ năm 2000. Máy bay chiến đấu F-2 Mistubishi là kết quả của chương trình FSX, một dự án hợp tác giữa Nhật và Mỹ, nhằm phát triển một máy bay chiến đấu đa năng. Khi đó, cả F/A-18 Hornet và F-16 Fighting Falcon đều được đề xuất, nhưng cuối cùng F-16 đã được chọn. Về mặt chính thức, chiến đấu cơ J-10, là sản phẩm của Tập đoàn thiết kế máy bay Thành Đô. Còn về mặt không chính thức, J-10 cũng bắt nguồn từ một chương trình hàng không vũ trụ của Mỹ. J-10 có nét tương đồng với máy bay chiến đấu Lavi, một dự án chung của Mỹ và Israel. Chiếc Lavi cũng dựa trên nền tảng F-16, nhưng chương trình Lavi cuối cùng đã bị hủy bỏ, do các lo ngại về chi phí và chính trị. Năm 1987, Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ tuyên bố, Trung Quốc đã nhận được thiết kế Lavi và là cơ sở phát triển lên chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc sau này. Còn tiêm kích F-2 là sự hợp tác chung giữa Mitsubishi và Lockheed, F-2 lấy thiết kế cơ bản của F-16 và phóng to nó lên. F-2 có diện tích cánh lớn hơn 25% so với F-16, động cơ GE F110 và J/APG-1 của Nhật Bản. F-2 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới, trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).F-2 được trang bị tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại AAM-3 và AAM-5 (tương tự như AIM-9 Sidewinder) và tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar AAM-4 (tương tự như AIM-7 Sparrow.) F-2 có khả năng mang tới 4 tên lửa chống hạm ASM-2, để tấn công mục tiêu mặt nước. Mặc dù vậy, F-2 vẫn bị coi là một thiết kế thất bại. Chi phí một chiếc F-2 là 171 triệu USD, gấp hơn 4 lần so với F-16C Block 50/52 (nhưng F-2 không thể hiệu quả gấp 4 lần F-16). Tuy nhiên chương trình F-2 đã mang lại cho Nhật Bản kinh nghiệm, để phát triển máy bay chiến đấu. Tiêm kích J-10 của Trung Quốc có thiết kế cánh tam giác, được trang bị động cơ phản lực AL-31 do Nga sản xuất. Máy bay được trang bị radar xung doppler Type 1473H, và có 11 điểm cứng treo vũ khí và thùng nhiên liệu bên ngoài.Khi không chiến, J-10 mang tên lửa không đối không dẫn đường bằng tia hồng ngoại PL-9 và tên lửa dẫn đường bằng radar PL-12, cùng pháo 23 mm GSh-23 của Nga. J-10 cũng có thể mang nhiều loại bom dẫn đường bằng laser và vệ tinh, để tấn công mục tiêu mặt đất. Có thể nói, cấu hình của F-2 và J-10 là gần tương đương, nhưng máy bay nào giành phần thắng? So về bán kính chiến đấu, F-2 có bán kính chiến đấu lớn hơn so với J-10 (850km và 550km). Nếu hai máy bay không chiến với nhau, F-2 sẽ có nhiều nhiên liệu hơn để cơ động và tăng tốc. J-10 cũng có radar xung doppler, là thiết kế cũ hơn so với radar AESA hiện đại hơn của F-2, vì vậy F-2 có thể sẽ phát hiện ra J-10 trước. Hai máy bay có trọng lượng tương đương nhau, nhưng F-2 có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tốt hơn một chút, nên đánh giá chung, F-2 có lợi thế.Tuy nhiên, cả hai nước đều đang nâng cấp J-10 và F-2. Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất J-10C, sử dụng động cơ cải tiến AL-31FN, với lực đẩy và tầm hoạt động được cải thiện. Những cải tiến khác bao gồm radar mảng pha AESA và tìm kiếm và theo dõi tia hồng ngoại (IRST), dùng cho các cuộc giao tranh không đối không tầm ngắn. Còn hiện tại, việc sản xuất F-2 đã ngừng, do đó trọng tâm của Nhật Bản là nâng cấp số F-2 hiện có. F-2 đang nhận được các liên kết dữ liệu mới và một radar mới J/APG-2, sẽ được kết hợp với tên lửa không đối không AAM-4B. Tên lửa AAM-4B do Nhật Bản sản xuất, hiện là tên lửa duy nhất trên thế giới trang bị radar AESA, nên tên lửa có khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng, cho phép phi công sau khi phóng tên lửa, thực hiện các động tác cơ động né tránh tên lửa của J-10. Do vây F-2 của Nhật Bản sẽ có lợi thế trong các cuộc chiến tầm xa nhờ tên lửa AAM-4B. Nhờ các liên kết dữ liệu, các đơn vị F-2 sẽ có thể điều phối các vụ phóng tầm xa này, để đạt được hiệu quả tối đa.Mặt khác, nếu J-10 có thể áp sát F-2, khả năng tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại, sẽ giúp J-10 có lợi thế trong các cuộc chiến tầm ngắn, vì F-2 không có hệ thống IRST. Cả J-10 và F-2 đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Ở tầm xa, F-2 sẽ hạ sát chiếc J-10; ở cự ly ngắn, thì ngược lại. Tuy nhiên, không chiến tầm xa được đặt lên hàng đầu và lợi thế của F-2 có thể đủ kết thúc cuộc chiến trước khi cả hai bên tiến vào tầm nhìn. Do vậy F-2 vẫn có lợi thế trong cuộc đọ sức với "niềm kiêu hãnh" Trung Hoa. Nguồn ảnh: QQ. Cận cảnh dàn tiêm kích J-10 do Trung Quốc sản xuất bay diễu hành. Nguồn: Xinhua.
Cả F-2 và J-10 đều là những chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ; nếu J-10 được Không quân Trung Quốc đưa vào biên chế năm 2005, thì chiến đấu cơ F-2 của Nhật Bản được đưa vào trang bị từ năm 2000.
Máy bay chiến đấu F-2 Mistubishi là kết quả của chương trình FSX, một dự án hợp tác giữa Nhật và Mỹ, nhằm phát triển một máy bay chiến đấu đa năng. Khi đó, cả F/A-18 Hornet và F-16 Fighting Falcon đều được đề xuất, nhưng cuối cùng F-16 đã được chọn.
Về mặt chính thức, chiến đấu cơ J-10, là sản phẩm của Tập đoàn thiết kế máy bay Thành Đô. Còn về mặt không chính thức, J-10 cũng bắt nguồn từ một chương trình hàng không vũ trụ của Mỹ. J-10 có nét tương đồng với máy bay chiến đấu Lavi, một dự án chung của Mỹ và Israel.
Chiếc Lavi cũng dựa trên nền tảng F-16, nhưng chương trình Lavi cuối cùng đã bị hủy bỏ, do các lo ngại về chi phí và chính trị. Năm 1987, Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ tuyên bố, Trung Quốc đã nhận được thiết kế Lavi và là cơ sở phát triển lên chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc sau này.
Còn tiêm kích F-2 là sự hợp tác chung giữa Mitsubishi và Lockheed, F-2 lấy thiết kế cơ bản của F-16 và phóng to nó lên. F-2 có diện tích cánh lớn hơn 25% so với F-16, động cơ GE F110 và J/APG-1 của Nhật Bản. F-2 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới, trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).
F-2 được trang bị tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại AAM-3 và AAM-5 (tương tự như AIM-9 Sidewinder) và tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar AAM-4 (tương tự như AIM-7 Sparrow.) F-2 có khả năng mang tới 4 tên lửa chống hạm ASM-2, để tấn công mục tiêu mặt nước.
Mặc dù vậy, F-2 vẫn bị coi là một thiết kế thất bại. Chi phí một chiếc F-2 là 171 triệu USD, gấp hơn 4 lần so với F-16C Block 50/52 (nhưng F-2 không thể hiệu quả gấp 4 lần F-16). Tuy nhiên chương trình F-2 đã mang lại cho Nhật Bản kinh nghiệm, để phát triển máy bay chiến đấu.
Tiêm kích J-10 của Trung Quốc có thiết kế cánh tam giác, được trang bị động cơ phản lực AL-31 do Nga sản xuất. Máy bay được trang bị radar xung doppler Type 1473H, và có 11 điểm cứng treo vũ khí và thùng nhiên liệu bên ngoài.
Khi không chiến, J-10 mang tên lửa không đối không dẫn đường bằng tia hồng ngoại PL-9 và tên lửa dẫn đường bằng radar PL-12, cùng pháo 23 mm GSh-23 của Nga. J-10 cũng có thể mang nhiều loại bom dẫn đường bằng laser và vệ tinh, để tấn công mục tiêu mặt đất.
Có thể nói, cấu hình của F-2 và J-10 là gần tương đương, nhưng máy bay nào giành phần thắng? So về bán kính chiến đấu, F-2 có bán kính chiến đấu lớn hơn so với J-10 (850km và 550km). Nếu hai máy bay không chiến với nhau, F-2 sẽ có nhiều nhiên liệu hơn để cơ động và tăng tốc.
J-10 cũng có radar xung doppler, là thiết kế cũ hơn so với radar AESA hiện đại hơn của F-2, vì vậy F-2 có thể sẽ phát hiện ra J-10 trước. Hai máy bay có trọng lượng tương đương nhau, nhưng F-2 có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tốt hơn một chút, nên đánh giá chung, F-2 có lợi thế.
Tuy nhiên, cả hai nước đều đang nâng cấp J-10 và F-2. Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất J-10C, sử dụng động cơ cải tiến AL-31FN, với lực đẩy và tầm hoạt động được cải thiện. Những cải tiến khác bao gồm radar mảng pha AESA và tìm kiếm và theo dõi tia hồng ngoại (IRST), dùng cho các cuộc giao tranh không đối không tầm ngắn.
Còn hiện tại, việc sản xuất F-2 đã ngừng, do đó trọng tâm của Nhật Bản là nâng cấp số F-2 hiện có. F-2 đang nhận được các liên kết dữ liệu mới và một radar mới J/APG-2, sẽ được kết hợp với tên lửa không đối không AAM-4B.
Tên lửa AAM-4B do Nhật Bản sản xuất, hiện là tên lửa duy nhất trên thế giới trang bị radar AESA, nên tên lửa có khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng, cho phép phi công sau khi phóng tên lửa, thực hiện các động tác cơ động né tránh tên lửa của J-10.
Do vây F-2 của Nhật Bản sẽ có lợi thế trong các cuộc chiến tầm xa nhờ tên lửa AAM-4B. Nhờ các liên kết dữ liệu, các đơn vị F-2 sẽ có thể điều phối các vụ phóng tầm xa này, để đạt được hiệu quả tối đa.
Mặt khác, nếu J-10 có thể áp sát F-2, khả năng tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại, sẽ giúp J-10 có lợi thế trong các cuộc chiến tầm ngắn, vì F-2 không có hệ thống IRST.
Cả J-10 và F-2 đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Ở tầm xa, F-2 sẽ hạ sát chiếc J-10; ở cự ly ngắn, thì ngược lại. Tuy nhiên, không chiến tầm xa được đặt lên hàng đầu và lợi thế của F-2 có thể đủ kết thúc cuộc chiến trước khi cả hai bên tiến vào tầm nhìn. Do vậy F-2 vẫn có lợi thế trong cuộc đọ sức với "niềm kiêu hãnh" Trung Hoa. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh dàn tiêm kích J-10 do Trung Quốc sản xuất bay diễu hành. Nguồn: Xinhua.