Kể từ những năm 1960, lực lượng phòng không - không quân của Lực lượng Phòng vệ Israel (thường gọi là IAF) đã đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ đất nước. Khả năng của Không quân Israel trong việc đảm bảo chiến trường và bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công từ đường không của đối phương đã giúp cho IDF có thể chiến đấu với lợi thế rất lớn.Đồng thời, IAF đã chứng tỏ tầm chiến lược có thể tấn công các mục tiêu quan trọng ở khoảng cách đáng kể. Sự thống trị của IAF có được nhờ quá trình đào tạo hiệu quả, khai thác điểm yếu của kẻ thù, cách tiếp cận linh hoạt các thiết kế và mua sắm.Trong những năm qua, người Israel đã thử nhiều chiến lược khác nhau để trang bị máy bay chiến đấu cho lực lượng không quân của họ bao gồm mua từ Pháp, mua từ Mỹ và tự chế tạo máy bay. Quốc gia này dường như đã giải quyết được vấn đề bằng sự kết hợp của hai cách trên với hiệu quả tuyệt vời.Trong những năm đầu của mình, Israel đã mua những loại vũ khí từ những nơi mà họ cần và có thể tìm thấy trên thị trường. Điều này có nghĩa là IDF thường hoạt động với các thiết bị của nhiều nguồn khác nhau và hầu hết được bảo đảm từ các nhà sản xuất châu Âu.Tuy nhiên, đến cuối những năm 1950, Israel đã đảm bảo các mối quan hệ chuyển giao vũ khí với một số quốc gia, đáng chú ý nhất là Vương quốc Anh và Pháp. Mối quan hệ với Pháp cuối cùng đã dẫn đến việc chuyển giao các thiết bị quân sự công nghệ cao, bao gồm cả máy bay chiến đấu Mirage và cả hỗ trợ kỹ thuật đáng kể cho chương trình hạt nhân của Israel.Các máy bay chiến đấu Mirage này đã trở thành nòng cốt của IAF trong cuộc Chiến tranh 6 ngày nổ ra vào năm 1967, trong đó Israel đã tiêu diệt phần lớn lực lượng không quân của các nước láng giềng trong những giờ đầu tiên của cuộc xung đột.Tuy nhiên, vào năm 1967, Pháp đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Israel khiến Tel Aviv rơi vào tình thế khó khăn. IDF cần nhiều máy bay chiến đấu hơn đồng thời cũng tìm kiếm các khả năng mà Mirage không thể đáp ứng bao gồm cả tấn công mặt đất tầm trung.Trong những điều kiện này, người Israel đã áp dụng chiến lược lâu đời đơn giản là đánh cắp những gì họ cần. Để bổ sung cho các khung máy bay hiện có của mình, người Israel đã mua lại các bản thiết kế kỹ thuật của Mirage thông qua hoạt động gián điệp.Israel đã tạo ra hai máy bay chiến đấu, Israel Aerospace Industries (IAI) Nesher và IAI Kfir. Chiếc thứ hai sử dụng động cơ mạnh mẽ hơn do Mỹ thiết kế và từng được coi là máy bay chiến đấu chính của lực lượng không quân IDF. Cả hai máy bay đều đạt được thành công về mặt xuất khẩu, riêng với chiếc Nesher phục vụ ở Argentina và chiếc Kfir bán cho Colombia, Ecuador và Sri Lanka.Khoản đầu tư này đã giúp thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực hàng không vũ trụ của Israel, nó có ý nghĩa lớn đối với phần còn lại của nền kinh tế Israel. Đầu tư lớn của nhà nước vào phát triển công nghệ quân sự không phải lúc nào cũng thúc đẩy những đổi mới rộng rãi hơn trong công nghệ dân sự.Tuy nhiên, trong trường hợp này, đầu tư của nhà nước đã cung cấp một trụ cột chính cho sự phát triển ban đầu của lĩnh vực công nghệ dân sự của Israel. Thành công của máy bay IAI Kfir chứng minh rằng, Israel có thể tự đứng vững trong lĩnh vực công nghệ hàng không vũ trụ, loại bỏ sự cần thiết phải phụ thuộc vào một nhà cung cấp hoặc tài trợ từ nước ngoài.Tuy nhiên, Israel vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào máy bay mua từ nước ngoài. IDF bắt đầu mua tiêm kích F-4 Phantom vào cuối những năm 1960 và F-15 Eagles vào giữa những năm 1970.Israel tin rằng sự kết hợp các máy bay chiến đấu khác nhau sẽ giúp tăng cường khả năng tác chiến trên không. Điều này dẫn đến sự phát triển của máy bay Lavi, một loại máy bay chiến đấu đa chức năng hạng nhẹ có thể bổ sung cho F-15 Eagles mà Israel tiếp tục mua lại từ Mỹ.Nhưng môi trường quân sự - công nghệ đã thay đổi. Việc phát triển chiếc Lavi từ đầu đòi hỏi một khoản đầu tư nhà nước khổng lồ. Hơn nữa, Mỹ kiểm soát xuất khẩu nghiêm túc hơn nhiều so với Pháp và có một bộ công cụ nguy hiểm hơn nhiều để thực thi sự tuân thủ.Bất chấp sự lạc quan ban đầu về triển vọng xuất khẩu máy bay Lavi, Israel đã sớm nhận ra rằng Mỹ sẽ không cho phép xuất khẩu rộng rãi loại máy bay chiến này với các công nghệ quan trọng từ Mỹ. Việc Lavi xuất khểu sẽ cạnh tranh trực tiếp với F-16 chỉ càng làm trầm trọng thêm vấn đề giữa Israel và Mỹ.Vào tháng 8/1987, nội các Israel đã quyết định từ bỏ dự án Lavi, điều này đã gây ra sự phản đối từ tập đoàn IAI và các công nhân liên quan đến dự án. Tuy nhiên, mọi nỗ lực chính trị nhằm hồi sinh chiếc máy bay này đã thất bại và cuối cùng Israel đã mua được một số lượng lớn F-16 được Mỹ bù đắp.Tuy nhiên ở bên kia bán cầu, Lavi đã vô tình giết chết triển vọng xuất khẩu của F-22 Raptor. Do Mỹ lo ngại rằng Israel đã chia sẻ công nghệ Lavi với Trung Quốc, nên quốc hội Mỹ đã cấm triệt để hoạt động xuất khẩu của F-22. Quyết định này đã ngăn Israel và một số quốc gia đồng minh của Mỹ quan tâm muốn mua F-22.Thay vì theo đuổi các chương trình phát triển các loại máy bay chiến đấu của riêng mình, Israel gần đây đã thích sửa đổi sâu rộng các máy bay mà họ mua từ Mỹ. F-15I “Thunder” và F-16I “Storm” đều đã được nâng cấp để tối ưu hóa chúng cho hoạt động của Israel.Cả hai loại máy bay này đều được tăng tầm bay và cải tiến hệ thống điện tử hàng không cho phép IDF chiến đấu hiệu quả ở khoảng cách xa các căn cứ. F-15I, một biến thể của F-15E Strike Eagle là nền tảng tấn công tầm xa quan trọng nhất của IAF.Ngoài ra, IAF đã thực hiện các bước cải tiến để biến những chiếc máy bay tiêm kích tấn công liên hợp F-35 phù hợp hơn với biên chế của Israel, bao gồm các sửa đổi phần mềm tiên tiến.IAI đã tiếp tục đạt được thành công lớn mặc dù thiếu một dự án phát triển chế tạo máy bay chiến đấu lớn. IAI đã phát triển và xuất khẩu các linh kiện dùng trong nước cũng như xuất khẩu bao gồm cả bom, đạn và thiết bị điện tử hàng không.IAI cũng đã tiến vào thị trường UAV với thành công lớn ở cả trong nước và nước ngoài. Và bất chấp sự thất bại của Lavi, lĩnh vực quốc phòng công nghệ cao của Israel đã hoạt động tốt, có tác động lan tỏa đáng kể vào nền kinh tế dân sự tư nhân.Chiến lược hàng không vũ trụ hiện tại của Israel phụ thuộc vào mối quan hệ bền vững của nước này với Mỹ. Điều này đúng cả về tính khả dụng của các nền tảng và sự phát triển công nghệ lẫn nhau đang diễn ra. May mắn thay cho Israel, có rất ít lý do để tin rằng mối quan hệ này giữa liên minh Mỹ-Israel sẽ sớm suy tàn.Và ngay cả khi điều không thể tưởng tượng này xảy ra và Israel cần phải tìm kiếm nơi khác ngoài Mỹ thì sự thành thạo tinh thông của ngành công nghiệp Israel trong việc phát triển các bộ phận và hệ thống hỗ trợ quan trọng đa dạng khác nhau khẳng định là họ sẽ đứng vững trước khi tìm được một đối tác khác để thay thế. Nguồn ảnh: Foxt. Cuộc tập trận không quân đa quốc gia quy mô lớn khủng khiếp ở Israel. Nguồn: IAF.
Kể từ những năm 1960, lực lượng phòng không - không quân của Lực lượng Phòng vệ Israel (thường gọi là IAF) đã đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ đất nước. Khả năng của Không quân Israel trong việc đảm bảo chiến trường và bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công từ đường không của đối phương đã giúp cho IDF có thể chiến đấu với lợi thế rất lớn.
Đồng thời, IAF đã chứng tỏ tầm chiến lược có thể tấn công các mục tiêu quan trọng ở khoảng cách đáng kể. Sự thống trị của IAF có được nhờ quá trình đào tạo hiệu quả, khai thác điểm yếu của kẻ thù, cách tiếp cận linh hoạt các thiết kế và mua sắm.
Trong những năm qua, người Israel đã thử nhiều chiến lược khác nhau để trang bị máy bay chiến đấu cho lực lượng không quân của họ bao gồm mua từ Pháp, mua từ Mỹ và tự chế tạo máy bay. Quốc gia này dường như đã giải quyết được vấn đề bằng sự kết hợp của hai cách trên với hiệu quả tuyệt vời.
Trong những năm đầu của mình, Israel đã mua những loại vũ khí từ những nơi mà họ cần và có thể tìm thấy trên thị trường. Điều này có nghĩa là IDF thường hoạt động với các thiết bị của nhiều nguồn khác nhau và hầu hết được bảo đảm từ các nhà sản xuất châu Âu.
Tuy nhiên, đến cuối những năm 1950, Israel đã đảm bảo các mối quan hệ chuyển giao vũ khí với một số quốc gia, đáng chú ý nhất là Vương quốc Anh và Pháp. Mối quan hệ với Pháp cuối cùng đã dẫn đến việc chuyển giao các thiết bị quân sự công nghệ cao, bao gồm cả máy bay chiến đấu Mirage và cả hỗ trợ kỹ thuật đáng kể cho chương trình hạt nhân của Israel.
Các máy bay chiến đấu Mirage này đã trở thành nòng cốt của IAF trong cuộc Chiến tranh 6 ngày nổ ra vào năm 1967, trong đó Israel đã tiêu diệt phần lớn lực lượng không quân của các nước láng giềng trong những giờ đầu tiên của cuộc xung đột.
Tuy nhiên, vào năm 1967, Pháp đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Israel khiến Tel Aviv rơi vào tình thế khó khăn. IDF cần nhiều máy bay chiến đấu hơn đồng thời cũng tìm kiếm các khả năng mà Mirage không thể đáp ứng bao gồm cả tấn công mặt đất tầm trung.
Trong những điều kiện này, người Israel đã áp dụng chiến lược lâu đời đơn giản là đánh cắp những gì họ cần. Để bổ sung cho các khung máy bay hiện có của mình, người Israel đã mua lại các bản thiết kế kỹ thuật của Mirage thông qua hoạt động gián điệp.
Israel đã tạo ra hai máy bay chiến đấu, Israel Aerospace Industries (IAI) Nesher và IAI Kfir. Chiếc thứ hai sử dụng động cơ mạnh mẽ hơn do Mỹ thiết kế và từng được coi là máy bay chiến đấu chính của lực lượng không quân IDF. Cả hai máy bay đều đạt được thành công về mặt xuất khẩu, riêng với chiếc Nesher phục vụ ở Argentina và chiếc Kfir bán cho Colombia, Ecuador và Sri Lanka.
Khoản đầu tư này đã giúp thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực hàng không vũ trụ của Israel, nó có ý nghĩa lớn đối với phần còn lại của nền kinh tế Israel. Đầu tư lớn của nhà nước vào phát triển công nghệ quân sự không phải lúc nào cũng thúc đẩy những đổi mới rộng rãi hơn trong công nghệ dân sự.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, đầu tư của nhà nước đã cung cấp một trụ cột chính cho sự phát triển ban đầu của lĩnh vực công nghệ dân sự của Israel. Thành công của máy bay IAI Kfir chứng minh rằng, Israel có thể tự đứng vững trong lĩnh vực công nghệ hàng không vũ trụ, loại bỏ sự cần thiết phải phụ thuộc vào một nhà cung cấp hoặc tài trợ từ nước ngoài.
Tuy nhiên, Israel vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào máy bay mua từ nước ngoài. IDF bắt đầu mua tiêm kích F-4 Phantom vào cuối những năm 1960 và F-15 Eagles vào giữa những năm 1970.
Israel tin rằng sự kết hợp các máy bay chiến đấu khác nhau sẽ giúp tăng cường khả năng tác chiến trên không. Điều này dẫn đến sự phát triển của máy bay Lavi, một loại máy bay chiến đấu đa chức năng hạng nhẹ có thể bổ sung cho F-15 Eagles mà Israel tiếp tục mua lại từ Mỹ.
Nhưng môi trường quân sự - công nghệ đã thay đổi. Việc phát triển chiếc Lavi từ đầu đòi hỏi một khoản đầu tư nhà nước khổng lồ. Hơn nữa, Mỹ kiểm soát xuất khẩu nghiêm túc hơn nhiều so với Pháp và có một bộ công cụ nguy hiểm hơn nhiều để thực thi sự tuân thủ.
Bất chấp sự lạc quan ban đầu về triển vọng xuất khẩu máy bay Lavi, Israel đã sớm nhận ra rằng Mỹ sẽ không cho phép xuất khẩu rộng rãi loại máy bay chiến này với các công nghệ quan trọng từ Mỹ. Việc Lavi xuất khểu sẽ cạnh tranh trực tiếp với F-16 chỉ càng làm trầm trọng thêm vấn đề giữa Israel và Mỹ.
Vào tháng 8/1987, nội các Israel đã quyết định từ bỏ dự án Lavi, điều này đã gây ra sự phản đối từ tập đoàn IAI và các công nhân liên quan đến dự án. Tuy nhiên, mọi nỗ lực chính trị nhằm hồi sinh chiếc máy bay này đã thất bại và cuối cùng Israel đã mua được một số lượng lớn F-16 được Mỹ bù đắp.
Tuy nhiên ở bên kia bán cầu, Lavi đã vô tình giết chết triển vọng xuất khẩu của F-22 Raptor. Do Mỹ lo ngại rằng Israel đã chia sẻ công nghệ Lavi với Trung Quốc, nên quốc hội Mỹ đã cấm triệt để hoạt động xuất khẩu của F-22. Quyết định này đã ngăn Israel và một số quốc gia đồng minh của Mỹ quan tâm muốn mua F-22.
Thay vì theo đuổi các chương trình phát triển các loại máy bay chiến đấu của riêng mình, Israel gần đây đã thích sửa đổi sâu rộng các máy bay mà họ mua từ Mỹ. F-15I “Thunder” và F-16I “Storm” đều đã được nâng cấp để tối ưu hóa chúng cho hoạt động của Israel.
Cả hai loại máy bay này đều được tăng tầm bay và cải tiến hệ thống điện tử hàng không cho phép IDF chiến đấu hiệu quả ở khoảng cách xa các căn cứ. F-15I, một biến thể của F-15E Strike Eagle là nền tảng tấn công tầm xa quan trọng nhất của IAF.
Ngoài ra, IAF đã thực hiện các bước cải tiến để biến những chiếc máy bay tiêm kích tấn công liên hợp F-35 phù hợp hơn với biên chế của Israel, bao gồm các sửa đổi phần mềm tiên tiến.
IAI đã tiếp tục đạt được thành công lớn mặc dù thiếu một dự án phát triển chế tạo máy bay chiến đấu lớn. IAI đã phát triển và xuất khẩu các linh kiện dùng trong nước cũng như xuất khẩu bao gồm cả bom, đạn và thiết bị điện tử hàng không.
IAI cũng đã tiến vào thị trường UAV với thành công lớn ở cả trong nước và nước ngoài. Và bất chấp sự thất bại của Lavi, lĩnh vực quốc phòng công nghệ cao của Israel đã hoạt động tốt, có tác động lan tỏa đáng kể vào nền kinh tế dân sự tư nhân.
Chiến lược hàng không vũ trụ hiện tại của Israel phụ thuộc vào mối quan hệ bền vững của nước này với Mỹ. Điều này đúng cả về tính khả dụng của các nền tảng và sự phát triển công nghệ lẫn nhau đang diễn ra. May mắn thay cho Israel, có rất ít lý do để tin rằng mối quan hệ này giữa liên minh Mỹ-Israel sẽ sớm suy tàn.
Và ngay cả khi điều không thể tưởng tượng này xảy ra và Israel cần phải tìm kiếm nơi khác ngoài Mỹ thì sự thành thạo tinh thông của ngành công nghiệp Israel trong việc phát triển các bộ phận và hệ thống hỗ trợ quan trọng đa dạng khác nhau khẳng định là họ sẽ đứng vững trước khi tìm được một đối tác khác để thay thế. Nguồn ảnh: Foxt.
Cuộc tập trận không quân đa quốc gia quy mô lớn khủng khiếp ở Israel. Nguồn: IAF.