Sự thống trị tuyệt đối của Không quân Israel tại khu vực Trung Đông có được, là nhờ quá trình đào tạo siêu hiệu quả, cùng các hoạt động tình báo do Mossad và các cơ quan khác tiến hành, để đánh giá sức mạnh của đối thủ và những nỗ lực trong thiết kế và mua máy bay mới.Một quốc gia luôn thách thức sự thống trị trên không của Israel, nhưng không thành công là Ai Cập. Ai Cập đang đi ngược hướng trong chính sách mua sắm vũ khí của họ, khi mua vũ khí nhiều hơn từ các quốc gia như Nga và Pháp; và mới nhất, là việc bổ sung các máy bay chiến đấu Rafale.Mỹ lo lắng về khả năng mất ảnh hưởng đối với Cairo, khi quốc gia Hồi giáo này tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự độc lập với Mỹ. Thỏa thuận mới nhất của Ai Cập, là mua thêm 30 máy bay chiến đấu Rafale, do Pháp sản xuất với giá 5 tỷ USD.Thương vụ mua Rafale mới đây, đã nâng số lượng Rafale trong Không quân Ai Cập lên 54 chiếc (gồm cả 24 chiếc mua vào năm 2015). Rafale là máy bay thế hệ 4++, mang lại khả năng không chiến tầm xa, vốn đã bị Mỹ hạn chế đối với Ai Cập, như không bán tên lửa không đối không tầm xa, cảm biến tiên tiến.Một bổ sung quan trọng khác cho sức mạnh không quân của Ai Cập là việc mua 50 chiếc MiG-29M của Nga vào năm 2015. Nga cũng cung cấp cho Ai Cập những máy bay chiến đấu, được đánh giá cao nhất trong kho vũ khí của họ, đó là 30 tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35 vào năm 2018, trước sự thất vọng của Mỹ.Thỏa thuận mua bán vũ khí lớn cuối cùng giữa Mỹ và Ai Cập là vào năm 2010, khi Mỹ bán 20 máy bay chiến đấu F-16C (nhưng không có vũ khí tiến công tầm xa). Năm 2013, sau cuộc đảo chính quân sự, khi Abdel-Fattah trở thành Tổng thống của đất nước, việc mua bán vũ khí giữa Mỹ và Ai Cập chấm dứt.Ai Cập bắt đầu quay sang các quốc gia khác để củng cố lực lượng vũ trang của mình. Những diễn biến như vậy, khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ lo ngại, khi trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã cố gắng duy trì sức mạnh của Quân đội Israel, bằng cách không cung cấp cho các nước láng giềng, những vũ khí hiện đại hơn Quân đội Israel.Việc phát triển nhanh chóng kho vũ khí của Ai Cập, cũng đang làm dấy lên những lo ngại ở Israel, khi nhiều người đặt câu hỏi về động cơ của việc mua vũ khí này. Các chuyên gia Israel lo ngại, Tổng thống Abdel-Fattah el-Sissi, đang khao khát khôi phục vinh quang trước đây và vị thế của Ai Cập, như một cường quốc thống trị khu vực.Ai Cập hiện đang nổi lên như một quốc gia, có lực lượng không quân được trang bị tốt nhất trong toàn bộ khu vực Trung Đông. Thập kỷ qua chứng kiến những vụ nhập khẩu vũ khí “đáng nể” của Ai Cập, từ một số quốc gia như Pháp, Trung Quốc, Mỹ và Nga.Do đó, cần phải xem xét một kịch bản có thể xảy ra khi Ai Cập đọ sức với Israel trong một cuộc đối đầu toàn diện, có thể xảy ra trong trường hợp có sự thay đổi chế độ ở Cairo.Nếu Israel là cường quốc không quân (điều này không cần phải tranh cãi) ở Trung Đông trong nhiều thập kỷ, thì Ai Cập đang dần phát triển lực lượng không quân của mình ở tốc độ vũ bão. Với việc Ai Cập mới mua thêm chiến đấu cơ Rafales của Pháp, sẽ bổ sung thêm sức mạnh đáng kể, cho lực lượng không quân nước này.Sau khi tăng số lượng máy bay Rafale lên 54 chiếc, Ai Cập được cho là đang dự tính nâng số Rafale lên 100 chiếc; với việc bổ sung các phiên bản F4 tiên tiến hơn của loại máy bay này. Điều này sẽ làm cho phi đội Rafale của Ai Cập, có số lượng chỉ sau Không quân Pháp.Theo các chuyên gia, những tính năng của phiên bản F4, sẽ thách thức ưu thế trên không của Israel trong khu vực. Hơn nữa, sự kết hợp giữa các loại máy bay chiến đấu của Ai Cập, bao gồm các loại của Nga, Mỹ và Pháp, là một cơn ác mộng khác đối với Không quân Israel, về sự khó lường của các hệ thống vũ khí.Xét về sức mạnh không quân, Ai Cập đứng thứ 10 thứ trên thế giới, với khoảng 590 máy bay chiến đấu. Những chiếc F-16 vẫn là trụ cột của không quân Ai Cập, với số lượng là 240 chiếc. Các loại máy bay khác bao gồm 65 chiếc Mirages của Pháp, 40 chiếc MiG-21, 30 chiếc J-7 của Trung Quốc; 24 Su-35 và 46 máy bay chiến đấu đa năng MiG-29M.Israel được xếp hạng 20 thế giới so với 13 của Ai Cập; hiện Không quân Israel có khoảng 255 máy bay chiến đấu, tất cả trong số máy bay chiến đấu này, có chất lượng tốt hơn máy bay chiến đấu của Ai Cập, cũng như toàn bộ khu vực Trung Đông.Là đồng minh “ruột” của Mỹ, Israel chỉ sử dụng máy bay do Mỹ sản xuất, bao gồm 225 chiếc F-16, 83 chiếc F-15 và 27 chiếc F-35. Sức mạnh của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 dự kiến sẽ tăng lên khi Israel có kế hoạch đến năm 2024, mua thêm 23 máy bay F-35, nâng tổng số F-35 lên 50 chiếc.Mặc dù ít hơn về số lượng máy bay chiến đấu so với Ai Cập, nhưng các máy bay chiến đấu của Israel đều hiện đại, có sức mạnh hơn, và được điều khiển bởi các phi công có trình độ, kinh nghiệm vượt trội hơn nhiều, do những phi công của Israel đã trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt.Ngoài ra Quân đội Israel (IDF) là lực lượng tự cung tự cấp và dẫn đầu thế giới trong việc phát triển UAV và vũ khí dẫn đường chính xác. Không giống như các máy bay F-16 của Ai Cập, bị giảm khả năng chiến đấu do thiếu tên lửa tầm xa, máy bay F-16 của Israel có tên lửa không đối không dẫn đường hiện đại không kém gì của Không quân Mỹ.Quan trọng hơn, những chiếc F-35I của Israel do Mỹ cung cấp, được coi là máy bay tiên tiến nhất trên thế giới, mang lại lợi thế to lớn cho IDF, có thể nhanh chóng đánh bại cuộc xâm lược trên không của Ai Cập, nhờ khả năng tàng hình và chất lượng vũ khí được trang bị.Trong một cuộc giao tranh có thể xảy ra trên không, các chuyên gia ước tính rằng, máy bay chiến đấu của Israel sẽ nhanh chóng chiếm ưu thế trước các lực lượng không quân Ai Cập, với khả năng tấn công phủ đầu, cùng máy bay, vũ khí hiện đại và phi công được đào tạo bài bản.Mặc dù cả hai lực lượng không quân chủ yếu sử dụng F-16, nhưng F-16 của Ai Cập như gấu bị cắt hết móng vuốt trước F-16 của Israel, vì vũ khí có tầm bắn nhỏ hơn 35 km. Hơn nữa, khả năng tác chiến điện tử, mang lại cho F-16 của Israel khả năng sống sót cao hơn nhiều, trước các máy bay chiến đấu của Ai Cập.Nhưng liệu điều này có thay đổi, khi Ai Cập mua được các máy bay chiến đấu Rafale và Sukhoi tiên tiến, mang lại nhiều lợi thế cho Không quân Ai Cập? Mặc dù Ai Cập sẽ mất thời gian, để tạo đủ số lượng máy bay như vậy.Điểm yếu của không quân Ai Cập là chất lượng phi công, điều này đã bị đặt dấu hỏi nhiều lần, trong quá trình chiến đấu tại các chiến trường khác nhau. Mặc dù Mỹ đã nỗ lực hết sức, để huấn luyện phi công của Ai Cập, sử dụng hiệu quả F-16, nhưng các phi công Ai Cập, trình độ vẫn không tiến bộ.Bất chấp việc tăng cường thêm chiến đấu cơ Rafale và Su-35 cực mạnh, nhưng không quân Ai Cập vẫn khó có thể làm “lung lay” vị trí Số 1 của Không quân Israel, do Israel được sự “chống lưng” vững chắc của Mỹ, cùng mạng lưới tình báo rộng lớn, phi công được đào tạo tốt, kinh nghiệm chiến đấu dày dạn và quan trọng nhất là sự kiên định bảo vệ đất nước Israel. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất - loại tiêm kích thế hệ 4 mạnh nhất thế giới hiện nay. Nguồn: QPVN.
Sự thống trị tuyệt đối của Không quân Israel tại khu vực Trung Đông có được, là nhờ quá trình đào tạo siêu hiệu quả, cùng các hoạt động tình báo do Mossad và các cơ quan khác tiến hành, để đánh giá sức mạnh của đối thủ và những nỗ lực trong thiết kế và mua máy bay mới.
Một quốc gia luôn thách thức sự thống trị trên không của Israel, nhưng không thành công là Ai Cập. Ai Cập đang đi ngược hướng trong chính sách mua sắm vũ khí của họ, khi mua vũ khí nhiều hơn từ các quốc gia như Nga và Pháp; và mới nhất, là việc bổ sung các máy bay chiến đấu Rafale.
Mỹ lo lắng về khả năng mất ảnh hưởng đối với Cairo, khi quốc gia Hồi giáo này tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự độc lập với Mỹ. Thỏa thuận mới nhất của Ai Cập, là mua thêm 30 máy bay chiến đấu Rafale, do Pháp sản xuất với giá 5 tỷ USD.
Thương vụ mua Rafale mới đây, đã nâng số lượng Rafale trong Không quân Ai Cập lên 54 chiếc (gồm cả 24 chiếc mua vào năm 2015). Rafale là máy bay thế hệ 4++, mang lại khả năng không chiến tầm xa, vốn đã bị Mỹ hạn chế đối với Ai Cập, như không bán tên lửa không đối không tầm xa, cảm biến tiên tiến.
Một bổ sung quan trọng khác cho sức mạnh không quân của Ai Cập là việc mua 50 chiếc MiG-29M của Nga vào năm 2015. Nga cũng cung cấp cho Ai Cập những máy bay chiến đấu, được đánh giá cao nhất trong kho vũ khí của họ, đó là 30 tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35 vào năm 2018, trước sự thất vọng của Mỹ.
Thỏa thuận mua bán vũ khí lớn cuối cùng giữa Mỹ và Ai Cập là vào năm 2010, khi Mỹ bán 20 máy bay chiến đấu F-16C (nhưng không có vũ khí tiến công tầm xa). Năm 2013, sau cuộc đảo chính quân sự, khi Abdel-Fattah trở thành Tổng thống của đất nước, việc mua bán vũ khí giữa Mỹ và Ai Cập chấm dứt.
Ai Cập bắt đầu quay sang các quốc gia khác để củng cố lực lượng vũ trang của mình. Những diễn biến như vậy, khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ lo ngại, khi trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã cố gắng duy trì sức mạnh của Quân đội Israel, bằng cách không cung cấp cho các nước láng giềng, những vũ khí hiện đại hơn Quân đội Israel.
Việc phát triển nhanh chóng kho vũ khí của Ai Cập, cũng đang làm dấy lên những lo ngại ở Israel, khi nhiều người đặt câu hỏi về động cơ của việc mua vũ khí này. Các chuyên gia Israel lo ngại, Tổng thống Abdel-Fattah el-Sissi, đang khao khát khôi phục vinh quang trước đây và vị thế của Ai Cập, như một cường quốc thống trị khu vực.
Ai Cập hiện đang nổi lên như một quốc gia, có lực lượng không quân được trang bị tốt nhất trong toàn bộ khu vực Trung Đông. Thập kỷ qua chứng kiến những vụ nhập khẩu vũ khí “đáng nể” của Ai Cập, từ một số quốc gia như Pháp, Trung Quốc, Mỹ và Nga.
Do đó, cần phải xem xét một kịch bản có thể xảy ra khi Ai Cập đọ sức với Israel trong một cuộc đối đầu toàn diện, có thể xảy ra trong trường hợp có sự thay đổi chế độ ở Cairo.
Nếu Israel là cường quốc không quân (điều này không cần phải tranh cãi) ở Trung Đông trong nhiều thập kỷ, thì Ai Cập đang dần phát triển lực lượng không quân của mình ở tốc độ vũ bão. Với việc Ai Cập mới mua thêm chiến đấu cơ Rafales của Pháp, sẽ bổ sung thêm sức mạnh đáng kể, cho lực lượng không quân nước này.
Sau khi tăng số lượng máy bay Rafale lên 54 chiếc, Ai Cập được cho là đang dự tính nâng số Rafale lên 100 chiếc; với việc bổ sung các phiên bản F4 tiên tiến hơn của loại máy bay này. Điều này sẽ làm cho phi đội Rafale của Ai Cập, có số lượng chỉ sau Không quân Pháp.
Theo các chuyên gia, những tính năng của phiên bản F4, sẽ thách thức ưu thế trên không của Israel trong khu vực. Hơn nữa, sự kết hợp giữa các loại máy bay chiến đấu của Ai Cập, bao gồm các loại của Nga, Mỹ và Pháp, là một cơn ác mộng khác đối với Không quân Israel, về sự khó lường của các hệ thống vũ khí.
Xét về sức mạnh không quân, Ai Cập đứng thứ 10 thứ trên thế giới, với khoảng 590 máy bay chiến đấu. Những chiếc F-16 vẫn là trụ cột của không quân Ai Cập, với số lượng là 240 chiếc. Các loại máy bay khác bao gồm 65 chiếc Mirages của Pháp, 40 chiếc MiG-21, 30 chiếc J-7 của Trung Quốc; 24 Su-35 và 46 máy bay chiến đấu đa năng MiG-29M.
Israel được xếp hạng 20 thế giới so với 13 của Ai Cập; hiện Không quân Israel có khoảng 255 máy bay chiến đấu, tất cả trong số máy bay chiến đấu này, có chất lượng tốt hơn máy bay chiến đấu của Ai Cập, cũng như toàn bộ khu vực Trung Đông.
Là đồng minh “ruột” của Mỹ, Israel chỉ sử dụng máy bay do Mỹ sản xuất, bao gồm 225 chiếc F-16, 83 chiếc F-15 và 27 chiếc F-35. Sức mạnh của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 dự kiến sẽ tăng lên khi Israel có kế hoạch đến năm 2024, mua thêm 23 máy bay F-35, nâng tổng số F-35 lên 50 chiếc.
Mặc dù ít hơn về số lượng máy bay chiến đấu so với Ai Cập, nhưng các máy bay chiến đấu của Israel đều hiện đại, có sức mạnh hơn, và được điều khiển bởi các phi công có trình độ, kinh nghiệm vượt trội hơn nhiều, do những phi công của Israel đã trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt.
Ngoài ra Quân đội Israel (IDF) là lực lượng tự cung tự cấp và dẫn đầu thế giới trong việc phát triển UAV và vũ khí dẫn đường chính xác. Không giống như các máy bay F-16 của Ai Cập, bị giảm khả năng chiến đấu do thiếu tên lửa tầm xa, máy bay F-16 của Israel có tên lửa không đối không dẫn đường hiện đại không kém gì của Không quân Mỹ.
Quan trọng hơn, những chiếc F-35I của Israel do Mỹ cung cấp, được coi là máy bay tiên tiến nhất trên thế giới, mang lại lợi thế to lớn cho IDF, có thể nhanh chóng đánh bại cuộc xâm lược trên không của Ai Cập, nhờ khả năng tàng hình và chất lượng vũ khí được trang bị.
Trong một cuộc giao tranh có thể xảy ra trên không, các chuyên gia ước tính rằng, máy bay chiến đấu của Israel sẽ nhanh chóng chiếm ưu thế trước các lực lượng không quân Ai Cập, với khả năng tấn công phủ đầu, cùng máy bay, vũ khí hiện đại và phi công được đào tạo bài bản.
Mặc dù cả hai lực lượng không quân chủ yếu sử dụng F-16, nhưng F-16 của Ai Cập như gấu bị cắt hết móng vuốt trước F-16 của Israel, vì vũ khí có tầm bắn nhỏ hơn 35 km. Hơn nữa, khả năng tác chiến điện tử, mang lại cho F-16 của Israel khả năng sống sót cao hơn nhiều, trước các máy bay chiến đấu của Ai Cập.
Nhưng liệu điều này có thay đổi, khi Ai Cập mua được các máy bay chiến đấu Rafale và Sukhoi tiên tiến, mang lại nhiều lợi thế cho Không quân Ai Cập? Mặc dù Ai Cập sẽ mất thời gian, để tạo đủ số lượng máy bay như vậy.
Điểm yếu của không quân Ai Cập là chất lượng phi công, điều này đã bị đặt dấu hỏi nhiều lần, trong quá trình chiến đấu tại các chiến trường khác nhau. Mặc dù Mỹ đã nỗ lực hết sức, để huấn luyện phi công của Ai Cập, sử dụng hiệu quả F-16, nhưng các phi công Ai Cập, trình độ vẫn không tiến bộ.
Bất chấp việc tăng cường thêm chiến đấu cơ Rafale và Su-35 cực mạnh, nhưng không quân Ai Cập vẫn khó có thể làm “lung lay” vị trí Số 1 của Không quân Israel, do Israel được sự “chống lưng” vững chắc của Mỹ, cùng mạng lưới tình báo rộng lớn, phi công được đào tạo tốt, kinh nghiệm chiến đấu dày dạn và quan trọng nhất là sự kiên định bảo vệ đất nước Israel. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất - loại tiêm kích thế hệ 4 mạnh nhất thế giới hiện nay. Nguồn: QPVN.