Tình hình chiến sự Armenia và Azerbaijan đến nay đã hơn 1 tuần với cường độ xung đột cực kỳ cao, cả hai bên đều đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề cả về vũ khí trang bị lẫn con người. Chưa có bất kỳ một tín hiệu nào cho thấy sự giảm nhiệt và cho đến nay, Armenia tuyên bố tiêu diệt được hơn 300 xe tăng thiết giáp của đối phương, Azerbaijan cũng cho biết bắn cháy hơn 130 thiết xa của địch. Ảnh: Xe tăng T-72A của Armenia bị Azerbaijan bắt sống.Cuộc chiến này cho thấy sự nguy hiểm của các loại UAV vũ trang, UAV cảm tử trong tác chiến và sự yếu ớt của xe tăng chiến đấu chủ lực khi phải đối mặt với mối đe dọa từ trên không trung. Số lượng lớn các loại xe tăng T-72 mà Armenia bị tiêu diệt trong chiến đấu chủ yếu là do các UAV gây ra. Ảnh: UAV cảm tử của Azerbaijan tấn công một chiếc T-72A của Armenia.Trong khi đó, đội hình tác chiến lục quân nhất là thiết giáp của một số quân đội có năng lực hạn chế điển hình Armenia lại khá là thiếu thốn, không phải lúc nào cũng có thể đi theo hỗ trợ tạo ô phòng không che đầu cho quân tác chiến. Chưa kể khả năng chiến đấu của các tổ hợp này cũng rất thất thường, chưa đáng tin cậy. Có thể thấy như các tổ hợp phòng không tầm thấp Osa của Armenia đã không thể phát hiện UAV Azerbaijan tiếp cận và bị tiêu diệt. Ảnh: Đội hình tổ hợp phòng không Osa của Armenia.Dù xe tăng chiến đấu chủ lực thường được trang bị súng máy phòng không hạng nặng 12.7mm trên nóc tháp pháo để chống lại các mục tiêu từ trên không, tuy nhiên có tầm tác xạ khá hạn chế và xác suất tiêu diệt mục tiêu bay rất thấp, phù hợp hơn với nhiệm vụ chế áp hỏa lực bộ binh đối phương hơn. Hầu hết các loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 1, 2 hay thế hệ 3 đời đầu và thậm chí cả thế hệ 4 đều sử dụng súng máy phòng không vận hành thủ công, xạ thủ phải trực tiếp leo ra ngoài xe để tác xạ gây ra nguy hiểm rất lớn. Ảnh: Tác xạ súng máy phòng không 12.7mm trên xe tăng Type-59 Trung Quốc.Do đó, khi không có sự hỗ trợ của lực lượng phòng không lục quân tầm thấp thì xe tăng chiến đấu chủ lực không khác gì miếng mồi ngon cho các phương tiện bay của đối phương như UAV hay trực thăng tấn công vũ trang quét sạch một cách đơn giản mà không vấp phải quá nhiều sự kháng cự đáng kể. Ảnh: Xe tăng T-72B của quân đội Nga.Ở khu vực Đông Á có quân đội của một quốc gia đã phát triển cách thức phòng không hiệu quả hơn nhiều dành cho xe tăng chiến đấu chủ lực đó chính là Triều Tiên. Chúng ta có thể thấy rằng trên các xe tăng chiến đấu chủ lực Bão Phong Hổ IV hiện đại nhất do nước này phát triển đã trang bị một cụm giá phóng tên lửa phòng không tầm thấp ở phía sau tháp pháo. Ảnh: Xe tăng Bão Phong Hổ IV của quân đội Triều Tiên.Đánh giá tổng quan ta có thể thấy rằng khung bệ sử dụng cơ cấu quay tự động cùng một giá đỡ có thể triển khai đồng thời 2 ống phóng tên lửa phòng không tầm thấp Strela-2, dẫn bắn và tìm kiếm mục tiêu bằng một khối quang điện, có thể điều khiển từ bên trong xe không gây nguy hiểm cho kíp lái như sử dụng súng máy phòng không thủ công thông thường. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp trên tháp pháo xe tăng Triều Tiên.9K32 Strela-2 là một hệ thống tên lửa phòng không vác vai chống các loại mục tiêu bay tầm thấp dành cho cá nhân do Liên Xô phát triển và đưa vào trang bị từ cuối những năm 1960. Cả ống phóng và đạn tên lửa nặng 15kg, chiều dài 1.44m, đường kính 72mm. Về khả năng sát thương, Strela-2 sử dụng đầu dò hồng ngoại bị động, tầm bắn tối đa 3.700m và trần bay tối đa 1.500m, đủ sức tiêu diệt các loại UAV, trực thăng hay thậm chí cả máy bay bổ nhào. Ảnh: Binh sĩ thực hành bắn Strela-2.Khi đặt Strela-2 lên một hệ thống tự động có sự hỗ trợ của hệ thống quang điện như cách làm của Triều Tiên sẽ tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu cao hơn, tạo ô phòng không đơn giản cho xe tăng chiến đấu chủ lực trên chiến trường hơn nữa lại cực kỳ tiết kiệm. Trong trường hợp tác chiến theo đội hình, các xe tăng hoàn toàn có thể hỗ trợ lẫn nhau để tiêu diệt mục tiêu bay của đối phương. Ảnh: Xe tăng Bão Phong Hổ IV của Triều Tiên.Có thể thấy rằng, hơn ai hết, người Triều Tiên hiểu rõ sự yếu thế của mình trên không so với đối thủ tiềm năng do đó họ đã ưu tiên phát triển các hình thức phòng không để trang bị trên các loại xe thiết giáp một cách hiệu quả và kinh tế. Đây cũng chính là phương án cực kỳ đáng lưu ý để có thể nâng cao khả năng tự bảo vệ của xe tăng chiến đấu chủ lực hiện nay trước sự lên ngôi của phương tiện bay không người lái (UAV) vũ trang. Video UAV Predator: Khắc tinh của khủng bố - Nguồn: QPVN
Tình hình chiến sự Armenia và Azerbaijan đến nay đã hơn 1 tuần với cường độ xung đột cực kỳ cao, cả hai bên đều đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề cả về vũ khí trang bị lẫn con người. Chưa có bất kỳ một tín hiệu nào cho thấy sự giảm nhiệt và cho đến nay, Armenia tuyên bố tiêu diệt được hơn 300 xe tăng thiết giáp của đối phương, Azerbaijan cũng cho biết bắn cháy hơn 130 thiết xa của địch. Ảnh: Xe tăng T-72A của Armenia bị Azerbaijan bắt sống.
Cuộc chiến này cho thấy sự nguy hiểm của các loại UAV vũ trang, UAV cảm tử trong tác chiến và sự yếu ớt của xe tăng chiến đấu chủ lực khi phải đối mặt với mối đe dọa từ trên không trung. Số lượng lớn các loại xe tăng T-72 mà Armenia bị tiêu diệt trong chiến đấu chủ yếu là do các UAV gây ra. Ảnh: UAV cảm tử của Azerbaijan tấn công một chiếc T-72A của Armenia.
Trong khi đó, đội hình tác chiến lục quân nhất là thiết giáp của một số quân đội có năng lực hạn chế điển hình Armenia lại khá là thiếu thốn, không phải lúc nào cũng có thể đi theo hỗ trợ tạo ô phòng không che đầu cho quân tác chiến. Chưa kể khả năng chiến đấu của các tổ hợp này cũng rất thất thường, chưa đáng tin cậy. Có thể thấy như các tổ hợp phòng không tầm thấp Osa của Armenia đã không thể phát hiện UAV Azerbaijan tiếp cận và bị tiêu diệt. Ảnh: Đội hình tổ hợp phòng không Osa của Armenia.
Dù xe tăng chiến đấu chủ lực thường được trang bị súng máy phòng không hạng nặng 12.7mm trên nóc tháp pháo để chống lại các mục tiêu từ trên không, tuy nhiên có tầm tác xạ khá hạn chế và xác suất tiêu diệt mục tiêu bay rất thấp, phù hợp hơn với nhiệm vụ chế áp hỏa lực bộ binh đối phương hơn. Hầu hết các loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 1, 2 hay thế hệ 3 đời đầu và thậm chí cả thế hệ 4 đều sử dụng súng máy phòng không vận hành thủ công, xạ thủ phải trực tiếp leo ra ngoài xe để tác xạ gây ra nguy hiểm rất lớn. Ảnh: Tác xạ súng máy phòng không 12.7mm trên xe tăng Type-59 Trung Quốc.
Do đó, khi không có sự hỗ trợ của lực lượng phòng không lục quân tầm thấp thì xe tăng chiến đấu chủ lực không khác gì miếng mồi ngon cho các phương tiện bay của đối phương như UAV hay trực thăng tấn công vũ trang quét sạch một cách đơn giản mà không vấp phải quá nhiều sự kháng cự đáng kể. Ảnh: Xe tăng T-72B của quân đội Nga.
Ở khu vực Đông Á có quân đội của một quốc gia đã phát triển cách thức phòng không hiệu quả hơn nhiều dành cho xe tăng chiến đấu chủ lực đó chính là Triều Tiên. Chúng ta có thể thấy rằng trên các xe tăng chiến đấu chủ lực Bão Phong Hổ IV hiện đại nhất do nước này phát triển đã trang bị một cụm giá phóng tên lửa phòng không tầm thấp ở phía sau tháp pháo. Ảnh: Xe tăng Bão Phong Hổ IV của quân đội Triều Tiên.
Đánh giá tổng quan ta có thể thấy rằng khung bệ sử dụng cơ cấu quay tự động cùng một giá đỡ có thể triển khai đồng thời 2 ống phóng tên lửa phòng không tầm thấp Strela-2, dẫn bắn và tìm kiếm mục tiêu bằng một khối quang điện, có thể điều khiển từ bên trong xe không gây nguy hiểm cho kíp lái như sử dụng súng máy phòng không thủ công thông thường. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp trên tháp pháo xe tăng Triều Tiên.
9K32 Strela-2 là một hệ thống tên lửa phòng không vác vai chống các loại mục tiêu bay tầm thấp dành cho cá nhân do Liên Xô phát triển và đưa vào trang bị từ cuối những năm 1960. Cả ống phóng và đạn tên lửa nặng 15kg, chiều dài 1.44m, đường kính 72mm. Về khả năng sát thương, Strela-2 sử dụng đầu dò hồng ngoại bị động, tầm bắn tối đa 3.700m và trần bay tối đa 1.500m, đủ sức tiêu diệt các loại UAV, trực thăng hay thậm chí cả máy bay bổ nhào. Ảnh: Binh sĩ thực hành bắn Strela-2.
Khi đặt Strela-2 lên một hệ thống tự động có sự hỗ trợ của hệ thống quang điện như cách làm của Triều Tiên sẽ tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu cao hơn, tạo ô phòng không đơn giản cho xe tăng chiến đấu chủ lực trên chiến trường hơn nữa lại cực kỳ tiết kiệm. Trong trường hợp tác chiến theo đội hình, các xe tăng hoàn toàn có thể hỗ trợ lẫn nhau để tiêu diệt mục tiêu bay của đối phương. Ảnh: Xe tăng Bão Phong Hổ IV của Triều Tiên.
Có thể thấy rằng, hơn ai hết, người Triều Tiên hiểu rõ sự yếu thế của mình trên không so với đối thủ tiềm năng do đó họ đã ưu tiên phát triển các hình thức phòng không để trang bị trên các loại xe thiết giáp một cách hiệu quả và kinh tế. Đây cũng chính là phương án cực kỳ đáng lưu ý để có thể nâng cao khả năng tự bảo vệ của xe tăng chiến đấu chủ lực hiện nay trước sự lên ngôi của phương tiện bay không người lái (UAV) vũ trang.
Video UAV Predator: Khắc tinh của khủng bố - Nguồn: QPVN