Trang Avia-pro của Nga cho biết, xung đột vũ trang ác liệt giữa Armenia và Azerbaijan đã trở thành lý do để Yerevan chỉ trích Belarus - quốc gia cung cấp nhiều vũ khí khác nhau cho Baku, bao gồm cả những loại đang được quân đội Azerbaijan tích cực sử dụng.Bất chấp việc Bộ Ngoại giao Belarus kêu gọi hai bên cần đàm phán, Minsk vẫn cung cấp cho Quân đội Azerbaijan nhiều vũ khí hiện đại hóa, điều đó khiến họ trở thành một trong những nhà cung cấp chính cho Baku."Belarus đã hiện đại hóa hệ thống phòng không cho Azerbaijan, nâng cấp trang thiết bị quân sự của họ, và điều này đi ngược lại thực tế Minsk nhận ra cả Armenia lẫn Azerbaijan đều là thành viên của Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập thể - CSTO".Cần lưu ý rằng vào thời điểm hiện tại, Belarus vẫn không đưa ra câu trả lời chính thức cho câu hỏi nước này ủng hộ bên nào trong cuộc xung đột, nhưng hành động của họ có thể cho thấy nhiều điều.Trong diễn biến mới nhất, Armenia tuyên bố họ có thể xem xét lại thái độ của mình đối với Belarus, kể cả không công nhận kết quả bầu cử sau khi lãnh thổ Nagorno-Karabakh bị tên lửa Polonez của Belarus (Mink phân loại là pháo phản lực phóng loạt) tấn công.Cần nói thêm rằng Tổng thống Lukashenko từng hứa với Yerevan sẽ không bán vũ khí này cho Azerbaijan, tuy nhiên rõ ràng thương vụ trên vẫn diễn ra, hơn nữa số lượng tổ hợp Polonez đã bàn giao có thể khá lớn.“Tổng thống Cộng hòa Nagorno-Karabakh (NKR) tự xưng, ông Arayik Harutyunyan tuyên bố Azerbaijan đang bắn phá Stepanakert bằng các hệ thống pháo phản lực phóng loạt Polonez và Smerch", Avia-pro cho biết.Hậu quả của cuộc pháo kích vào lãnh thổ NKR đã dẫn đến sự tàn phá theo đánh giá là rất nghiêm trọng, có thể làm phát sinh các vấn đề chính trị lớn giữa Armenia và Belarus trong Tổ chức CSTO.Được biết Polonez là một tổ hợp pháo phản lực dẫn đường cỡ 300 mm được Belarus sản xuất dựa theo nguyên mẫu A200 của Trung Quốc mà nước này mua công nghệ chế tạo.Hệ thống Polonez được công khai lần đầu vào năm 2015, nó sử dụng khung gầm xe tải việt dã MZKT-7930 8x8, trên đó lắp 2 cụm 4 ống phóng đạn tên lửa có chiều dài 7,26 m và trọng lượng 750 kg (đầu đạn nặng 150 kg).Tầm bắn của Polonez vươn tới cự ly 200 km, độ sai lệch 30 - 50 m. Ngoài ra tổ hợp này còn có thể mang theo 2 container cỡ lớn tương thích tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 (cũng do Trung Quốc phát triển).Tên lửa M20 có tầm bắn 280 km, mang theo đầu đạn nặng 480 kg để phù hợp với Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa MTCR, tuy nhiên với tiềm lực khoa học kỹ thuật của Belarus thì họ có thể dễ dàng nối dài cự ly cho nó.Chưa dừng lại ở đó, quân đội Belarus đã đưa vào trang bị biến thể nâng cấp của Polonez có tên gọi Polonez-M, đây chính là phiên bản sản xuất tại chỗ theo giấy phép dựa trên pháo phản lực A300 của Trung Quốc.Mặc dù không có nhiều khác biệt về hình dáng nhưng nhờ tối ưu hóa động cơ cũng như thuốc phóng mà tầm bắn của Polonez-M đã lên tới 300 km, vòng tròn sai số giảm xuống chỉ còn 10 m trong khi trọng lượng đầu đạn vẫn được giữ ở mức 150 kg.
Trang Avia-pro của Nga cho biết, xung đột vũ trang ác liệt giữa Armenia và Azerbaijan đã trở thành lý do để Yerevan chỉ trích Belarus - quốc gia cung cấp nhiều vũ khí khác nhau cho Baku, bao gồm cả những loại đang được quân đội Azerbaijan tích cực sử dụng.
Bất chấp việc Bộ Ngoại giao Belarus kêu gọi hai bên cần đàm phán, Minsk vẫn cung cấp cho Quân đội Azerbaijan nhiều vũ khí hiện đại hóa, điều đó khiến họ trở thành một trong những nhà cung cấp chính cho Baku.
"Belarus đã hiện đại hóa hệ thống phòng không cho Azerbaijan, nâng cấp trang thiết bị quân sự của họ, và điều này đi ngược lại thực tế Minsk nhận ra cả Armenia lẫn Azerbaijan đều là thành viên của Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập thể - CSTO".
Cần lưu ý rằng vào thời điểm hiện tại, Belarus vẫn không đưa ra câu trả lời chính thức cho câu hỏi nước này ủng hộ bên nào trong cuộc xung đột, nhưng hành động của họ có thể cho thấy nhiều điều.
Trong diễn biến mới nhất, Armenia tuyên bố họ có thể xem xét lại thái độ của mình đối với Belarus, kể cả không công nhận kết quả bầu cử sau khi lãnh thổ Nagorno-Karabakh bị tên lửa Polonez của Belarus (Mink phân loại là pháo phản lực phóng loạt) tấn công.
Cần nói thêm rằng Tổng thống Lukashenko từng hứa với Yerevan sẽ không bán vũ khí này cho Azerbaijan, tuy nhiên rõ ràng thương vụ trên vẫn diễn ra, hơn nữa số lượng tổ hợp Polonez đã bàn giao có thể khá lớn.
“Tổng thống Cộng hòa Nagorno-Karabakh (NKR) tự xưng, ông Arayik Harutyunyan tuyên bố Azerbaijan đang bắn phá Stepanakert bằng các hệ thống pháo phản lực phóng loạt Polonez và Smerch", Avia-pro cho biết.
Hậu quả của cuộc pháo kích vào lãnh thổ NKR đã dẫn đến sự tàn phá theo đánh giá là rất nghiêm trọng, có thể làm phát sinh các vấn đề chính trị lớn giữa Armenia và Belarus trong Tổ chức CSTO.
Được biết Polonez là một tổ hợp pháo phản lực dẫn đường cỡ 300 mm được Belarus sản xuất dựa theo nguyên mẫu A200 của Trung Quốc mà nước này mua công nghệ chế tạo.
Hệ thống Polonez được công khai lần đầu vào năm 2015, nó sử dụng khung gầm xe tải việt dã MZKT-7930 8x8, trên đó lắp 2 cụm 4 ống phóng đạn tên lửa có chiều dài 7,26 m và trọng lượng 750 kg (đầu đạn nặng 150 kg).
Tầm bắn của Polonez vươn tới cự ly 200 km, độ sai lệch 30 - 50 m. Ngoài ra tổ hợp này còn có thể mang theo 2 container cỡ lớn tương thích tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 (cũng do Trung Quốc phát triển).
Tên lửa M20 có tầm bắn 280 km, mang theo đầu đạn nặng 480 kg để phù hợp với Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa MTCR, tuy nhiên với tiềm lực khoa học kỹ thuật của Belarus thì họ có thể dễ dàng nối dài cự ly cho nó.
Chưa dừng lại ở đó, quân đội Belarus đã đưa vào trang bị biến thể nâng cấp của Polonez có tên gọi Polonez-M, đây chính là phiên bản sản xuất tại chỗ theo giấy phép dựa trên pháo phản lực A300 của Trung Quốc.
Mặc dù không có nhiều khác biệt về hình dáng nhưng nhờ tối ưu hóa động cơ cũng như thuốc phóng mà tầm bắn của Polonez-M đã lên tới 300 km, vòng tròn sai số giảm xuống chỉ còn 10 m trong khi trọng lượng đầu đạn vẫn được giữ ở mức 150 kg.