Máy bay không người lái (UAV) vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành mặt hàng bán chạy, sau khi đã thể hiện được khả năng trên chiến trường, thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên còn xuất khẩu được UAV TB-2 cho các nước châu Âu.Ba Lan trở thành quốc gia thành viên NATO đầu tiên đặt hàng UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này đã đặt mua 24 UAV TB-2 được trang bị tên lửa chống tăng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Blaszak tuyên bố, lý do nước này chọn UAV TB-2, vì nó đã chứng tỏ được tính năng trong chiến đấu.Ukraine cũng mua TB-2 cho hải quân nước này, để làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đen. TB-2 cũng là máy bay quân sự mới duy nhất, được Ukraine mua trong vòng 30 năm, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bán loại máy bay không người lái TB-2 cho cả hai nước.Các nước châu Âu khác cũng bày tỏ quan tâm đến việc mua UAV TB-2, hoặc các UAV khác được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay sau khi Ba Lan mua TB-2, Latvia, một quốc gia thành viên NATO khác, cho biết họ quan tâm đến việc mua UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Albania cũng đã phân bổ khoảng 9,7 triệu USD để mua UAV của Thổ Nhĩ Kỳ.Sau khi UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thành tích rất tốt tại ba chiến trường (Syria, Lybia và Nagorno-Karabakh) vào năm ngoái, sự quan tâm của các quốc gia đối với TB-2 đã tăng lên từng ngày.Vào tháng 2 năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã lần đầu sử dụng số lượng lớn UAV TB-2 trong cuộc xung đột ở tỉnh Idlib của Syria và sử dụng đạn siêu nhỏ thông minh dẫn đường chính xác, để tiêu diệt lực lượng mặt đất của quân đội và dân quân Syria.UAV TB-2 được triển khai ở Libya, cũng đóng một vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ là Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNA) đẩy lùi cuộc bao vây của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) và mở các cuộc phản công.Các UAV TB-2 tại Lybia cũng đã phá hủy thành công hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất, mà Quân đội Quốc gia Libya trang bị. Tiếp sau đó, trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh từ ngày 27/9 đến ngày 10/11/2020, quân đội Azerbaijan đã sử dụng UAV TB-2 để tiêu diệt các lực lượng mặt đất của Armenia.Mặc dù UAV TB-2 cũng đã bị bắn hạ ở cả 3 chiến trường trên, nhưng do giá thành của loại UAV này, rẻ hơn các UAV khác trên thị trường quốc tế, nên nó có thể chịu được một tỷ lệ tổn thất đáng kể.Quan điểm này đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh Ben Wallace đưa ra. Ông nói rằng, TB-2 và vũ khí đi kèm của nó tương đối tiên tiến và giá thành rất rẻ; điều đó có nghĩa là các chỉ huy quân đội, có thể chịu được một số thiệt hại của UAV; đồng thời có thể gây cho đối phương những thiệt hại nặng nề.Giá thành chắc chắn là một yếu tố quan trọng để UAV của Thổ Nhĩ Kỳ thu hút nhiều khách hàng hơn. Ismail Demir, Chủ tịch ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh về giá thành rẻ của TB-2. Ông nói rằng, nếu UAV ở các nước khác có khả năng tương tự như của chúng tôi, giá ít nhất sẽ gấp đôi.Tuyên bố của Demir không phải là cường điệu, giá trung bình của một chiếc TB-2 là từ 1 triệu đến 2 USD, thấp hơn rất nhiều so với UAV MQ-9 Sea Guardian, mới được quân đội Anh mua từ General Atomics; đơn giá của loại UAV này cao tới gần 20 triệu USD.Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng UAV của họ có thể đưa họ trở thành “nhà xuất khẩu lớn” của những loại vũ khí như vậy, do khả năng thực chiến tuyệt vời của UAV TB-2 trong chiến đấu và giá cả thấp; nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn một chặng đường dài phía trước, khi phải cạnh tranh khốc liệt với Mỹ, Trung Quốc và Israel.Nếu so với Mỹ, Trung Quốc và Israel, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ là nhà sản xuất “nhỏ lẻ” trên thị trường quốc tế về máy bay tấn công không người lái. Các quốc gia như Mỹ và Israel xuất khẩu nhiều UAV hơn và có công nghệ tiên tiến hơn Thổ Nhĩ Kỳ; còn Trung Quốc như thường lệ, có giá còn rẻ hơn nhiều lần.Do ký hiệp định kiểm soát UAV, nên ngoài một số đồng minh thân cận, Mỹ vẫn chưa bán UAV vũ trang cho hầu hết các quốc gia. Nhưng tình hình này đã bắt đầu thay đổi. Dưới thời chính quyền Trump, Mỹ đã nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu UAV có vũ trang.Trung Quốc đã thành công trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu đáng kể cho UAV vũ trang của họ, thậm chí bán UAV cho UAE và các đồng minh khác của Mỹ. Nga cũng bắt đầu chen chân vào thị trường UAV, nhưng chắc phải một số năm nữa.Mỹ gần đây đã ký một hợp đồng lớn với UAE, để bán 18 máy bay không người lái MQ-9 Reaper. Trong tương lai gần, Washington cũng có thể bán các máy bay không người lái vũ trang tiên tiến của mình, cho nhiều quốc gia.Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể mở ra một thị trường đáng kể cho xuất khẩu máy bay không người lái của họ, bằng cách liên tục cải thiện hiệu suất của các máy bay không người lái và giảm chi phí.Đặc biệt là đối với những quốc gia có nhu cầu, nhưng không có đủ khả năng mua sắm các UAV cao cấp hơn của Mỹ, và UAV của Thổ Nhĩ Kỳ là lựa chọn phù hợp cả về chất lượng và giá cả so với UAV của Mỹ và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Foxtrot. Các UAV rẻ tiền của Armenia hoạt động cực kỳ hiệu quả trong cuộc xung đột giữa nước này với Azerbaijan.
Máy bay không người lái (UAV) vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành mặt hàng bán chạy, sau khi đã thể hiện được khả năng trên chiến trường, thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên còn xuất khẩu được UAV TB-2 cho các nước châu Âu.
Ba Lan trở thành quốc gia thành viên NATO đầu tiên đặt hàng UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này đã đặt mua 24 UAV TB-2 được trang bị tên lửa chống tăng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Blaszak tuyên bố, lý do nước này chọn UAV TB-2, vì nó đã chứng tỏ được tính năng trong chiến đấu.
Ukraine cũng mua TB-2 cho hải quân nước này, để làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đen. TB-2 cũng là máy bay quân sự mới duy nhất, được Ukraine mua trong vòng 30 năm, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bán loại máy bay không người lái TB-2 cho cả hai nước.
Các nước châu Âu khác cũng bày tỏ quan tâm đến việc mua UAV TB-2, hoặc các UAV khác được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay sau khi Ba Lan mua TB-2, Latvia, một quốc gia thành viên NATO khác, cho biết họ quan tâm đến việc mua UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Albania cũng đã phân bổ khoảng 9,7 triệu USD để mua UAV của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau khi UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thành tích rất tốt tại ba chiến trường (Syria, Lybia và Nagorno-Karabakh) vào năm ngoái, sự quan tâm của các quốc gia đối với TB-2 đã tăng lên từng ngày.
Vào tháng 2 năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã lần đầu sử dụng số lượng lớn UAV TB-2 trong cuộc xung đột ở tỉnh Idlib của Syria và sử dụng đạn siêu nhỏ thông minh dẫn đường chính xác, để tiêu diệt lực lượng mặt đất của quân đội và dân quân Syria.
UAV TB-2 được triển khai ở Libya, cũng đóng một vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ là Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNA) đẩy lùi cuộc bao vây của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) và mở các cuộc phản công.
Các UAV TB-2 tại Lybia cũng đã phá hủy thành công hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất, mà Quân đội Quốc gia Libya trang bị. Tiếp sau đó, trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh từ ngày 27/9 đến ngày 10/11/2020, quân đội Azerbaijan đã sử dụng UAV TB-2 để tiêu diệt các lực lượng mặt đất của Armenia.
Mặc dù UAV TB-2 cũng đã bị bắn hạ ở cả 3 chiến trường trên, nhưng do giá thành của loại UAV này, rẻ hơn các UAV khác trên thị trường quốc tế, nên nó có thể chịu được một tỷ lệ tổn thất đáng kể.
Quan điểm này đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh Ben Wallace đưa ra. Ông nói rằng, TB-2 và vũ khí đi kèm của nó tương đối tiên tiến và giá thành rất rẻ; điều đó có nghĩa là các chỉ huy quân đội, có thể chịu được một số thiệt hại của UAV; đồng thời có thể gây cho đối phương những thiệt hại nặng nề.
Giá thành chắc chắn là một yếu tố quan trọng để UAV của Thổ Nhĩ Kỳ thu hút nhiều khách hàng hơn. Ismail Demir, Chủ tịch ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh về giá thành rẻ của TB-2. Ông nói rằng, nếu UAV ở các nước khác có khả năng tương tự như của chúng tôi, giá ít nhất sẽ gấp đôi.
Tuyên bố của Demir không phải là cường điệu, giá trung bình của một chiếc TB-2 là từ 1 triệu đến 2 USD, thấp hơn rất nhiều so với UAV MQ-9 Sea Guardian, mới được quân đội Anh mua từ General Atomics; đơn giá của loại UAV này cao tới gần 20 triệu USD.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng UAV của họ có thể đưa họ trở thành “nhà xuất khẩu lớn” của những loại vũ khí như vậy, do khả năng thực chiến tuyệt vời của UAV TB-2 trong chiến đấu và giá cả thấp; nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn một chặng đường dài phía trước, khi phải cạnh tranh khốc liệt với Mỹ, Trung Quốc và Israel.
Nếu so với Mỹ, Trung Quốc và Israel, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ là nhà sản xuất “nhỏ lẻ” trên thị trường quốc tế về máy bay tấn công không người lái. Các quốc gia như Mỹ và Israel xuất khẩu nhiều UAV hơn và có công nghệ tiên tiến hơn Thổ Nhĩ Kỳ; còn Trung Quốc như thường lệ, có giá còn rẻ hơn nhiều lần.
Do ký hiệp định kiểm soát UAV, nên ngoài một số đồng minh thân cận, Mỹ vẫn chưa bán UAV vũ trang cho hầu hết các quốc gia. Nhưng tình hình này đã bắt đầu thay đổi. Dưới thời chính quyền Trump, Mỹ đã nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu UAV có vũ trang.
Trung Quốc đã thành công trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu đáng kể cho UAV vũ trang của họ, thậm chí bán UAV cho UAE và các đồng minh khác của Mỹ. Nga cũng bắt đầu chen chân vào thị trường UAV, nhưng chắc phải một số năm nữa.
Mỹ gần đây đã ký một hợp đồng lớn với UAE, để bán 18 máy bay không người lái MQ-9 Reaper. Trong tương lai gần, Washington cũng có thể bán các máy bay không người lái vũ trang tiên tiến của mình, cho nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể mở ra một thị trường đáng kể cho xuất khẩu máy bay không người lái của họ, bằng cách liên tục cải thiện hiệu suất của các máy bay không người lái và giảm chi phí.
Đặc biệt là đối với những quốc gia có nhu cầu, nhưng không có đủ khả năng mua sắm các UAV cao cấp hơn của Mỹ, và UAV của Thổ Nhĩ Kỳ là lựa chọn phù hợp cả về chất lượng và giá cả so với UAV của Mỹ và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Foxtrot.
Các UAV rẻ tiền của Armenia hoạt động cực kỳ hiệu quả trong cuộc xung đột giữa nước này với Azerbaijan.