Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang tích cực tăng cường sức mạnh quân sự của mình, Tổng thống Erdogan có ý định khôi phục hào quang của Đế chế Otoman không chỉ với quân đội mạnh thứ hai trong NATO, mà còn bằng một lực lượng hải quân hiện đại.Hạm đội viễn dương sẽ tạo cơ hội tối đa cho Ankara "phóng chiếu" ý chí địa chính trị của mình vào đúng địa điểm trên bản đồ. Về điều này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng hàng không mẫu hạm của riêng mình, đã là chiếc thứ hai liên tiếp.Do chính sách đối ngoại cứng rắn của mình , "Sultan" Erdogan đã có thêm nhiều "kẻ thù" ở Đông Địa Trung Hải và quan hệ với Nga phức tạp nghiêm trọng trên Biển Đen. Để ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng, Ankara đang tích cực xây dựng đội tàu chiến của mình.Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đã làm chủ công nghệ chế tạo tàu ngầm tấn công diesel-điện sử dụng động cơ đẩy độc lập với không khí (AIP) Type 214 do Đức thiết kế, Ankara dự định đóng tới 20 chiếc, mang lại cho họ ưu thế áp đảo dưới lòng Biển Đen.Nhưng tham vọng "Đế chế Otoman" của Ankara phải tập trung vào việc đóng tàu sân bay, họ không thể thiếu phương tiện tác chiến nói trên, Tổng thống Erdogan đã công khai nói về điều này từ năm 2016."Sau khi chế tạo tàu đổ bộ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng tàu sân bay nội địa. Và chúng tôi sẽ xây dựng nó. Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có hàng không mẫu hạm riêng. Chúng tôi sẽ đạt được điều này. Không có chướng ngại vật trên đường đi".Hiện tại, thực chất Thổ Nhĩ Kỳ đã có tàu sân bay hạng nhẹ của riêng mình, đây là "tàu đổ bộ tấn công" đa năng lớp Anadolu như ông Erdogan gọi nó. Về mặt kỹ thuật, đây là bản sao từ chiếc "Juan Carlos I" của Tây Ban Nha.Về mặt ý tưởng, Anadolu gần giống với các tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp của Mỹ. Lượng choán nước của tàu sân bay hạng nhẹ Thổ Nhĩ Kỳ là 27,7 nghìn tấn. Nó có thể chứa 12 tiêm kích F-35 và 12 trực thăng vận tải NH90, cũng như các UAV Anka hoặc Bayraktar.Với chức năng của một tàu đổ bộ tấn công đích thực, chiếc Anadolu có khả năng mang theo tới 500 lính thủy đánh bộ, cũng như 46 xe tăng hoặc 77 đơn vị xe bọc thép bánh lốp. Con tàu trên được ra mắt vào năm 2019.Chiếc chiến hạm này đích thị là một công cụ để "phóng chiếu" quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ sang tới Libya hoặc trên các đảo tranh chấp với Hy Lạp, hoặc ở một nơi nào khác trên Biển Đen.Theo giấy tờ, do không phải tàu sân bay mà là một tàu bổ bộ, chiếc Anadolu có thể dễ dàng vượt qua eo biển Dardanelles và Bosphorus. Tuy nhiên sắp tới một tàu sân bay chính thức đã được lên kế hoạch.Giới chuyên môn vẫn chưa biết nó sẽ được xây dựng theo phương án nào, với động cơ nào và loại máy bay nào sẽ được triển khai trên đó. Sau khi bị loại khỏi chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ đang hy vọng những khó khăn có thể được giải quyết dưới thời chính quyền mới ở Washington.Có thể Mỹ hoặc Anh sẽ giúp Ankara đóng tàu sân bay chính thức của họ. Tham vọng ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải đang khiến nhiều người căng thẳng, nhưng rõ ràng NATO sẽ không bận tâm nếu đồng minh của họ có tàu sân bay ở Biển Đen để kiềm chế Nga.Tổng thống Erdogan có thể được giúp đỡ bằng việc xây dựng kênh tránh Istanbul để vượt qua hạn chế của Công ước Montreux đối với sự ra vào của các tàu lớp này, động thái trên sẽ gây ra thách thức nghiêm trọng cho Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang tích cực tăng cường sức mạnh quân sự của mình, Tổng thống Erdogan có ý định khôi phục hào quang của Đế chế Otoman không chỉ với quân đội mạnh thứ hai trong NATO, mà còn bằng một lực lượng hải quân hiện đại.
Hạm đội viễn dương sẽ tạo cơ hội tối đa cho Ankara "phóng chiếu" ý chí địa chính trị của mình vào đúng địa điểm trên bản đồ. Về điều này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng hàng không mẫu hạm của riêng mình, đã là chiếc thứ hai liên tiếp.
Do chính sách đối ngoại cứng rắn của mình , "Sultan" Erdogan đã có thêm nhiều "kẻ thù" ở Đông Địa Trung Hải và quan hệ với Nga phức tạp nghiêm trọng trên Biển Đen. Để ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng, Ankara đang tích cực xây dựng đội tàu chiến của mình.
Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đã làm chủ công nghệ chế tạo tàu ngầm tấn công diesel-điện sử dụng động cơ đẩy độc lập với không khí (AIP) Type 214 do Đức thiết kế, Ankara dự định đóng tới 20 chiếc, mang lại cho họ ưu thế áp đảo dưới lòng Biển Đen.
Nhưng tham vọng "Đế chế Otoman" của Ankara phải tập trung vào việc đóng tàu sân bay, họ không thể thiếu phương tiện tác chiến nói trên, Tổng thống Erdogan đã công khai nói về điều này từ năm 2016.
"Sau khi chế tạo tàu đổ bộ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng tàu sân bay nội địa. Và chúng tôi sẽ xây dựng nó. Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có hàng không mẫu hạm riêng. Chúng tôi sẽ đạt được điều này. Không có chướng ngại vật trên đường đi".
Hiện tại, thực chất Thổ Nhĩ Kỳ đã có tàu sân bay hạng nhẹ của riêng mình, đây là "tàu đổ bộ tấn công" đa năng lớp Anadolu như ông Erdogan gọi nó. Về mặt kỹ thuật, đây là bản sao từ chiếc "Juan Carlos I" của Tây Ban Nha.
Về mặt ý tưởng, Anadolu gần giống với các tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp của Mỹ. Lượng choán nước của tàu sân bay hạng nhẹ Thổ Nhĩ Kỳ là 27,7 nghìn tấn. Nó có thể chứa 12 tiêm kích F-35 và 12 trực thăng vận tải NH90, cũng như các UAV Anka hoặc Bayraktar.
Với chức năng của một tàu đổ bộ tấn công đích thực, chiếc Anadolu có khả năng mang theo tới 500 lính thủy đánh bộ, cũng như 46 xe tăng hoặc 77 đơn vị xe bọc thép bánh lốp. Con tàu trên được ra mắt vào năm 2019.
Chiếc chiến hạm này đích thị là một công cụ để "phóng chiếu" quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ sang tới Libya hoặc trên các đảo tranh chấp với Hy Lạp, hoặc ở một nơi nào khác trên Biển Đen.
Theo giấy tờ, do không phải tàu sân bay mà là một tàu bổ bộ, chiếc Anadolu có thể dễ dàng vượt qua eo biển Dardanelles và Bosphorus. Tuy nhiên sắp tới một tàu sân bay chính thức đã được lên kế hoạch.
Giới chuyên môn vẫn chưa biết nó sẽ được xây dựng theo phương án nào, với động cơ nào và loại máy bay nào sẽ được triển khai trên đó. Sau khi bị loại khỏi chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ đang hy vọng những khó khăn có thể được giải quyết dưới thời chính quyền mới ở Washington.
Có thể Mỹ hoặc Anh sẽ giúp Ankara đóng tàu sân bay chính thức của họ. Tham vọng ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải đang khiến nhiều người căng thẳng, nhưng rõ ràng NATO sẽ không bận tâm nếu đồng minh của họ có tàu sân bay ở Biển Đen để kiềm chế Nga.
Tổng thống Erdogan có thể được giúp đỡ bằng việc xây dựng kênh tránh Istanbul để vượt qua hạn chế của Công ước Montreux đối với sự ra vào của các tàu lớp này, động thái trên sẽ gây ra thách thức nghiêm trọng cho Nga.