Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Nga ông Sergey Shoigu vừa rồi có chuyến thăm nhà máy chế tạo máy bay ném bom chiến lược tại một địa điểm không được tiết lộ. Nguồn ảnh: Sina.Nhà máy này được cho là nơi đang thực hiện nâng cấp các máy bay ném bom Tu-160. Nguồn ảnh: RIA NovostiHiện Không quân Nga được ghi nhận là trang bị 16 máy bay ném bom Tu-160, hầu hết biên chế tại Trung đoàn không quân ném bom hạng nặng cận vệ 121 ở Engels/Saratov. Nguồn ảnh: RIA NovostiTính đến năm 2015, người ta ghi nhận là Không quân Nga chỉ có 11 chiếc biên chế, số còn lại đang được đem đi nâng cấp kéo dài thời gian sử dụng. Nguồn ảnh: RIA NovostiDù được cải tiến với nhiều công nghệ mới nhưng xét về tổng thể, chiếc Tu-160 vẫn mang trong mình kiểu thiết kế mang tính "cổ điển" từ thời Liên Xô với rất nhiều chi tiết "thừa" bên trong khoang lái. Ví dụ như hệ thống đồng hồ vẫn sử dụng loại cơ học thay vì sử dụng đồng hồ hiển thị trên màn hình điện tử như trong các máy bay hiện đại ra đời sau này. Nguồn ảnh: RIA NovostiHai chiếc Tu-160 đang cùng nằm trong xưởng nhà máy. Mặc dù có giá thành sản xuất và chi phí vận hành cực kỳ đắt đỏ tuy nhiên những chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa vẫn là một phần không thể thiếu trong biên chế lực lượng của các cường quốc quân sự. Nguồn ảnh: RIA NovostiHai công nhân đang làm việc bên cạnh cơ cấu khớp kéo "cánh cụp, cánh xòe" của chiếc Tu-160. Cơ chế cánh cụp cánh xòe giúp máy bay đạt được trọng lượng cất cánh lớn hơn và khoảng cách bay cũng như vận tốc cao hơn so với các loại cánh bằng đơn thuần. Tuy nhiên nó cũng khiến việc bảo dưỡng trở nên khó khăn hơn và cũng là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ sử dụng của máy bay. Nguồn ảnh: RIA NovostiTu-160 cũng được trang bị hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, tuy nhiên rất hiếm khi chiếc máy bay này được sử dụng để bay "hết tầm" vì lượng nhiên liệu nó có khả năng mang theo lên tới 130 tấn cung cấp tầm hoạt động tối đa lên tới 15 giờ. Nguồn ảnh: RIA NovostiMặc dù được thiết kế để giảm khả năng bị cả rada và các hệ thống hồng ngoại đối phương phát hiện nhưng Tu-160 lại không phải là một máy bay tàng hình. Theo thông số kỹ thuật thì khi cụp cánh hết cỡ chiếc Tu-160 có diện tích phản hồi rada nhỏ hơn chiếc B-1B của Mỹ. Thậm chí vào ngày 25/4/2006 phía Nga còn khẳng định chiếc Tu-160 có khả năng xâm nhập vào vùng trời Bắc Mỹ mà không bị phát hiện khiến cả NATO "phát hoảng" phải tổ chức một cuộc điều tra diện rộng tìm hiểu xem có thực sự một chiếc Tu-160 đã "ghé thăm" Bắc Mỹ hay lời khẳng định từ phía Nga là dựa trên lí thuyết. Nguồn ảnh: RIA NovostiPhần đuôi máy bay khổng lồ của chiếc Tu-160 đang trong giai đoạn hoàn thiện, trên tường là hình ảnh về chiếc Tu-22M chụp năm 1969 (bên trái) và Tu-160 chụp năm 1984 (bên phải). Nguồn ảnh: RIA NovostiTháng 4/2015, Bộ trưởng Shoigu tuyên bố rằng nước này đang xem xét kế hoạch tái sản xuất máy bay ném bom Tu-160. Đến tháng 5/2015, TASS dẫn nguồn tin riêng cho hay Không quân Nga muốn mua ít nhất 50 chiếc Tu-160, dây chuyền sản xuất sẽ được tái lập tại nhà máy hàng không Kazan. Nguồn ảnh: RIA Novosti
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Nga ông Sergey Shoigu vừa rồi có chuyến thăm nhà máy chế tạo máy bay ném bom chiến lược tại một địa điểm không được tiết lộ. Nguồn ảnh: Sina.
Nhà máy này được cho là nơi đang thực hiện nâng cấp các máy bay ném bom Tu-160. Nguồn ảnh: RIA Novosti
Hiện Không quân Nga được ghi nhận là trang bị 16 máy bay ném bom Tu-160, hầu hết biên chế tại Trung đoàn không quân ném bom hạng nặng cận vệ 121 ở Engels/Saratov. Nguồn ảnh: RIA Novosti
Tính đến năm 2015, người ta ghi nhận là Không quân Nga chỉ có 11 chiếc biên chế, số còn lại đang được đem đi nâng cấp kéo dài thời gian sử dụng. Nguồn ảnh: RIA Novosti
Dù được cải tiến với nhiều công nghệ mới nhưng xét về tổng thể, chiếc Tu-160 vẫn mang trong mình kiểu thiết kế mang tính "cổ điển" từ thời Liên Xô với rất nhiều chi tiết "thừa" bên trong khoang lái. Ví dụ như hệ thống đồng hồ vẫn sử dụng loại cơ học thay vì sử dụng đồng hồ hiển thị trên màn hình điện tử như trong các máy bay hiện đại ra đời sau này. Nguồn ảnh: RIA Novosti
Hai chiếc Tu-160 đang cùng nằm trong xưởng nhà máy. Mặc dù có giá thành sản xuất và chi phí vận hành cực kỳ đắt đỏ tuy nhiên những chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa vẫn là một phần không thể thiếu trong biên chế lực lượng của các cường quốc quân sự. Nguồn ảnh: RIA Novosti
Hai công nhân đang làm việc bên cạnh cơ cấu khớp kéo "cánh cụp, cánh xòe" của chiếc Tu-160. Cơ chế cánh cụp cánh xòe giúp máy bay đạt được trọng lượng cất cánh lớn hơn và khoảng cách bay cũng như vận tốc cao hơn so với các loại cánh bằng đơn thuần. Tuy nhiên nó cũng khiến việc bảo dưỡng trở nên khó khăn hơn và cũng là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ sử dụng của máy bay. Nguồn ảnh: RIA Novosti
Tu-160 cũng được trang bị hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, tuy nhiên rất hiếm khi chiếc máy bay này được sử dụng để bay "hết tầm" vì lượng nhiên liệu nó có khả năng mang theo lên tới 130 tấn cung cấp tầm hoạt động tối đa lên tới 15 giờ. Nguồn ảnh: RIA Novosti
Mặc dù được thiết kế để giảm khả năng bị cả rada và các hệ thống hồng ngoại đối phương phát hiện nhưng Tu-160 lại không phải là một máy bay tàng hình. Theo thông số kỹ thuật thì khi cụp cánh hết cỡ chiếc Tu-160 có diện tích phản hồi rada nhỏ hơn chiếc B-1B của Mỹ. Thậm chí vào ngày 25/4/2006 phía Nga còn khẳng định chiếc Tu-160 có khả năng xâm nhập vào vùng trời Bắc Mỹ mà không bị phát hiện khiến cả NATO "phát hoảng" phải tổ chức một cuộc điều tra diện rộng tìm hiểu xem có thực sự một chiếc Tu-160 đã "ghé thăm" Bắc Mỹ hay lời khẳng định từ phía Nga là dựa trên lí thuyết. Nguồn ảnh: RIA Novosti
Phần đuôi máy bay khổng lồ của chiếc Tu-160 đang trong giai đoạn hoàn thiện, trên tường là hình ảnh về chiếc Tu-22M chụp năm 1969 (bên trái) và Tu-160 chụp năm 1984 (bên phải). Nguồn ảnh: RIA Novosti
Tháng 4/2015, Bộ trưởng Shoigu tuyên bố rằng nước này đang xem xét kế hoạch tái sản xuất máy bay ném bom Tu-160. Đến tháng 5/2015, TASS dẫn nguồn tin riêng cho hay Không quân Nga muốn mua ít nhất 50 chiếc Tu-160, dây chuyền sản xuất sẽ được tái lập tại nhà máy hàng không Kazan. Nguồn ảnh: RIA Novosti