Trong suốt Thế chiến thứ 1 các bên tham chiến đã tung rất nhiều chiến dịch nhằm phá vỡ thế cân bằng, tuy nhiên gần như không có bất cứ một chiến dịch nào thực sự thành công khi cuộc chiến này vẫn ở thế giằng co tới tận khi... kết thúc. Nguồn ảnh: TA.Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Phe hiệp ước với các nước đứng đầu là Anh, Pháp, Mỹ đã có thương vong lên tới 22,4 triệu người, trong đó có khoảng 12 triệu người bị thương, 4 triệu người mất tích. Nguồn ảnh: TA.Đổi lại, Liên Minh Trung Tâm với Đức, Áo - Hung dẫn đầu có thương vong tổng công khoảng 16,4 triệu người, trong đó có 3,6 triệu lính mất tích và 8,3 triệu lính bị thương. Nguồn ảnh: TA.Do cuộc chiến quá bế tắc, vũ khí hoá học đã được các bên ném vào nhau nhằm lật đổ thế cân bằng. Nguồn ảnh: TA.Mặc dù vậy vũ khí hoá học chỉ tạo được chút ít ưu thế ban đầu do yếu tố bất ngờ. Ngay khi các bên có sự phòng vệ với việc trang bị mặt nạ phòng độc cho binh lính, vũ khí hoá học đã không còn là yếu tố quá nguy hiểm trên chiến trường. Nguồn ảnh: TA.Nhiều sử gia đồng ý rằng, dịch cúm Tây Ban Nha chính là một trong những nguyên nhân khiến Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc sớm hơn. Dù rằng khi đó các bên tham chiến đều còn dư dả khí tài chiến tranh nhưng lại thiệt hại quá nặng về người do... cúm. Nguồn ảnh: TA.Dịch cúm Tây Ban Nha được cho là bắt nguồn từ Pháp, lây lan ra khắp châu Âu và sau đó là bành trướng ra cả thế giới. Tuy nhiên các bên tham chiến đều giấu nhẹm thông tin quốc gia mình bùng phát dịch cúm, chỉ có Tây Ban Nha - một nước trung lập thông tin chi tiết về dịch cúm của nước này nên nó được gọi là Cúm Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: TA.Ước tính có khoảng từ 50 tới 100 triệu người trên khắp thế giới đã tử vong do cúm Tây Ban Nha, chỉ tính riêng trong năm 1918 ở Anh đã có 250.000 người thiệt mạng, 676.000 người tử vong ở Mỹ, 400.000 người ở Nhật, 1,8 triệu người Ấn Độ,... Nguồn ảnh: TA.Thiệt hại nhân mạng quá lớn và quá nhanh khiến các bên tham chiến buộc phải dừng cuộc thế chiến này. Tuy nhiên do các điều khoản hết sức phi lý được phe hiệp ước đưa ra trong Hiệp định Versailles, Chiến tranh Thế giới thứ hai đã nổ ra sau này như một hệ quả có thể thấy trước. Nguồn ảnh: TA.Hàng loạt các loại vũ khí mới cũng được ra đời trong cuộc đại chiến này nhằm tạo ra được lợi thế trên chiến trường. Nguồn ảnh: TA.Có thể kể ra các loại vũ khí mới được các bên chế tạo ra trong thời gian này như Vũ khí hoá học, súng máy, máy bay, tàu ngầm và đặc biệt là xe tăng. Nguồn ảnh: TA.Tuy nhiên do các cường quốc tham chiến có trình độ khoa học kỹ thuật tương đương nhau nên mọi loại vũ khí mới này ngay lập tức được các bên sao chép lẫn nhau, thành ra không có bất cứ lợi thế nào được tạo ra. Nguồn ảnh: TA.Một bãi chiến trường ở mặt trận Bỉ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Nguồn ảnh: TA.Giao thông hào dày đặc ở mặt trận phía Tây trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Các bên tham chiến đã thực hiện cuộc chiến tranh chiến hào tốn thời gian, khó khăn và bẩn thịu (theo mọi nghĩa) nhất trong lịch sử nhân loại. Nguồn ảnh: TA.Lính Đức với mặt nạ phòng độc tiến công xuyên qua làn khói độc. Nguồn ảnh: TA.Những người lính Anh và lính Mỹ trở về nhà sau cuộc Đại Chiến. Nguồn ảnh: TA. Mời độc giả xem Video: Khinh khí cầu trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Trong suốt Thế chiến thứ 1 các bên tham chiến đã tung rất nhiều chiến dịch nhằm phá vỡ thế cân bằng, tuy nhiên gần như không có bất cứ một chiến dịch nào thực sự thành công khi cuộc chiến này vẫn ở thế giằng co tới tận khi... kết thúc. Nguồn ảnh: TA.
Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Phe hiệp ước với các nước đứng đầu là Anh, Pháp, Mỹ đã có thương vong lên tới 22,4 triệu người, trong đó có khoảng 12 triệu người bị thương, 4 triệu người mất tích. Nguồn ảnh: TA.
Đổi lại, Liên Minh Trung Tâm với Đức, Áo - Hung dẫn đầu có thương vong tổng công khoảng 16,4 triệu người, trong đó có 3,6 triệu lính mất tích và 8,3 triệu lính bị thương. Nguồn ảnh: TA.
Do cuộc chiến quá bế tắc, vũ khí hoá học đã được các bên ném vào nhau nhằm lật đổ thế cân bằng. Nguồn ảnh: TA.
Mặc dù vậy vũ khí hoá học chỉ tạo được chút ít ưu thế ban đầu do yếu tố bất ngờ. Ngay khi các bên có sự phòng vệ với việc trang bị mặt nạ phòng độc cho binh lính, vũ khí hoá học đã không còn là yếu tố quá nguy hiểm trên chiến trường. Nguồn ảnh: TA.
Nhiều sử gia đồng ý rằng, dịch cúm Tây Ban Nha chính là một trong những nguyên nhân khiến Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc sớm hơn. Dù rằng khi đó các bên tham chiến đều còn dư dả khí tài chiến tranh nhưng lại thiệt hại quá nặng về người do... cúm. Nguồn ảnh: TA.
Dịch cúm Tây Ban Nha được cho là bắt nguồn từ Pháp, lây lan ra khắp châu Âu và sau đó là bành trướng ra cả thế giới. Tuy nhiên các bên tham chiến đều giấu nhẹm thông tin quốc gia mình bùng phát dịch cúm, chỉ có Tây Ban Nha - một nước trung lập thông tin chi tiết về dịch cúm của nước này nên nó được gọi là Cúm Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: TA.
Ước tính có khoảng từ 50 tới 100 triệu người trên khắp thế giới đã tử vong do cúm Tây Ban Nha, chỉ tính riêng trong năm 1918 ở Anh đã có 250.000 người thiệt mạng, 676.000 người tử vong ở Mỹ, 400.000 người ở Nhật, 1,8 triệu người Ấn Độ,... Nguồn ảnh: TA.
Thiệt hại nhân mạng quá lớn và quá nhanh khiến các bên tham chiến buộc phải dừng cuộc thế chiến này. Tuy nhiên do các điều khoản hết sức phi lý được phe hiệp ước đưa ra trong Hiệp định Versailles, Chiến tranh Thế giới thứ hai đã nổ ra sau này như một hệ quả có thể thấy trước. Nguồn ảnh: TA.
Hàng loạt các loại vũ khí mới cũng được ra đời trong cuộc đại chiến này nhằm tạo ra được lợi thế trên chiến trường. Nguồn ảnh: TA.
Có thể kể ra các loại vũ khí mới được các bên chế tạo ra trong thời gian này như Vũ khí hoá học, súng máy, máy bay, tàu ngầm và đặc biệt là xe tăng. Nguồn ảnh: TA.
Tuy nhiên do các cường quốc tham chiến có trình độ khoa học kỹ thuật tương đương nhau nên mọi loại vũ khí mới này ngay lập tức được các bên sao chép lẫn nhau, thành ra không có bất cứ lợi thế nào được tạo ra. Nguồn ảnh: TA.
Một bãi chiến trường ở mặt trận Bỉ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Nguồn ảnh: TA.
Giao thông hào dày đặc ở mặt trận phía Tây trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Các bên tham chiến đã thực hiện cuộc chiến tranh chiến hào tốn thời gian, khó khăn và bẩn thịu (theo mọi nghĩa) nhất trong lịch sử nhân loại. Nguồn ảnh: TA.
Lính Đức với mặt nạ phòng độc tiến công xuyên qua làn khói độc. Nguồn ảnh: TA.
Những người lính Anh và lính Mỹ trở về nhà sau cuộc Đại Chiến. Nguồn ảnh: TA.
Mời độc giả xem Video: Khinh khí cầu trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.