Nhìn vào những báo cáo của Quân đội Nga, Quân đội Ukraina chắc chắn đã bị đánh bại hoàn toàn; ngược lại, nếu theo báo cáo chiến đấu của Quân đội Ukraina, Quân đội Nga lẽ ra đã mất tác dụng chiến đấu từ lâu. Đây cũng là chuyện bình thường, đó là cuộc chiến thông tin giữa các bên, hay còn gọi là "tâm lý chiến".Vào ngày 2/3, bảy ngày sau khi cuộc chiến bùng nổ, Quân đội Nga đã tuyên bố lần một về thiệt hại của Quân đội Nga, khi có 498 binh sĩ thiệt mạng và 1.597 người bị thương. Về phía Ukraine, hơn 2.870 quân nhân thiệt mạng, gần 3.700 người bị thương và 572 người bị bắt. Đây là tuần đầu tiên của trận chiến, còn một tháng sau thì sao? Vào ngày 25/3, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố tình trạng tổn thất mới nhất: Về phía Nga, 1.351 binh sĩ thiệt mạng và 3.825 người bị thương; về phía Ukraine, 14.000 người thiệt mạng và 16.000 người bị thương. Điều này dường như rất khác so với thông tin của phía Quân đội Ukraine. Theo số liệu được quân đội Ukraine tiết lộ ngày 21/3, kể từ khi chiến tranh bùng nổ, số người chết của Quân đội Nga đã vượt quá 15.000 người; bằng 15 lần số thiệt hại của Nga công bố vào ngày 26/3.Còn thông tin của phương Tây; một thông tin trên tờ The New York Times của Mỹ ngày 16/3 dẫn nguồn của tình báo Mỹ ước tính rằng, có ít nhất 7.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Vậy thông tin nào chính xác hơn? Câu trả lời có thể rất đơn giản: không thông tin nào là chính xác.Vậy qua một tháng, những điều gì được rút ra. Thứ nhất, tổn thất của quân đội Nga đã lên tới con số hàng nghìn và Quân đội Ukraine còn bị thiệt hại với số lượng lớn hơn. Nhưng so với Quân đội Nga, mặc dù bị bị tổn thất ít hơn, nhưng tốc độ tiến quân không như kỳ vọng ban đầu.Thứ hai, theo Quân đội Ukraine, ít nhất có 6 tướng Nga đã thiệt mạng? Tất nhiên, không ai trong số này có thể được xác minh. Nếu theo nguồn tin của tình báo Mỹ, giả sử quân đội Nga bị thiệt hại hơn 7.000 người, thì tổn thất của Quân đội Nga nhiều hơn tổng số lính Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan và Iraq trong 20 năm qua. Vậy con số này cũng không đáng tin.Thứ ba, dù là ở nguồn tin nào, thì Quân đội Ukraine cũng bị tổn thất nặng nề hơn. Quân đội Nga dù có sa sút một chút trong thời gian sau đầu, nhưng họ vẫn làm chủ ưu thế trên không.Theo báo cáo từ các trận đánh của Quân đội Nga, quân đội Nga đã tiêu diệt gần hết lực lượng phòng không và không quân Ukraine, hải quân Ukraine cũng không còn.Thứ tư, Quân đội Nga đã không hoàn toàn đạt được mục tiêu của mình. Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu, trong tổng thể hoạt động của Quân đội Nga đã hoàn thành.Tuy nhiên, theo báo cáo chiến đấu của Quân đội Nga, ngay cả trong khu vực Donbass, Quân đội Nga và lực lượng dân quân thân Nga, chỉ kiểm soát 93% diện tích lãnh thổ Luhansk và 54% Donetsk. Cuộc tiến công của Nga, đã thực sự vấp phải sự kháng cự của Quân đội Ukraine.Thứ năm, là việc giao vũ khí của phương Tây thực sự bị hạn chế. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, kể từ khi bắt đầu chiến tranh, các nước phương Tây đã viện trợ cho Ukraine 109 khẩu pháo dã chiến, 3.800 tên lửa chống tăng như Javelin và 897 tên lửa phòng không như Stinger.Số liệu này khác quá xa so với hàng chục nghìn vũ khí do phương Tây công bố viện trợ cho Ukraine. Vậy lý do là gì? Có thể vũ khí của phương Tây không giao được, hoặc không thể vận chuyển được vào lãnh thổ Ukraine, khi Nga đã cảnh báo rõ: Các đoàn xe chở vũ khí là mục tiêu hợp pháp của Quân đội Nga.Vậy thực tế tình hình chung của chiến trường Ukraine hiện nay là thế nào? Hiện Quân đội Nga đã chiếm toàn bộ thành phố Kherson, về cơ bản đã mở ra hành lang phía đông từ Crimea đến Donbass, và cắt đứt mọi lối đi của Ukraine đến Biển Azov.Quân đội Nga cũng phong tỏa các thành phố quan trọng như Kyiv, Kharkov, Chernihiv, Sumy và Nikolayev; đồng thời bao vây một số thành phố mà không tiến hành giao tranh, hoặc dần dần tiến hành dọn sạch và chế áp sự chống cự của Quân đội Ukraine.Theo thông tin của Quân đội Ukraine, Quân đội Ukraine cũng đang tập hợp lực lượng để phản công; diễn biến mới nhất là tái chiếm thị trấn Makarif gần Kyiv. Nhưng các cuộc không kích của Nga vẫn tiếp tục.Diễn biến tiếp theo của cuộc xung đột là gì? Đó là các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục. Nhưng như chúng ta đều biết, những kết quả trên chiến trường, quyết định thành bại của các cuộc đàm phán; do vậy không loại trừ, chiến trường tiếp tục diễn biến ác liệt hơn.Về một số khả năng trong tháng thứ hai của cuộc xung đột; thứ nhất, quân đội Nga đang thay đổi chiến lược tấn công. Theo Bộ Quốc phòng Nga, trước sự suy yếu đáng kể về hiệu quả chiến đấu của quân đội Ukraine, phía Nga có thể tập trung sức lực cho mục tiêu chính, đó là "giải phóng hoàn toàn" Donbass.Quân đội Nga đang thu hẹp các mục tiêu tấn công, nhưng đồng thời là trận chiến khốc liệt nhất tiếp theo sẽ chủ yếu tập trung ở khu vực phía đông. Nhưng không có nghĩa là khu vực phía tây Ukraine sẽ an toàn.Thứ hai, sẽ có những trận chiến đường phố khốc liệt ở một số thành phố. Đặc biệt tại Mariupol, một thành phố quan trọng ở đông nam Ukraine, quân đội Nga trước đó đã ra tối hậu thư, yêu cầu quân đội Ukraine và tiểu đoàn Azov tự nguyện rút lui.Thứ ba, quân đội Nga sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác hơn vào miền Tây Ukraine. Theo số liệu do quân đội Nga công bố, vũ khí và đạn dược của quân đội Ukraine đang rất cần; để giúp quân đội Ukraine, phương Tây chắc chắn sẽ thông qua nhiều phương tiện, để vận chuyển vũ khí sang khu vực Miền Đông.Quân đội Nga hẳn đã duy trì cảnh giác cao độ và chắc chắn có phương án ngăn chặn "Đường mòn Zelensky", bằng cách gia tăng các cuộc không kích vào những nơi, mà quân mặt đất không thể tiếp cận.Thứ tư, cả hai bên đều đang triển khai thêm quân. Quân đội Ukraine đã ra lệnh rút các lực lượng gìn giữ hòa bình của họ ở nước ngoài về nước và phương Tây cho biết, Quân đội Nga cũng đang triển khai lại quân, từ một căn cứ quân sự ở Gruzia.Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/3 cũng tiết lộ, Tướng Alexander Chaiko, Tư lệnh Quân khu phía Đông của Nga, đã đến vị trí tiền phương của quân đội Nga cách Kyiv 30 km. Tướng ra tiền tuyến, thì không loại trừ việc quân đội Nga đang thực sự điều chỉnh hệ thống chỉ huy, để phá vỡ thế bế tắc hiện tại trên chiến trường.
Nhìn vào những báo cáo của Quân đội Nga, Quân đội Ukraina chắc chắn đã bị đánh bại hoàn toàn; ngược lại, nếu theo báo cáo chiến đấu của Quân đội Ukraina, Quân đội Nga lẽ ra đã mất tác dụng chiến đấu từ lâu. Đây cũng là chuyện bình thường, đó là cuộc chiến thông tin giữa các bên, hay còn gọi là "tâm lý chiến".
Vào ngày 2/3, bảy ngày sau khi cuộc chiến bùng nổ, Quân đội Nga đã tuyên bố lần một về thiệt hại của Quân đội Nga, khi có 498 binh sĩ thiệt mạng và 1.597 người bị thương. Về phía Ukraine, hơn 2.870 quân nhân thiệt mạng, gần 3.700 người bị thương và 572 người bị bắt.
Đây là tuần đầu tiên của trận chiến, còn một tháng sau thì sao? Vào ngày 25/3, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố tình trạng tổn thất mới nhất: Về phía Nga, 1.351 binh sĩ thiệt mạng và 3.825 người bị thương; về phía Ukraine, 14.000 người thiệt mạng và 16.000 người bị thương.
Điều này dường như rất khác so với thông tin của phía Quân đội Ukraine. Theo số liệu được quân đội Ukraine tiết lộ ngày 21/3, kể từ khi chiến tranh bùng nổ, số người chết của Quân đội Nga đã vượt quá 15.000 người; bằng 15 lần số thiệt hại của Nga công bố vào ngày 26/3.
Còn thông tin của phương Tây; một thông tin trên tờ The New York Times của Mỹ ngày 16/3 dẫn nguồn của tình báo Mỹ ước tính rằng, có ít nhất 7.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Vậy thông tin nào chính xác hơn? Câu trả lời có thể rất đơn giản: không thông tin nào là chính xác.
Vậy qua một tháng, những điều gì được rút ra. Thứ nhất, tổn thất của quân đội Nga đã lên tới con số hàng nghìn và Quân đội Ukraine còn bị thiệt hại với số lượng lớn hơn. Nhưng so với Quân đội Nga, mặc dù bị bị tổn thất ít hơn, nhưng tốc độ tiến quân không như kỳ vọng ban đầu.
Thứ hai, theo Quân đội Ukraine, ít nhất có 6 tướng Nga đã thiệt mạng? Tất nhiên, không ai trong số này có thể được xác minh.
Nếu theo nguồn tin của tình báo Mỹ, giả sử quân đội Nga bị thiệt hại hơn 7.000 người, thì tổn thất của Quân đội Nga nhiều hơn tổng số lính Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan và Iraq trong 20 năm qua. Vậy con số này cũng không đáng tin.
Thứ ba, dù là ở nguồn tin nào, thì Quân đội Ukraine cũng bị tổn thất nặng nề hơn. Quân đội Nga dù có sa sút một chút trong thời gian sau đầu, nhưng họ vẫn làm chủ ưu thế trên không.
Theo báo cáo từ các trận đánh của Quân đội Nga, quân đội Nga đã tiêu diệt gần hết lực lượng phòng không và không quân Ukraine, hải quân Ukraine cũng không còn.
Thứ tư, Quân đội Nga đã không hoàn toàn đạt được mục tiêu của mình. Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu, trong tổng thể hoạt động của Quân đội Nga đã hoàn thành.
Tuy nhiên, theo báo cáo chiến đấu của Quân đội Nga, ngay cả trong khu vực Donbass, Quân đội Nga và lực lượng dân quân thân Nga, chỉ kiểm soát 93% diện tích lãnh thổ Luhansk và 54% Donetsk. Cuộc tiến công của Nga, đã thực sự vấp phải sự kháng cự của Quân đội Ukraine.
Thứ năm, là việc giao vũ khí của phương Tây thực sự bị hạn chế. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, kể từ khi bắt đầu chiến tranh, các nước phương Tây đã viện trợ cho Ukraine 109 khẩu pháo dã chiến, 3.800 tên lửa chống tăng như Javelin và 897 tên lửa phòng không như Stinger.
Số liệu này khác quá xa so với hàng chục nghìn vũ khí do phương Tây công bố viện trợ cho Ukraine. Vậy lý do là gì? Có thể vũ khí của phương Tây không giao được, hoặc không thể vận chuyển được vào lãnh thổ Ukraine, khi Nga đã cảnh báo rõ: Các đoàn xe chở vũ khí là mục tiêu hợp pháp của Quân đội Nga.
Vậy thực tế tình hình chung của chiến trường Ukraine hiện nay là thế nào? Hiện Quân đội Nga đã chiếm toàn bộ thành phố Kherson, về cơ bản đã mở ra hành lang phía đông từ Crimea đến Donbass, và cắt đứt mọi lối đi của Ukraine đến Biển Azov.
Quân đội Nga cũng phong tỏa các thành phố quan trọng như Kyiv, Kharkov, Chernihiv, Sumy và Nikolayev; đồng thời bao vây một số thành phố mà không tiến hành giao tranh, hoặc dần dần tiến hành dọn sạch và chế áp sự chống cự của Quân đội Ukraine.
Theo thông tin của Quân đội Ukraine, Quân đội Ukraine cũng đang tập hợp lực lượng để phản công; diễn biến mới nhất là tái chiếm thị trấn Makarif gần Kyiv. Nhưng các cuộc không kích của Nga vẫn tiếp tục.
Diễn biến tiếp theo của cuộc xung đột là gì? Đó là các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục. Nhưng như chúng ta đều biết, những kết quả trên chiến trường, quyết định thành bại của các cuộc đàm phán; do vậy không loại trừ, chiến trường tiếp tục diễn biến ác liệt hơn.
Về một số khả năng trong tháng thứ hai của cuộc xung đột; thứ nhất, quân đội Nga đang thay đổi chiến lược tấn công. Theo Bộ Quốc phòng Nga, trước sự suy yếu đáng kể về hiệu quả chiến đấu của quân đội Ukraine, phía Nga có thể tập trung sức lực cho mục tiêu chính, đó là "giải phóng hoàn toàn" Donbass.
Quân đội Nga đang thu hẹp các mục tiêu tấn công, nhưng đồng thời là trận chiến khốc liệt nhất tiếp theo sẽ chủ yếu tập trung ở khu vực phía đông. Nhưng không có nghĩa là khu vực phía tây Ukraine sẽ an toàn.
Thứ hai, sẽ có những trận chiến đường phố khốc liệt ở một số thành phố. Đặc biệt tại Mariupol, một thành phố quan trọng ở đông nam Ukraine, quân đội Nga trước đó đã ra tối hậu thư, yêu cầu quân đội Ukraine và tiểu đoàn Azov tự nguyện rút lui.
Thứ ba, quân đội Nga sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác hơn vào miền Tây Ukraine. Theo số liệu do quân đội Nga công bố, vũ khí và đạn dược của quân đội Ukraine đang rất cần; để giúp quân đội Ukraine, phương Tây chắc chắn sẽ thông qua nhiều phương tiện, để vận chuyển vũ khí sang khu vực Miền Đông.
Quân đội Nga hẳn đã duy trì cảnh giác cao độ và chắc chắn có phương án ngăn chặn "Đường mòn Zelensky", bằng cách gia tăng các cuộc không kích vào những nơi, mà quân mặt đất không thể tiếp cận.
Thứ tư, cả hai bên đều đang triển khai thêm quân. Quân đội Ukraine đã ra lệnh rút các lực lượng gìn giữ hòa bình của họ ở nước ngoài về nước và phương Tây cho biết, Quân đội Nga cũng đang triển khai lại quân, từ một căn cứ quân sự ở Gruzia.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/3 cũng tiết lộ, Tướng Alexander Chaiko, Tư lệnh Quân khu phía Đông của Nga, đã đến vị trí tiền phương của quân đội Nga cách Kyiv 30 km. Tướng ra tiền tuyến, thì không loại trừ việc quân đội Nga đang thực sự điều chỉnh hệ thống chỉ huy, để phá vỡ thế bế tắc hiện tại trên chiến trường.