Mới đây, Quân đội Nga đã có một hành động chuyển hướng tiến công, khi các tàu của Hạm đội Biển Đen đã phóng hai tên lửa hành trình Kaliber, đánh chính xác vào cầu Transnistria ở thành phố cảng phía nam Odessa của Ukraine.Cầu Transnistria là cây cầu lưỡng dụng, dùng cho cả đường bộ và đường sắt đã bị sập, sau khi bị tên lửa của Nga tấn công và hiện tại không có khả năng giao thông, cũng như khắc phục nó trong tương lai gần.Trước đó tướng Minnekayev, Phó Tư lệnh Quân khu Trung tâm Nga cho biết, ngoài việc giải toả Donbass, nhiệm vụ của Quân đội Nga là giành toàn quyền kiểm soát miền nam Ukraine và nối liền hành lang tới khu vực Transnistria. Để đạt được mục tiêu này, cần phải kiểm soát Odessa.Để cụ thể hóa ý định trên, Quân đội Nga đã phóng tên lửa hành trình, phá hủy cây cầu Transnistria, đây là tín hiệu cho thấy, một cuộc chiến tranh đổ bộ quy mô lớn sắp bắt đầu. Từ bản đồ chiến trường, cây cầu được xây dựng ở vịnh Transnistria ở cửa sông Dniester, gần với bờ ngoài của Biển Đen; đây là cây cầu chiến lược nằm trên đường cao tốc nối Kyiv với Chisinau, thủ đô của Moldova, và có ý nghĩa cũng như giá trị chiến lược quan trọng.Sau khi Quân đội Nga phá hủy cây cầu, Quân đội Ukraine triển khai ở Odessa không thể di chuyển đến phần phía tây của thành phố trên diện rộng; điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Quân đội Nga trong các chiến dịch đổ bộ.Để đánh chiếm Odessa, ngoài việc tiến hành một chiến dịch đổ bộ, Quân đội Nga sẽ tiến đánh theo đường bộ từ hướng Kherson, chiếm khu vực Nikolayev và hoàn thành nhiệm vụ đã thiết lập, là nối liền Odessa và Transnistria.Ngoài số quân nói trên, trên hướng Transnistria còn có Quân đội Nga đóng trong cụm chiến dịch Transnistria, với khoảng 5 tiểu đoàn và tổng sức mạnh khoảng 2.000 người.Lực lượng này chủ yếu kiểm soát vùng Transnistria, vùng đất vốn thuộc về Moldova, nhưng sau đó đã tự tuyên bố độc lập, người dân vùng này thân Nga và có thiện chí gia nhập Liên bang Nga.Ngoài ra, khu vực này còn có 20.000 tấn đạn dược, thiết giáp còn sót lại của Tập đoàn quân 14 Liên Xô cũ, có thể nhanh chóng trang bị cho 2 sư đoàn bộ binh cơ giới.Một khi Quân đội Nga chính thức bắt đầu trận đổ bộ, khả năng cao là Quân đội Nga đóng tại Transnistria sẽ được điều động và hành quân về phía đông cùng với Quân đội Nga đổ bộ từ hướng Biển Đen, tạo thành lực lượng bao vây Odessa.Về phía Ukraine, có rất ít quân được triển khai tại Odessa, chỉ có 3 lữ đoàn bao gồm một lữ đoàn bộ binh, một lữ đoàn bộ binh cơ giới và một lữ đoàn xung kích. Về phần hải quân, về cơ bản không có tàu chiến đấu, tất cả đều là tàu trọng tải nhỏ.Tuy nhiên, có rất nhiều Quân đội Ukraine được triển khai theo hướng Kherson-Nikolaev, với tổng quân số khoảng 50.000 người, bao gồm Lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập 28 tinh nhuệ nhất, ngoài ra còn có Lữ đoàn thủy quân lục chiến độc lập 35, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 59, Lữ đoàn Không quân 45, Lữ đoàn xung kích, v.v.Nhìn từ góc độ toàn bộ chiến trường Ukraine, Quân đội Nga đã kiểm soát phần lớn Mariupol, Kherson, Donbass; nếu thu phục thành công Odessa và Nikolayev, Nga sẽ kiểm soát toàn bộ bờ biển và cảng biển của Ukraine, biến Ukraine sẽ trở thành quốc gia không giáp biển.Đối với mặt trận phía bắc, Quân đội Nga dường như đang thực hiện chiến lược nghi binh tấn công, mục đích có thể là để kiềm chế Quân đội Ukraine, sử dụng chiến thuật tương tự như bao vây cứ điểm, để đánh viện binh.Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, xét theo tình hình hiện tại, ý đồ chiến lược thực sự của Quân đội Nga là giành được 6 tỉnh ở tây nam Ukraine, và chưa thể hiện quyết tâm giành tất cả các khu vực phía đông sông Dnepr.
Mới đây, Quân đội Nga đã có một hành động chuyển hướng tiến công, khi các tàu của Hạm đội Biển Đen đã phóng hai tên lửa hành trình Kaliber, đánh chính xác vào cầu Transnistria ở thành phố cảng phía nam Odessa của Ukraine.
Cầu Transnistria là cây cầu lưỡng dụng, dùng cho cả đường bộ và đường sắt đã bị sập, sau khi bị tên lửa của Nga tấn công và hiện tại không có khả năng giao thông, cũng như khắc phục nó trong tương lai gần.
Trước đó tướng Minnekayev, Phó Tư lệnh Quân khu Trung tâm Nga cho biết, ngoài việc giải toả Donbass, nhiệm vụ của Quân đội Nga là giành toàn quyền kiểm soát miền nam Ukraine và nối liền hành lang tới khu vực Transnistria. Để đạt được mục tiêu này, cần phải kiểm soát Odessa.
Để cụ thể hóa ý định trên, Quân đội Nga đã phóng tên lửa hành trình, phá hủy cây cầu Transnistria, đây là tín hiệu cho thấy, một cuộc chiến tranh đổ bộ quy mô lớn sắp bắt đầu.
Từ bản đồ chiến trường, cây cầu được xây dựng ở vịnh Transnistria ở cửa sông Dniester, gần với bờ ngoài của Biển Đen; đây là cây cầu chiến lược nằm trên đường cao tốc nối Kyiv với Chisinau, thủ đô của Moldova, và có ý nghĩa cũng như giá trị chiến lược quan trọng.
Sau khi Quân đội Nga phá hủy cây cầu, Quân đội Ukraine triển khai ở Odessa không thể di chuyển đến phần phía tây của thành phố trên diện rộng; điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Quân đội Nga trong các chiến dịch đổ bộ.
Để đánh chiếm Odessa, ngoài việc tiến hành một chiến dịch đổ bộ, Quân đội Nga sẽ tiến đánh theo đường bộ từ hướng Kherson, chiếm khu vực Nikolayev và hoàn thành nhiệm vụ đã thiết lập, là nối liền Odessa và Transnistria.
Ngoài số quân nói trên, trên hướng Transnistria còn có Quân đội Nga đóng trong cụm chiến dịch Transnistria, với khoảng 5 tiểu đoàn và tổng sức mạnh khoảng 2.000 người.
Lực lượng này chủ yếu kiểm soát vùng Transnistria, vùng đất vốn thuộc về Moldova, nhưng sau đó đã tự tuyên bố độc lập, người dân vùng này thân Nga và có thiện chí gia nhập Liên bang Nga.
Ngoài ra, khu vực này còn có 20.000 tấn đạn dược, thiết giáp còn sót lại của Tập đoàn quân 14 Liên Xô cũ, có thể nhanh chóng trang bị cho 2 sư đoàn bộ binh cơ giới.
Một khi Quân đội Nga chính thức bắt đầu trận đổ bộ, khả năng cao là Quân đội Nga đóng tại Transnistria sẽ được điều động và hành quân về phía đông cùng với Quân đội Nga đổ bộ từ hướng Biển Đen, tạo thành lực lượng bao vây Odessa.
Về phía Ukraine, có rất ít quân được triển khai tại Odessa, chỉ có 3 lữ đoàn bao gồm một lữ đoàn bộ binh, một lữ đoàn bộ binh cơ giới và một lữ đoàn xung kích. Về phần hải quân, về cơ bản không có tàu chiến đấu, tất cả đều là tàu trọng tải nhỏ.
Tuy nhiên, có rất nhiều Quân đội Ukraine được triển khai theo hướng Kherson-Nikolaev, với tổng quân số khoảng 50.000 người, bao gồm Lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập 28 tinh nhuệ nhất, ngoài ra còn có Lữ đoàn thủy quân lục chiến độc lập 35, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 59, Lữ đoàn Không quân 45, Lữ đoàn xung kích, v.v.
Nhìn từ góc độ toàn bộ chiến trường Ukraine, Quân đội Nga đã kiểm soát phần lớn Mariupol, Kherson, Donbass; nếu thu phục thành công Odessa và Nikolayev, Nga sẽ kiểm soát toàn bộ bờ biển và cảng biển của Ukraine, biến Ukraine sẽ trở thành quốc gia không giáp biển.
Đối với mặt trận phía bắc, Quân đội Nga dường như đang thực hiện chiến lược nghi binh tấn công, mục đích có thể là để kiềm chế Quân đội Ukraine, sử dụng chiến thuật tương tự như bao vây cứ điểm, để đánh viện binh.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, xét theo tình hình hiện tại, ý đồ chiến lược thực sự của Quân đội Nga là giành được 6 tỉnh ở tây nam Ukraine, và chưa thể hiện quyết tâm giành tất cả các khu vực phía đông sông Dnepr.