Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài hơn 80 ngày, và cuộc thi "tháng thứ ba" sắp kết thúc. Đánh giá chung, cả hai bên tham chiến đều bị thiệt hại nghiêm trọng, trong đó cơ sở hạ tầng của Ukraine bị tàn phá nặng nề hơn.Trong cuộc xung đột này, nhiều vũ khí của NATO một lần nữa trở thành chủ đề phân tích sâu của các chuyên gia quân sự, ví dụ như tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ, đã được thảo luận rộng rãi, vì tỷ lệ trúng đích của nó “quá cao”.Mỹ đã nhiều lần thổi phồng rằng: "Trong lô tên lửa đầu tiên mà quân đội Ukraine sử dụng, 110 tên lửa đã được phóng đi, và 100 trong số đó đã trúng mục tiêu thành công, với tỷ lệ trúng đích là 89%". Cùng với những bức ảnh xe tăng Nga cháy nằm la liệt, quả thực “rất đáng tin”.Nhưng một điều khó hiểu đó là, nếu tên lửa Javelin thực hành bắn tập, trong điều kiện thao trường lý tưởng, trắc thủ được huấn luyện bài bản, thậm chí tỷ lệ bắn trúng 100% cũng không phải là nói quá. Nhưng đây là chiến đấu thực tế, vậy tên lửa Javelin thật sự có thể gần trăm phát trúng đích sao?Sau đó có thông tin cho biết, một chỉ huy của Quân đội Ukraine, bị quân Nga bắt gần đây cho biết: “Chúng tôi thậm chí không thể phóng được một quả tên lửa nào, vì tên lửa Javelin không thích hợp cho các hoạt động chiến đấu trong đô thị”.Giữa hai bên thấy quá nhiều mâu thuẫn, nhưng có thể thấy tính khách quan từ thông điệp này, Mỹ quả thực hơi cố tình cường điệu, mục đích là để phô diễn vũ khí tuyệt vời của NATO và sự kém cỏi về khả năng tác chiến của quân đội Nga.Vậy điểm mạnh của tên lửa chống tăng Javelin là gì, nó có phải là vũ khí “không đối thủ”? Trên thực tế, Javelin là loại tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới, thực hiện theo nguyên tắc “bắn và quên”.Tên lửa Javelin sử dụng phương pháp dẫn đường hồng ngoại, đầu tên lửa Javelin có máy ngắm ảnh nhiệt, rất nhạy với bức xạ hồng ngoại trong dải tần 8-12 micron, nên trắc thủ sau khi khóa được mục tiêu, nhấn nút phóng và tên lửa tự tìm đến mục tiêu, mà không cần phải quan tâm tên lửa bay thế nào.Đánh giá từ tính năng này, tên lửa chống tăng Javelin thực sự là một "sát thủ xe tăng", và tỷ lệ bắn trúng rất cao. Đặc biệt qua các lần phóng thử nghiệm và sử dụng ở chiến trường Iraq và Afghanistan.Nhưng khi đưa tên lửa Javelin vào chiến trường ác liệt như Ukraine, đặc biệt là khi chiến đấu trong đô thị, các nguồn nhiệt như sức nóng của con người, các đám cháy và vụ nổ ở khắp mọi nơi, lúc này hình ảnh nhiệt của Javelin sẽ bị nhiễu loạn bởi những vật thể sinh nhiệt này; và vấn đề độ chính xác của tên lửa sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này đúng như những gì mà viên sĩ quan của Quân đội Ukraine bị Nga bắt đã nói, tên lửa Javelin hoàn toàn không thể phóng đi, vì đầu dò của tên lửa không thể khóa mục tiêu, do những vật thể sinh nhiệt trên tác động.Vì vậy vấn đề này cần được đánh giá đúng theo môi trường tác chiến; nếu mục tiêu ở trên bãi đất trống, khi phóng 110 tên lửa Javelin, thì tỷ lệ bắn trúng là 89%; nhưng nếu ở trong thành phố, thì có thể phóng chưa được 20 quả và tỷ lệ trúng đích sẽ rất thấp.Nhưng cũng phải khẳng định ưu điểm của tên lửa Javelin đó là nó có chế độ tấn công từ trên cao xuống, hay còn gọi là chế độ tấn công “đột nóc”; do vậy tên lửa có thể tránh được những chỗ được bảo vệ tốt của xe tăng như ở bán cầu trước, mà đánh vào điểm yếu ở trên đỉnh tháp pháo hoặc động cơ xe.Bằng cách tấn công đột nóc, đánh trực tiếp vào nắp trên của xe tăng. Đây cũng là nguyên nhân chính, khiến nóc xe bọc thép, xe tăng và các thiết bị khác của Nga bị thổi bay trong nhiều bức ảnh.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài hơn 80 ngày, và cuộc thi "tháng thứ ba" sắp kết thúc. Đánh giá chung, cả hai bên tham chiến đều bị thiệt hại nghiêm trọng, trong đó cơ sở hạ tầng của Ukraine bị tàn phá nặng nề hơn.
Trong cuộc xung đột này, nhiều vũ khí của NATO một lần nữa trở thành chủ đề phân tích sâu của các chuyên gia quân sự, ví dụ như tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ, đã được thảo luận rộng rãi, vì tỷ lệ trúng đích của nó “quá cao”.
Mỹ đã nhiều lần thổi phồng rằng: "Trong lô tên lửa đầu tiên mà quân đội Ukraine sử dụng, 110 tên lửa đã được phóng đi, và 100 trong số đó đã trúng mục tiêu thành công, với tỷ lệ trúng đích là 89%". Cùng với những bức ảnh xe tăng Nga cháy nằm la liệt, quả thực “rất đáng tin”.
Nhưng một điều khó hiểu đó là, nếu tên lửa Javelin thực hành bắn tập, trong điều kiện thao trường lý tưởng, trắc thủ được huấn luyện bài bản, thậm chí tỷ lệ bắn trúng 100% cũng không phải là nói quá. Nhưng đây là chiến đấu thực tế, vậy tên lửa Javelin thật sự có thể gần trăm phát trúng đích sao?
Sau đó có thông tin cho biết, một chỉ huy của Quân đội Ukraine, bị quân Nga bắt gần đây cho biết: “Chúng tôi thậm chí không thể phóng được một quả tên lửa nào, vì tên lửa Javelin không thích hợp cho các hoạt động chiến đấu trong đô thị”.
Giữa hai bên thấy quá nhiều mâu thuẫn, nhưng có thể thấy tính khách quan từ thông điệp này, Mỹ quả thực hơi cố tình cường điệu, mục đích là để phô diễn vũ khí tuyệt vời của NATO và sự kém cỏi về khả năng tác chiến của quân đội Nga.
Vậy điểm mạnh của tên lửa chống tăng Javelin là gì, nó có phải là vũ khí “không đối thủ”? Trên thực tế, Javelin là loại tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới, thực hiện theo nguyên tắc “bắn và quên”.
Tên lửa Javelin sử dụng phương pháp dẫn đường hồng ngoại, đầu tên lửa Javelin có máy ngắm ảnh nhiệt, rất nhạy với bức xạ hồng ngoại trong dải tần 8-12 micron, nên trắc thủ sau khi khóa được mục tiêu, nhấn nút phóng và tên lửa tự tìm đến mục tiêu, mà không cần phải quan tâm tên lửa bay thế nào.
Đánh giá từ tính năng này, tên lửa chống tăng Javelin thực sự là một "sát thủ xe tăng", và tỷ lệ bắn trúng rất cao. Đặc biệt qua các lần phóng thử nghiệm và sử dụng ở chiến trường Iraq và Afghanistan.
Nhưng khi đưa tên lửa Javelin vào chiến trường ác liệt như Ukraine, đặc biệt là khi chiến đấu trong đô thị, các nguồn nhiệt như sức nóng của con người, các đám cháy và vụ nổ ở khắp mọi nơi, lúc này hình ảnh nhiệt của Javelin sẽ bị nhiễu loạn bởi những vật thể sinh nhiệt này; và vấn đề độ chính xác của tên lửa sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Điều này đúng như những gì mà viên sĩ quan của Quân đội Ukraine bị Nga bắt đã nói, tên lửa Javelin hoàn toàn không thể phóng đi, vì đầu dò của tên lửa không thể khóa mục tiêu, do những vật thể sinh nhiệt trên tác động.
Vì vậy vấn đề này cần được đánh giá đúng theo môi trường tác chiến; nếu mục tiêu ở trên bãi đất trống, khi phóng 110 tên lửa Javelin, thì tỷ lệ bắn trúng là 89%; nhưng nếu ở trong thành phố, thì có thể phóng chưa được 20 quả và tỷ lệ trúng đích sẽ rất thấp.
Nhưng cũng phải khẳng định ưu điểm của tên lửa Javelin đó là nó có chế độ tấn công từ trên cao xuống, hay còn gọi là chế độ tấn công “đột nóc”; do vậy tên lửa có thể tránh được những chỗ được bảo vệ tốt của xe tăng như ở bán cầu trước, mà đánh vào điểm yếu ở trên đỉnh tháp pháo hoặc động cơ xe.
Bằng cách tấn công đột nóc, đánh trực tiếp vào nắp trên của xe tăng. Đây cũng là nguyên nhân chính, khiến nóc xe bọc thép, xe tăng và các thiết bị khác của Nga bị thổi bay trong nhiều bức ảnh.