Gần đây, Quân đội Nga đã chiếu một video về việc phóng 4 quả tên lửa chống hạm Bastion vào các mục tiêu ở Ukraine. Đây là loại tên lửa chống hạm thứ hai của Nga, được Quân đội nước này, sử dụng để tấn công các cơ sở quân sự trên bộ của Ukraine.Nói chung, tên lửa đất đối hạm chủ yếu được sử dụng để đối phó với các mục tiêu trên mặt nước và hiếm khi được sử dụng cho các cuộc tấn công mặt đất. Như vậy, phải chăng tên lửa chuyên tấn công đất liền của Nga quá đắt, và họ buộc phải dùng tên lửa chống hạm để tấn công đất liền?Hệ thống tên lửa đất đối hạm Bal/Bal-E và Bastion-P chủ yếu được sử dụng để tấn công các tàu nổi. Đây hiện là hai loại vũ khí chống hạm chủ lực trên bờ của Nga hiện nay, có nhiệm vụ bổ sung và hỗ trợ cho nhau theo kiểu xa-gần.Bal/Bal-E là loại tên lửa đất đối hạm có tốc độ cận âm do Nga phát triển vào cuối những năm 1990. Một hệ thống Kh-35/Kh-35U Uran bao gồm 4 xe phóng Maz 7930, 4 xe nạp đạn, 2 xe chỉ huy và điều khiển, 1 xe thông tin liên lạc và thiết bị radar hỗ trợ.Một xe phóng có thể mang 8 tên lửa chống hạm Kh-35/Kh-35U Uran, một hệ thống với 4 xe phóng, có thể phóng 32 tên lửa trong vòng chục giây, để thực hiện các cuộc tấn công “bão hòa” vào tàu nổi của đối phương.Tên lửa chống hạm Uran dài 4,4 m, đường kính 0,42 m, đầu đạn nặng 145 kg, có thể bắn trúng tàu nổi của đối phương cách xa 130-260 km. Tên lửa áp dụng thiết kế bố trí khí động học thông thường, sử dụng động cơ phản lực cánh quạt và động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn, được lắp ở đuôi để phóng tên lửa khỏi bệ phóng.Giống như các loại tên lửa chống hạm cận âm do nhiều nước trên thế giới phát triển, tên lửa chống hạm Uran sử dụng phương thức dẫn đường quán tính + radar chủ động pha cuối. Radar ARGS-35 được lắp trên đầu tên lửa Uran là loại chủ động băng tần X, dùng phát hiện và định vị mục tiêu của đối phương.Không giống như hệ thống tên lửa chống hạm Bal/Bal-E sử dụng tên lửa có tốc độ bay cận âm, hệ thống tên lửa đất đối hạm Bastion, được Nga phát triển vào những năm 1990 và được đưa vào trang bị vào năm 2010, là loại tên lửa có tốc độ bay siêu âm.Tên lửa chống hạm P-800 của hệ thống Bastion sử dụng động cơ phản lực và có tốc độ bay tối đa gấp hơn 2,5 lần tốc độ âm thanh, dùng để tấn công các mục tiêu trên biển của đối phương. Tên lửa dài 8,6 mét, đường kính 0,67 mét, trọng lượng 3 tấn và đầu đạn 250 kg; tầm bắn 300km.Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, việc Hải quân Nga sử dụng hệ thống tên lửa đất đối hạm "Ball" và "Bastion" để tấn công các mục tiêu quân sự trên bộ của Ukraine; việc này đã thu hút sự chú ý từ thế giới bên ngoài.Các mục tiêu chính của tên lửa chống hạm, là các tàu nổi đang chạy trên đại dương, nhưng chúng cũng có thể là tên lửa tấn công mục tiêu trên mặt đất, nếu cần thiết.Cần lưu ý rằng, dù tên lửa chống hạm có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền và đạt được kết quả bất ngờ, nhưng do môi trường tác chiến của các cuộc tấn công trên bộ, phức tạp hơn rất nhiều so với tác chiến trên biển; nên tên lửa chống hạm phải thực sự có năng lực tấn công các mục tiêu trên bộ.Khi tên lửa chống hạm tác chiến trên biển, phản xạ radar của tàu rất rõ ràng, do mục tiêu là vật phản xạ radar mạnh, nên dễ phát hiện và xác định. Khi tấn công trên bộ, do đặc điểm địa hình phức tạp, mục tiêu cố định, thường được ngụy trang.Do vậy khi tấn công các mục tiêu trên bộ, radar chủ động được sử dụng bởi tên lửa chống hạm có thể bị quá tải và đôi khi không thể phát hiện và xác định chính xác mục tiêu. Để đối phó với những tình huống này, tên lửa chống hạm của một số nước, đã tính đến tính năng đa dụng khi phát triển.Theo các chuyên gia, những lý do chính khiến Nga sử dụng tên lửa chống hạm để làm tên lửa tấn công mục tiêu trên bộ; thứ nhất, kể từ khi xung đột nổ ra, Nga đã sử dụng hơn 1.000 tên lửa các loại. Đó là lý do tại sao Hải quân Nga lại sử dụng hệ thống tên lửa chống hạm, để tấn công các mục tiêu quân sự trên bộ.Thứ hai, việc Nga sử dụng tên lửa chống hạm để tấn công các mục tiêu trên đất liền của Ukraine, không loại trừ để cho khách hàng nước ngoài thấy khả năng của tên lửa chống hạm Nga, là loại vũ khí “chuyên dụng và đa chức năng”, để quảng bá, xuất khẩu các vũ khí này.Đồng thời, Nga cũng hy vọng nhân cơ hội thực chiến, để tiếp tục phát hiện những vấn đề, khiếm khuyết có thể xảy ra đối với tên lửa chống hạm đối bờ, đồng thời cung cấp dữ liệu hỗ trợ cho những cải tiến, nâng cấp tiếp theo.Trên thực tế, Nga không phải là quốc gia đầu tiên sử dụng tên lửa chống hạm phóng từ bờ, để chống lại các mục tiêu quân sự trên đất liền. Quốc gia đầu tiên sử dụng là Ấn Độ, nhưng cũng sử dụng tên lửa chống hạm của Liên Xô, phá hủy các mục tiêu trên bộ của đối thủ Pakistan.Năm 1971, trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ ba, Ấn Độ sử dụng tên lửa chống hạm Styx do Liên Xô sản xuất, phóng vào cảng quân sự Karachi ở Pakistan, phá hủy hơn 10 kho dầu của Pakistan.Năm 2016, quân đội Nga lần đầu tiên sử dụng hệ thống tên lửa chống hạm Bastion-P, để tiêu diệt các mục tiêu của lực lượng khủng bố IS trong nội địa Syria, đồng thời hỗ trợ quân chính phủ Syria chống lại nhóm cực đoan IS.Hiện nay, Nga vẫn đang tiếp tục cải tiến, nâng cấp hai hệ thống tên lửa đất đối hạm Bal/Bal-E và Bastion-P nhằm nâng cao hơn nữa khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu của đối phương; trong đó nâng cao khả năng trinh sát phát hiện mục tiêu và nâng tầm bắn.Hiện tại, giai đoạn 2 của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vẫn đang diễn ra, việc Quân đội Nga có tiếp tục sử dụng số lượng lớn tên lửa đất đối hạm, để tấn công các mục tiêu quân sự trên bộ của Ukraine hay không, đó là điều đáng được quan tâm.
Gần đây, Quân đội Nga đã chiếu một video về việc phóng 4 quả tên lửa chống hạm Bastion vào các mục tiêu ở Ukraine. Đây là loại tên lửa chống hạm thứ hai của Nga, được Quân đội nước này, sử dụng để tấn công các cơ sở quân sự trên bộ của Ukraine.
Nói chung, tên lửa đất đối hạm chủ yếu được sử dụng để đối phó với các mục tiêu trên mặt nước và hiếm khi được sử dụng cho các cuộc tấn công mặt đất. Như vậy, phải chăng tên lửa chuyên tấn công đất liền của Nga quá đắt, và họ buộc phải dùng tên lửa chống hạm để tấn công đất liền?
Hệ thống tên lửa đất đối hạm Bal/Bal-E và Bastion-P chủ yếu được sử dụng để tấn công các tàu nổi. Đây hiện là hai loại vũ khí chống hạm chủ lực trên bờ của Nga hiện nay, có nhiệm vụ bổ sung và hỗ trợ cho nhau theo kiểu xa-gần.
Bal/Bal-E là loại tên lửa đất đối hạm có tốc độ cận âm do Nga phát triển vào cuối những năm 1990. Một hệ thống Kh-35/Kh-35U Uran bao gồm 4 xe phóng Maz 7930, 4 xe nạp đạn, 2 xe chỉ huy và điều khiển, 1 xe thông tin liên lạc và thiết bị radar hỗ trợ.
Một xe phóng có thể mang 8 tên lửa chống hạm Kh-35/Kh-35U Uran, một hệ thống với 4 xe phóng, có thể phóng 32 tên lửa trong vòng chục giây, để thực hiện các cuộc tấn công “bão hòa” vào tàu nổi của đối phương.
Tên lửa chống hạm Uran dài 4,4 m, đường kính 0,42 m, đầu đạn nặng 145 kg, có thể bắn trúng tàu nổi của đối phương cách xa 130-260 km. Tên lửa áp dụng thiết kế bố trí khí động học thông thường, sử dụng động cơ phản lực cánh quạt và động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn, được lắp ở đuôi để phóng tên lửa khỏi bệ phóng.
Giống như các loại tên lửa chống hạm cận âm do nhiều nước trên thế giới phát triển, tên lửa chống hạm Uran sử dụng phương thức dẫn đường quán tính + radar chủ động pha cuối. Radar ARGS-35 được lắp trên đầu tên lửa Uran là loại chủ động băng tần X, dùng phát hiện và định vị mục tiêu của đối phương.
Không giống như hệ thống tên lửa chống hạm Bal/Bal-E sử dụng tên lửa có tốc độ bay cận âm, hệ thống tên lửa đất đối hạm Bastion, được Nga phát triển vào những năm 1990 và được đưa vào trang bị vào năm 2010, là loại tên lửa có tốc độ bay siêu âm.
Tên lửa chống hạm P-800 của hệ thống Bastion sử dụng động cơ phản lực và có tốc độ bay tối đa gấp hơn 2,5 lần tốc độ âm thanh, dùng để tấn công các mục tiêu trên biển của đối phương. Tên lửa dài 8,6 mét, đường kính 0,67 mét, trọng lượng 3 tấn và đầu đạn 250 kg; tầm bắn 300km.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, việc Hải quân Nga sử dụng hệ thống tên lửa đất đối hạm "Ball" và "Bastion" để tấn công các mục tiêu quân sự trên bộ của Ukraine; việc này đã thu hút sự chú ý từ thế giới bên ngoài.
Các mục tiêu chính của tên lửa chống hạm, là các tàu nổi đang chạy trên đại dương, nhưng chúng cũng có thể là tên lửa tấn công mục tiêu trên mặt đất, nếu cần thiết.
Cần lưu ý rằng, dù tên lửa chống hạm có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền và đạt được kết quả bất ngờ, nhưng do môi trường tác chiến của các cuộc tấn công trên bộ, phức tạp hơn rất nhiều so với tác chiến trên biển; nên tên lửa chống hạm phải thực sự có năng lực tấn công các mục tiêu trên bộ.
Khi tên lửa chống hạm tác chiến trên biển, phản xạ radar của tàu rất rõ ràng, do mục tiêu là vật phản xạ radar mạnh, nên dễ phát hiện và xác định. Khi tấn công trên bộ, do đặc điểm địa hình phức tạp, mục tiêu cố định, thường được ngụy trang.
Do vậy khi tấn công các mục tiêu trên bộ, radar chủ động được sử dụng bởi tên lửa chống hạm có thể bị quá tải và đôi khi không thể phát hiện và xác định chính xác mục tiêu. Để đối phó với những tình huống này, tên lửa chống hạm của một số nước, đã tính đến tính năng đa dụng khi phát triển.
Theo các chuyên gia, những lý do chính khiến Nga sử dụng tên lửa chống hạm để làm tên lửa tấn công mục tiêu trên bộ; thứ nhất, kể từ khi xung đột nổ ra, Nga đã sử dụng hơn 1.000 tên lửa các loại. Đó là lý do tại sao Hải quân Nga lại sử dụng hệ thống tên lửa chống hạm, để tấn công các mục tiêu quân sự trên bộ.
Thứ hai, việc Nga sử dụng tên lửa chống hạm để tấn công các mục tiêu trên đất liền của Ukraine, không loại trừ để cho khách hàng nước ngoài thấy khả năng của tên lửa chống hạm Nga, là loại vũ khí “chuyên dụng và đa chức năng”, để quảng bá, xuất khẩu các vũ khí này.
Đồng thời, Nga cũng hy vọng nhân cơ hội thực chiến, để tiếp tục phát hiện những vấn đề, khiếm khuyết có thể xảy ra đối với tên lửa chống hạm đối bờ, đồng thời cung cấp dữ liệu hỗ trợ cho những cải tiến, nâng cấp tiếp theo.
Trên thực tế, Nga không phải là quốc gia đầu tiên sử dụng tên lửa chống hạm phóng từ bờ, để chống lại các mục tiêu quân sự trên đất liền. Quốc gia đầu tiên sử dụng là Ấn Độ, nhưng cũng sử dụng tên lửa chống hạm của Liên Xô, phá hủy các mục tiêu trên bộ của đối thủ Pakistan.
Năm 1971, trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ ba, Ấn Độ sử dụng tên lửa chống hạm Styx do Liên Xô sản xuất, phóng vào cảng quân sự Karachi ở Pakistan, phá hủy hơn 10 kho dầu của Pakistan.
Năm 2016, quân đội Nga lần đầu tiên sử dụng hệ thống tên lửa chống hạm Bastion-P, để tiêu diệt các mục tiêu của lực lượng khủng bố IS trong nội địa Syria, đồng thời hỗ trợ quân chính phủ Syria chống lại nhóm cực đoan IS.
Hiện nay, Nga vẫn đang tiếp tục cải tiến, nâng cấp hai hệ thống tên lửa đất đối hạm Bal/Bal-E và Bastion-P nhằm nâng cao hơn nữa khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu của đối phương; trong đó nâng cao khả năng trinh sát phát hiện mục tiêu và nâng tầm bắn.
Hiện tại, giai đoạn 2 của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vẫn đang diễn ra, việc Quân đội Nga có tiếp tục sử dụng số lượng lớn tên lửa đất đối hạm, để tấn công các mục tiêu quân sự trên bộ của Ukraine hay không, đó là điều đáng được quan tâm.