Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng Charles Brown cho rằng: Thông qua một cách tiếp cận chiến lược đa hướng bao gồm hiện đại hóa quân đội, đổi mới công nghệ, nền kinh tế của Trung Quốc đã làm “xói mòn” lợi thế quân sự của Mỹ.Tại Hội nghị chuyên đề của Hiệp hội Không quân Mỹ, Tướng Charles Brown cho biết: “Trung Quốc là thách thức về tốc độ, họ đang tích cực phát triển các hệ thống vũ khí được thiết kế đặc biệt để đánh bại lợi thế cạnh tranh của Mỹ.Tướng Brown tiếp tục chỉ ra một số điều kiện và hoàn cảnh nhất định có thể gây ra lo ngại tại Lầu Năm Góc. Ví dụ, Brown cho biết Trung Quốc hiện đang có trong tay lực lượng không quân lớn nhất ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và đang thách thức mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh.“Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất trong 10 năm tới”, Tướng Brown nói thêm. Ông cũng đưa ra những tham chiếu cụ thể về Biển Đông; Tướng Brown cho biết, có tới một phần ba trữ lượng khí đốt tự nhiên lỏng đi qua hoặc đến từ Biển Đông.Nếu Trung Quốc có sự hiện diện không quân lớn nhất ở khu vực Thái Bình Dương, thì nhiều người có khả năng sẽ xem xét các loại phương tiện và mối đe dọa có thể tạo nên lực lượng của họ, bao gồm cả UAV, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay vận tải chiến lược.Hiện Hải quân Trung Quốc đã có hai tàu sân bay trong biên chế và chiếc thứ ba đang được gấp rút hoàn thiện; những máy bay chiến đấu J-10 và máy bay chiến đấu J-15 có thể cất cánh từ tàu sân bay.Các đơn vị không quân của Quân đội Trung Quốc hiện đang sử dụng ngày càng nhiều các loại máy bay tiên tiến và Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh thay thế những loại chiến đấu cũ bằng các loại mới hơn; nên có khả năng gây ra mối đe dọa lớn hơn nhiều.Mặc dù Hải quân Trung Quốc có số lượng tàu sân bay ít hơn nhiều lần so với Mỹ. Tuy nhiên, khả năng phát triển sức mạnh không quân trên biển của Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển nhanh chóng, thông qua một số nỗ lực của cả hệ thống chính trị Trung Quốc.Chẳng hạn như việc phát triển nền tảng chiến tranh kỹ thuật số; tập trung phát triển các loại tiêm kích hạm tàng hình như J-31 (còn có tên khác là FC-31). Nhưng liệu một chiếc tiêm kích hạm như vậy, có thể nhanh chóng thành công, sánh ngang với F-35B hay F-35C hay không lại là vấn đề khác?Nhưng chắc chắn J-31 không có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như phiên bản F-35B của Mỹ; loại máy bay có thể cho phép biến những tàu đổ bộ tiến công bình thường thành tàu sân bay, đem lại bất ngờ cho đối phương.Mặc dù chiến đấu cơ J-31 đã bay thử từ 10 năm trước, nhưng hiện tại chỉ có một vài mẫu được chế tạo. Những nguyên mẫu J-31 thử nghiệm, ít nhất là ở cấu hình bên ngoài, phần nào giống như một chiếc F-35 và vẫn chưa được sản xuất với số lượng lớn.Số lượng máy bay chiến đấu đời mới mà Mỹ lo ngại nhất là 150 chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 của Không quân Trung Quốc. Theo những thông tin được công khai, loại chiến đấu cơ này vẫn đang tăng nhanh về số lượng và đã có những cải tiến sau thời gian đầu đi vào hoạt động.Tuy nhiên máy bay J-20 là chiến đấu cơ hạng nặng, phải sử dụng các sân bay trên đất liền. Và do các tàu sân bay của Trung Quốc không có máy phóng, nên J-20 hoàn toàn không thể sử dụng được tàu sân bay của nước này; do đó có thể bị hạn chế về khả năng tiếp cận trên các khu vực rộng lớn của Thái Bình Dương.Trung Quốc cũng đang nỗ lực để chuyển đổi một số máy bay vận tải chiến lược Y-20 thành máy bay tiếp dầu trên không. Nếu thành công, số J-20 của Không quân Trung Quốc có tầm hoạt động bao phủ khu vực Tây Thái Bình Dương.Nhưng khi so sánh với kế hoạch mua hơn 1.700 chiếc F-35 của Mỹ, vậy tham vọng thực tế của Trung Quốc về quy mô không quân là gì? Đó chắc chắn là một câu hỏi thú vị. Tuy nhiên họ sẽ tăng mạnh số J-20 trong thời gian tới, để làm vũ khí đối trọng với Mỹ.Về tuyên bố của Tướng Brown khi cho rằng, Mỹ có thể không hội tụ đủ sức mạnh không quân của mình tại khu vực Thái Bình Dương; và liệu yêu cầu về lực lượng không quân ở chiến trường Tây Thái Bình Dương của Mỹ, có vượt quá nguồn cung mà Quân đội Mỹ hiện có hay không?Điều đó có thể giải thích tại sao Không quân Mỹ đang tìm cách mở rộng quy mô lực lượng của mình, hoặc thiết lập nhiều căn cứ đóng quân ở khu vực Thái Bình Dương. Với số lượng F-35 đang tăng với tốc độ nhanh chóng tại khu vực này, trước mắt bảo đảm sự cân bằng với Trung Quốc.Do vậy có thể không ngạc nhiên, khi Không quân Mỹ ồ ạt tăng cường hiện diện trên không ở Thái Bình Dương. Điều này có thể bao gồm việc bổ sung thêm các căn cứ tại lãnh thổ các quốc gia đồng minh như Australia, Nhật Bản hoặc một số nước Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Foxt. Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc được quảng cáo là có mức độ hiện đại vượt trội hơn cả tiêm kích F-35 và F-22. Nguồn: VTV1.
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng Charles Brown cho rằng: Thông qua một cách tiếp cận chiến lược đa hướng bao gồm hiện đại hóa quân đội, đổi mới công nghệ, nền kinh tế của Trung Quốc đã làm “xói mòn” lợi thế quân sự của Mỹ.
Tại Hội nghị chuyên đề của Hiệp hội Không quân Mỹ, Tướng Charles Brown cho biết: “Trung Quốc là thách thức về tốc độ, họ đang tích cực phát triển các hệ thống vũ khí được thiết kế đặc biệt để đánh bại lợi thế cạnh tranh của Mỹ.
Tướng Brown tiếp tục chỉ ra một số điều kiện và hoàn cảnh nhất định có thể gây ra lo ngại tại Lầu Năm Góc. Ví dụ, Brown cho biết Trung Quốc hiện đang có trong tay lực lượng không quân lớn nhất ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và đang thách thức mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh.
“Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất trong 10 năm tới”, Tướng Brown nói thêm. Ông cũng đưa ra những tham chiếu cụ thể về Biển Đông; Tướng Brown cho biết, có tới một phần ba trữ lượng khí đốt tự nhiên lỏng đi qua hoặc đến từ Biển Đông.
Nếu Trung Quốc có sự hiện diện không quân lớn nhất ở khu vực Thái Bình Dương, thì nhiều người có khả năng sẽ xem xét các loại phương tiện và mối đe dọa có thể tạo nên lực lượng của họ, bao gồm cả UAV, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay vận tải chiến lược.
Hiện Hải quân Trung Quốc đã có hai tàu sân bay trong biên chế và chiếc thứ ba đang được gấp rút hoàn thiện; những máy bay chiến đấu J-10 và máy bay chiến đấu J-15 có thể cất cánh từ tàu sân bay.
Các đơn vị không quân của Quân đội Trung Quốc hiện đang sử dụng ngày càng nhiều các loại máy bay tiên tiến và Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh thay thế những loại chiến đấu cũ bằng các loại mới hơn; nên có khả năng gây ra mối đe dọa lớn hơn nhiều.
Mặc dù Hải quân Trung Quốc có số lượng tàu sân bay ít hơn nhiều lần so với Mỹ. Tuy nhiên, khả năng phát triển sức mạnh không quân trên biển của Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển nhanh chóng, thông qua một số nỗ lực của cả hệ thống chính trị Trung Quốc.
Chẳng hạn như việc phát triển nền tảng chiến tranh kỹ thuật số; tập trung phát triển các loại tiêm kích hạm tàng hình như J-31 (còn có tên khác là FC-31). Nhưng liệu một chiếc tiêm kích hạm như vậy, có thể nhanh chóng thành công, sánh ngang với F-35B hay F-35C hay không lại là vấn đề khác?
Nhưng chắc chắn J-31 không có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như phiên bản F-35B của Mỹ; loại máy bay có thể cho phép biến những tàu đổ bộ tiến công bình thường thành tàu sân bay, đem lại bất ngờ cho đối phương.
Mặc dù chiến đấu cơ J-31 đã bay thử từ 10 năm trước, nhưng hiện tại chỉ có một vài mẫu được chế tạo. Những nguyên mẫu J-31 thử nghiệm, ít nhất là ở cấu hình bên ngoài, phần nào giống như một chiếc F-35 và vẫn chưa được sản xuất với số lượng lớn.
Số lượng máy bay chiến đấu đời mới mà Mỹ lo ngại nhất là 150 chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 của Không quân Trung Quốc. Theo những thông tin được công khai, loại chiến đấu cơ này vẫn đang tăng nhanh về số lượng và đã có những cải tiến sau thời gian đầu đi vào hoạt động.
Tuy nhiên máy bay J-20 là chiến đấu cơ hạng nặng, phải sử dụng các sân bay trên đất liền. Và do các tàu sân bay của Trung Quốc không có máy phóng, nên J-20 hoàn toàn không thể sử dụng được tàu sân bay của nước này; do đó có thể bị hạn chế về khả năng tiếp cận trên các khu vực rộng lớn của Thái Bình Dương.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực để chuyển đổi một số máy bay vận tải chiến lược Y-20 thành máy bay tiếp dầu trên không. Nếu thành công, số J-20 của Không quân Trung Quốc có tầm hoạt động bao phủ khu vực Tây Thái Bình Dương.
Nhưng khi so sánh với kế hoạch mua hơn 1.700 chiếc F-35 của Mỹ, vậy tham vọng thực tế của Trung Quốc về quy mô không quân là gì? Đó chắc chắn là một câu hỏi thú vị. Tuy nhiên họ sẽ tăng mạnh số J-20 trong thời gian tới, để làm vũ khí đối trọng với Mỹ.
Về tuyên bố của Tướng Brown khi cho rằng, Mỹ có thể không hội tụ đủ sức mạnh không quân của mình tại khu vực Thái Bình Dương; và liệu yêu cầu về lực lượng không quân ở chiến trường Tây Thái Bình Dương của Mỹ, có vượt quá nguồn cung mà Quân đội Mỹ hiện có hay không?
Điều đó có thể giải thích tại sao Không quân Mỹ đang tìm cách mở rộng quy mô lực lượng của mình, hoặc thiết lập nhiều căn cứ đóng quân ở khu vực Thái Bình Dương. Với số lượng F-35 đang tăng với tốc độ nhanh chóng tại khu vực này, trước mắt bảo đảm sự cân bằng với Trung Quốc.
Do vậy có thể không ngạc nhiên, khi Không quân Mỹ ồ ạt tăng cường hiện diện trên không ở Thái Bình Dương. Điều này có thể bao gồm việc bổ sung thêm các căn cứ tại lãnh thổ các quốc gia đồng minh như Australia, Nhật Bản hoặc một số nước Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Foxt.
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc được quảng cáo là có mức độ hiện đại vượt trội hơn cả tiêm kích F-35 và F-22. Nguồn: VTV1.