Trong những năm gần đây, Lực lượng cảnh sát biển Philippines đã được tăng cường. Theo Trung tá chỉ huy lực lượng cảnh sát biển Philippin - Jay Tristan Tarriela, nguồn nhân lực đã tăng lên 23.000 người, vượt cả lực lượng Hải quân Philippin khi chỉ có 14.000 thủy thủ thường trực.Phần lớn các nhà phân tích hàng hải đều cảm thấy khó lý giải tại sao tổng thống Philippin Rodrigo Duterte, lại thiên về lực lượng cảnh sát biển hơn so với lực lượng hải quân về mặt tăng quân số, và thậm chí cả trong mua sắm những phương tiện mặt nước khác.Theo một sĩ quan hải quân đang tại ngũ, tổng thống Duterte cho rằng, lực lượng cảnh sát biển dân sự có thể được các quốc gia tuyên bố chủ quyền chấp nhận một cách thầm lặng (tacitly), khi lực lượng này tuần tiễu ở những vùng biển tranh chấp.Trong khi hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển đang có sự tiến bộ. Tháng 4 vừa qua, lực lượng này đã hạ thủy một tàu tuần tiễu xa bờ đa dụng, vỏ nhôm, dài 84 m OPV 270 do hãng đóng tàu Pháp OCEA đóng. Tàu có khả năng chở được một máy bay trực thăng loại 5 tấn và triển khai được 2 xuồng bơm hơi vỏ cứng (RHIB) dài 9,2 m.Hãng đóng tàu OCEA còn chuyển giao 4 tàu tuần tra cao tốc dài 24 m FPB 72 MkII được đặt hàng theo một hợp đồng ký năm 2018 trị giá 99 triệu USD. Những đợt chuyển giao này là một phần của một thỏa thuận cho vay với chính phủ Pháp.Các kế hoạch của Hải quân Philippines sẽ mua 25-30 tàu mặt nước khác nhau trong vòng 5 đến 10 năm tới. Danh sách gồm 6 tàu tuần tiễu xa bờ (OPV) trị giá 597 triệu USD, với dự án này được xem là một trong những ưu tiên hiện đại hóa.Tuy nhiên, khi Australia công nhận nghị quyết của Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc, yêu cầu điều tra sự đàn áp thẳng tay chống ma túy gây tranh cãi của Tổng thống Duterte, do vậy Manila đã cấm tất cả những cuộc đàm phán tiếp theo.Những cuộc đàm phán cho vay đã được khôi phục lại vào tháng 2/2020. Theo thông báo, chính phủ Australia, đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho một hợp đồng với hãng đóng tàu Austal, hãng có một chi nhánh ở Balamban, Cebu Philippin.Hãng đóng tàu chào hàng tàu tuần tiễu xa bờ OPV 83- một phiên bản lớn hơn của tàu tuần tiễu lớp Cape. Tàu được lắp đặt một boong để bố trí hoặc là sân đỗ trực thăng hoặc máy bay không người lái, cùng với một pháo 76mm của hãng Leonardo.Nếu được chọn, tàu OPV của Austal sẽ được đóng tại Philippines. Đồng thời, Austal đã nộp hồ sơ dự thầu chính thức về một xưởng đóng tàu lớn nhất của Philippines ở vịnh Subic. Vịnh Subic còn được xem là vị trí có triển vọng đối với tàu ngầm điện – Diesel và tàu ngầm SCORPENE của Naval Group là một thiết kế được ưa thích.Tháng 3/2020, có thông báo, hãng đóng tàu Nhật Bản Mitsubishi Shipbuilding đã ký một thỏa thuận đóng 2 tàu ứng phó đa năng (MRRV) dài 94m, tầm hoạt động ít nhất là 4.000 hải lý (7.408km). Dự kiến những tàu này sẽ được chuyển giao cho Cảnh sát biển Philippines vào năm 2022.Là một phần của thỏa thuận Hợp tác an ninh giữa chính phủ Nhật bản và Chính phủ Philippines, ký tháng 11/2019, Cảnh sát biển Philippines sẽ tiếp nhận 1 tàu tuần tiễu dài 15m, và trước đó Philippines đã đặt mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tiễu dài 44,5m thuộc lớp tàu Parola (một biến thể của lớp tàu Bizan của Nhật Bản). Những tàu này được hạ thủy trong khoảng thời gian 2016 và 2018.Cảnh sát biển Nhật Bản còn tích cực tham gia vào các đợt huấn luyện chung với cảnh sát biển Philippines, như Trung tá chỉ huy Tariela nhận xét, “Philippines chăm lo mối quan hệ gần gũi với Nhật Bản và sự ủng hộ nhất quán phát triển Lực lượng cảnh sát biển Philippines, không thể bị suy diễn như một liên minh để cản trở tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trái phép”.Một tăng cường khác, nâng cao đáng kể các khả năng tác chiến biển của Philippines, diễn ra vào tháng 8/2019 khi Hải quân Philippines tiếp nhận tàu hộ vệ lớp Pohang đóng năm 1987 ROKS Chungju (PCC 762) dư thừa từ Hải quân Hàn Quốc.Đây là tàu hộ vệ đa dụng, sau đó đổi tên thành tàu BRP Conrado Yap (PS 39). Ngoài các tàu đã qua sử dụng, Chính phủ Philippines có kế hoạch mua 2 tàu hộ vệ đóng mới, theo phỏng đoán sẽ do tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai (HHI) đóng tại Hàn Quốc, trị giá 596 triệu USD.Hàn quốc còn được trao một hợp đồng hiện đại hóa cho 3 tàu OPV lớp Del-Pilar dài 115 m. Những tàu này là những tàu đã qua sử dụng thuộc lớp Hamilton của Tuần duyên Mỹ, và được hải quân Philippines đưa vào hoạt động vào các năm 2011, 2013 và 2016.Hiện nay, các tàu này được gọi là lớp tàu Gregorio del Pilar, đang được công ty Hanwha hiện đại hóa, công ty này còn chuyển giao 8 tàu tấn công thủy bộ (AAV) trị giá 48 triệu USD. Họ cũng sẽ hiện đại hóa 2 tàu vận tải biển chiến lược của Hải quân Philippines BRP Tarlac (LD 601) và BRP Davao Del Sur (LD 602) với trị giá hợp đồng 29 triệu USD.Chính phủ Philippines muốn làm cho những tàu nói trên có khả năng tuần tra và tiến hành các hoạt động đa dạng trong các vùng lãnh hải của đất nước. Trong tương lai gần, các tàu dự kiến sẽ tiếp nhận các tổ hợp vũ khí mới, nặng hơn, phục vụ cho các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm.Trong tương lai gần, khi Hải quân Philippin tìm kiếm được các khả năng mới trong tác chiến chống ngầm, tác chiến điện tử, tác chiến phòng không và tác chiến chống tàu mặt nước, nhờ 2 tàu khinh hạm tàng hình lớp Jose Rizal, dài 107,5m, một biến thể của thiết kế tàu khinh hạm HDF-3000 của Tập đoàn HHI.Tàu khinh hạm lượng choán nước đủ tải 2.870 tấn được đặt hàng vào năm 2016 trị giá 355 triệu USD, bao gồm các tổ hợp vũ khí như tổ hợp tên lửa hải đối hải SSM-700K C-star LIGNex1 tầm 81 hải lý (150 km). Tàu khinh hạm thứ 2 BRP Antonio Luna (FF 151) được hạ thủy vào tháng 11/2019. Nguồn ảnh: Pinterest. Philippines từng vất vả chiến đấu chống lại khủng bố IS ở Marawi. Nguồn: BI.
Trong những năm gần đây, Lực lượng cảnh sát biển Philippines đã được tăng cường. Theo Trung tá chỉ huy lực lượng cảnh sát biển Philippin - Jay Tristan Tarriela, nguồn nhân lực đã tăng lên 23.000 người, vượt cả lực lượng Hải quân Philippin khi chỉ có 14.000 thủy thủ thường trực.
Phần lớn các nhà phân tích hàng hải đều cảm thấy khó lý giải tại sao tổng thống Philippin Rodrigo Duterte, lại thiên về lực lượng cảnh sát biển hơn so với lực lượng hải quân về mặt tăng quân số, và thậm chí cả trong mua sắm những phương tiện mặt nước khác.
Theo một sĩ quan hải quân đang tại ngũ, tổng thống Duterte cho rằng, lực lượng cảnh sát biển dân sự có thể được các quốc gia tuyên bố chủ quyền chấp nhận một cách thầm lặng (tacitly), khi lực lượng này tuần tiễu ở những vùng biển tranh chấp.
Trong khi hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển đang có sự tiến bộ. Tháng 4 vừa qua, lực lượng này đã hạ thủy một tàu tuần tiễu xa bờ đa dụng, vỏ nhôm, dài 84 m OPV 270 do hãng đóng tàu Pháp OCEA đóng. Tàu có khả năng chở được một máy bay trực thăng loại 5 tấn và triển khai được 2 xuồng bơm hơi vỏ cứng (RHIB) dài 9,2 m.
Hãng đóng tàu OCEA còn chuyển giao 4 tàu tuần tra cao tốc dài 24 m FPB 72 MkII được đặt hàng theo một hợp đồng ký năm 2018 trị giá 99 triệu USD. Những đợt chuyển giao này là một phần của một thỏa thuận cho vay với chính phủ Pháp.
Các kế hoạch của Hải quân Philippines sẽ mua 25-30 tàu mặt nước khác nhau trong vòng 5 đến 10 năm tới. Danh sách gồm 6 tàu tuần tiễu xa bờ (OPV) trị giá 597 triệu USD, với dự án này được xem là một trong những ưu tiên hiện đại hóa.
Tuy nhiên, khi Australia công nhận nghị quyết của Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc, yêu cầu điều tra sự đàn áp thẳng tay chống ma túy gây tranh cãi của Tổng thống Duterte, do vậy Manila đã cấm tất cả những cuộc đàm phán tiếp theo.
Những cuộc đàm phán cho vay đã được khôi phục lại vào tháng 2/2020. Theo thông báo, chính phủ Australia, đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho một hợp đồng với hãng đóng tàu Austal, hãng có một chi nhánh ở Balamban, Cebu Philippin.
Hãng đóng tàu chào hàng tàu tuần tiễu xa bờ OPV 83- một phiên bản lớn hơn của tàu tuần tiễu lớp Cape. Tàu được lắp đặt một boong để bố trí hoặc là sân đỗ trực thăng hoặc máy bay không người lái, cùng với một pháo 76mm của hãng Leonardo.
Nếu được chọn, tàu OPV của Austal sẽ được đóng tại Philippines. Đồng thời, Austal đã nộp hồ sơ dự thầu chính thức về một xưởng đóng tàu lớn nhất của Philippines ở vịnh Subic. Vịnh Subic còn được xem là vị trí có triển vọng đối với tàu ngầm điện – Diesel và tàu ngầm SCORPENE của Naval Group là một thiết kế được ưa thích.
Tháng 3/2020, có thông báo, hãng đóng tàu Nhật Bản Mitsubishi Shipbuilding đã ký một thỏa thuận đóng 2 tàu ứng phó đa năng (MRRV) dài 94m, tầm hoạt động ít nhất là 4.000 hải lý (7.408km). Dự kiến những tàu này sẽ được chuyển giao cho Cảnh sát biển Philippines vào năm 2022.
Là một phần của thỏa thuận Hợp tác an ninh giữa chính phủ Nhật bản và Chính phủ Philippines, ký tháng 11/2019, Cảnh sát biển Philippines sẽ tiếp nhận 1 tàu tuần tiễu dài 15m, và trước đó Philippines đã đặt mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tiễu dài 44,5m thuộc lớp tàu Parola (một biến thể của lớp tàu Bizan của Nhật Bản). Những tàu này được hạ thủy trong khoảng thời gian 2016 và 2018.
Cảnh sát biển Nhật Bản còn tích cực tham gia vào các đợt huấn luyện chung với cảnh sát biển Philippines, như Trung tá chỉ huy Tariela nhận xét, “Philippines chăm lo mối quan hệ gần gũi với Nhật Bản và sự ủng hộ nhất quán phát triển Lực lượng cảnh sát biển Philippines, không thể bị suy diễn như một liên minh để cản trở tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trái phép”.
Một tăng cường khác, nâng cao đáng kể các khả năng tác chiến biển của Philippines, diễn ra vào tháng 8/2019 khi Hải quân Philippines tiếp nhận tàu hộ vệ lớp Pohang đóng năm 1987 ROKS Chungju (PCC 762) dư thừa từ Hải quân Hàn Quốc.
Đây là tàu hộ vệ đa dụng, sau đó đổi tên thành tàu BRP Conrado Yap (PS 39). Ngoài các tàu đã qua sử dụng, Chính phủ Philippines có kế hoạch mua 2 tàu hộ vệ đóng mới, theo phỏng đoán sẽ do tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai (HHI) đóng tại Hàn Quốc, trị giá 596 triệu USD.
Hàn quốc còn được trao một hợp đồng hiện đại hóa cho 3 tàu OPV lớp Del-Pilar dài 115 m. Những tàu này là những tàu đã qua sử dụng thuộc lớp Hamilton của Tuần duyên Mỹ, và được hải quân Philippines đưa vào hoạt động vào các năm 2011, 2013 và 2016.
Hiện nay, các tàu này được gọi là lớp tàu Gregorio del Pilar, đang được công ty Hanwha hiện đại hóa, công ty này còn chuyển giao 8 tàu tấn công thủy bộ (AAV) trị giá 48 triệu USD. Họ cũng sẽ hiện đại hóa 2 tàu vận tải biển chiến lược của Hải quân Philippines BRP Tarlac (LD 601) và BRP Davao Del Sur (LD 602) với trị giá hợp đồng 29 triệu USD.
Chính phủ Philippines muốn làm cho những tàu nói trên có khả năng tuần tra và tiến hành các hoạt động đa dạng trong các vùng lãnh hải của đất nước. Trong tương lai gần, các tàu dự kiến sẽ tiếp nhận các tổ hợp vũ khí mới, nặng hơn, phục vụ cho các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm.
Trong tương lai gần, khi Hải quân Philippin tìm kiếm được các khả năng mới trong tác chiến chống ngầm, tác chiến điện tử, tác chiến phòng không và tác chiến chống tàu mặt nước, nhờ 2 tàu khinh hạm tàng hình lớp Jose Rizal, dài 107,5m, một biến thể của thiết kế tàu khinh hạm HDF-3000 của Tập đoàn HHI.
Tàu khinh hạm lượng choán nước đủ tải 2.870 tấn được đặt hàng vào năm 2016 trị giá 355 triệu USD, bao gồm các tổ hợp vũ khí như tổ hợp tên lửa hải đối hải SSM-700K C-star LIGNex1 tầm 81 hải lý (150 km). Tàu khinh hạm thứ 2 BRP Antonio Luna (FF 151) được hạ thủy vào tháng 11/2019. Nguồn ảnh: Pinterest.
Philippines từng vất vả chiến đấu chống lại khủng bố IS ở Marawi. Nguồn: BI.