Operation Arc Light hay "Chiến dịch Ánh sáng Hồ quang" là một chiến dịch quân sự được Không quân Mỹ thực hiện trong thời gian từ năm 1965 tới năm 1973 - đúng bằng thời gian quân đội Mỹ có mặt tại chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Chiến dịch này có tầm bao phủ khắp miền Nam Việt Nam, một phần lãnh thổ Campuchia và Hạ Lào. Nhiệm vụ chính và quyết định nhất của chiến dịch Arc Light đó là sử dụng hỏa lực mang tính hủy diệt từ các pháo đài bay B-52 để yểm trợ cho lính Mỹ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Flickr.Chiến dịch bao gồm việc tham gia của các Pháo đài bay B-52F cất cánh từ đảo Guam và sân bay Utapao của Thái Lan, bay yểm trợ trên không phận Việt Nam gần như thường trực, sẵn sàng ném bom hủy diệt bất cứ tọa độ nào được yêu cầu. Nguồn ảnh: Flickr.Với khả năng mang theo được tới gần 30 tấn bom, những chiếc B-52 này có thể tạo ra một vết bom dài hàng cây số, hủy diệt toàn bộ mọi sự sống trong bán kính nổ của mình. Nguồn ảnh: Flickr.Trong chiến dịch quân sự này, Không quân Mỹ thường sử dụng loại bom 750 pound (340 kg) và bom 1000 pound (450 kg) để có thể mang được nhiều lượng bom nhất có thể. Nguồn ảnh: Flickr.Ngoài phiên bản B-52F ban đầu được sử dụng, về sau phía Không quân Mỹ còn tiếp tục sử dụng tiếp B-52D và phiên bản B-52G để thực hiện các phi vụ tấn công các vị trí nghi có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua hoặc nghi có quân giải phóng đóng quân quy mô lớn. Nguồn ảnh: Flickr.Trong thời gian từ năm 1965 tới năm 1973, tổng cộng quân đội Mỹ đã thực hiện 126.615 phi vụ bay, mất 31 máy bay ném bom B-52 trong đó có 18 chiếc được Mỹ xác nhận là do bị hỏa lực phòng không của Quân Giải phóng bắn hạ, số còn lại bị thiệt hại do tai nạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Flickr.Những chiếc B-52 đầu tiên của Mỹ bị thiệt hại trong chiến dịch này là vào ngày 18/7/1965 khi Không quân Mỹ thiệt hại cùng lúc hai chiếc B-52 do đâm nhau trên không. Một chiếc khác cũng bị mất vào cùng năm này do nó không thể thực hiện được tiếp liệu trên không vì sự cố kỹ thuật, khiến toàn đội bay phải nhảy dù xuống biển, bỏ máy bay rơi tự do. Nguồn ảnh: Flickr.Chiến dịch đắt đỏ này của Không quân Mỹ được đánh giá là không có hiệu quả, nhất là khi phía Mỹ không thể tìm hiểu được họ đã tấn công thiệt hại bao nhiêu tấn hàng hóa của ta. Việc không thể tính toán được lượng hàng hóa và nhân lực bị ảnh hưởng bởi những vụ không kích bằng B-52 khiến các sử gia nghi ngờ về việc ném bom rải thảm không tập trung này vì số lượng phi vụ thực hiện là rất nhiều những địa bàn hoạt động lại cực rộng. Nguồn ảnh: Flickr.Việc để lộ tin tình báo về những phi vụ ném bom cũng là điều khiến các phi vụ này không hiệu quả. Theo tính toán của CIA, Không quân Mỹ đã để lộ thông tin về kế hoạch ném bom cho Quân Giải phóng sớm tới... 8 tiếng đồng hồ cho những phi vụ tấn công quy mô lớn bằng B-52. Nguồn ảnh: Peteralan.8 tiếng đồng hồ là thời gian quá đủ để di dời cả một sư đoàn sang vị trí khác an toàn hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến việc lộ thông tin này là do trong các phi vụ ném bom quy mô lớn, quân đội Mỹ buộc phải thông báo cho quân đội Sài Gòn trước về tọa độ ném bom để tránh ném bom nhầm đồng minh của mình. Nguồn ảnh: Flickr.Tới tận ngày nay, vẫn không ai biết được thiệt hại mà Việt Nam phải gánh chịu sau những cuộc không kích kinh hoàng kéo dài hàng chục năm khi diễn ra chiến dịch Ánh sáng Hồ quang. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là chiến dịch này hoàn toàn không đủ "nặng đô" để có thể cản bước quân giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom Pháo đài bay B-52 của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn: Pathe.
Operation Arc Light hay "Chiến dịch Ánh sáng Hồ quang" là một chiến dịch quân sự được Không quân Mỹ thực hiện trong thời gian từ năm 1965 tới năm 1973 - đúng bằng thời gian quân đội Mỹ có mặt tại chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch này có tầm bao phủ khắp miền Nam Việt Nam, một phần lãnh thổ Campuchia và Hạ Lào. Nhiệm vụ chính và quyết định nhất của chiến dịch Arc Light đó là sử dụng hỏa lực mang tính hủy diệt từ các pháo đài bay B-52 để yểm trợ cho lính Mỹ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch bao gồm việc tham gia của các Pháo đài bay B-52F cất cánh từ đảo Guam và sân bay Utapao của Thái Lan, bay yểm trợ trên không phận Việt Nam gần như thường trực, sẵn sàng ném bom hủy diệt bất cứ tọa độ nào được yêu cầu. Nguồn ảnh: Flickr.
Với khả năng mang theo được tới gần 30 tấn bom, những chiếc B-52 này có thể tạo ra một vết bom dài hàng cây số, hủy diệt toàn bộ mọi sự sống trong bán kính nổ của mình. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong chiến dịch quân sự này, Không quân Mỹ thường sử dụng loại bom 750 pound (340 kg) và bom 1000 pound (450 kg) để có thể mang được nhiều lượng bom nhất có thể. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngoài phiên bản B-52F ban đầu được sử dụng, về sau phía Không quân Mỹ còn tiếp tục sử dụng tiếp B-52D và phiên bản B-52G để thực hiện các phi vụ tấn công các vị trí nghi có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua hoặc nghi có quân giải phóng đóng quân quy mô lớn. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong thời gian từ năm 1965 tới năm 1973, tổng cộng quân đội Mỹ đã thực hiện 126.615 phi vụ bay, mất 31 máy bay ném bom B-52 trong đó có 18 chiếc được Mỹ xác nhận là do bị hỏa lực phòng không của Quân Giải phóng bắn hạ, số còn lại bị thiệt hại do tai nạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Flickr.
Những chiếc B-52 đầu tiên của Mỹ bị thiệt hại trong chiến dịch này là vào ngày 18/7/1965 khi Không quân Mỹ thiệt hại cùng lúc hai chiếc B-52 do đâm nhau trên không. Một chiếc khác cũng bị mất vào cùng năm này do nó không thể thực hiện được tiếp liệu trên không vì sự cố kỹ thuật, khiến toàn đội bay phải nhảy dù xuống biển, bỏ máy bay rơi tự do. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch đắt đỏ này của Không quân Mỹ được đánh giá là không có hiệu quả, nhất là khi phía Mỹ không thể tìm hiểu được họ đã tấn công thiệt hại bao nhiêu tấn hàng hóa của ta. Việc không thể tính toán được lượng hàng hóa và nhân lực bị ảnh hưởng bởi những vụ không kích bằng B-52 khiến các sử gia nghi ngờ về việc ném bom rải thảm không tập trung này vì số lượng phi vụ thực hiện là rất nhiều những địa bàn hoạt động lại cực rộng. Nguồn ảnh: Flickr.
Việc để lộ tin tình báo về những phi vụ ném bom cũng là điều khiến các phi vụ này không hiệu quả. Theo tính toán của CIA, Không quân Mỹ đã để lộ thông tin về kế hoạch ném bom cho Quân Giải phóng sớm tới... 8 tiếng đồng hồ cho những phi vụ tấn công quy mô lớn bằng B-52. Nguồn ảnh: Peteralan.
8 tiếng đồng hồ là thời gian quá đủ để di dời cả một sư đoàn sang vị trí khác an toàn hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến việc lộ thông tin này là do trong các phi vụ ném bom quy mô lớn, quân đội Mỹ buộc phải thông báo cho quân đội Sài Gòn trước về tọa độ ném bom để tránh ném bom nhầm đồng minh của mình. Nguồn ảnh: Flickr.
Tới tận ngày nay, vẫn không ai biết được thiệt hại mà Việt Nam phải gánh chịu sau những cuộc không kích kinh hoàng kéo dài hàng chục năm khi diễn ra chiến dịch Ánh sáng Hồ quang. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là chiến dịch này hoàn toàn không đủ "nặng đô" để có thể cản bước quân giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom Pháo đài bay B-52 của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn: Pathe.